Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾM KINH THÀNH HUẾ - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 56 : Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾM KINH THÀNH HUẾ

  Mặc dù Lý Ngân tin tưởng rằng quân Pelew có thể đánh bại quân Pháp, nhưng chúng nghĩa sĩ lại không có được sự tự tin như thế.

Nguyễn Hữu Huân hỏi :

- Tướng quân tin rằng quân ta có thể thắng được quân Pháp ?

Lý Ngân tủm tỉm cười nói :

- Đương nhiên.

Ta hỏi các vị.

Quân Đại Nam đông đến mấy vạn mà tại sao vẫn không đánh lại mấy nghìn quân Pháp ?

Chúng nghĩa sĩ nói ngay :

- Bọn chúng có thuyền to pháo lớn, vũ khí lợi hại.

- Pháo hỏa của bọn chúng rất lợi hại.

Quân ta tổn thất rất nhiều nhưng chẳng giết được bao nhiêu tên giặc.

- Đúng thế.

Chỉ cần bọn chúng tiến được đến chân thành thì thành phá, không giữ được.

Trương Định cũng nói :

- Không phải quân dân không dũng cảm, nhưng thật sự là vũ khí của giặc quá lợi hại.

Lý Ngân mỉm cười :

- Quân ta so với quân Pháp cũng tương tự như thế, nhưng vị trí đảo ngược lại.

Súng của quân ta có tầm bắn tối đa 1.

800 mét, mỗi phút bắn được 3

- 4 phát đạn, trong khi súng của quân Pháp có tầm bắn tối đa 918 mét, mỗi phút bắn được 2 – 3 phát đạn.

Pháo đạn của quân ta cũng lợi hại hơn.

Hạm pháo của quân ta chỉ cần bắn trúng 2 – 3 phát đạn là có thể phá hủy chiến hạm của Pháp, trong khi hạm pháo của quân Pháp cần phải bắn trúng đến 10 phát đạn.

Tóm lại, với ưu thế vũ khí, cùng với chiến thuật hợp lý, quân ta có thể thắng được quân Pháp.

Đương nhiên chiến sự sẽ không dễ dàng.

Để đảm bảo, chúng ta định sẽ chiêu mộ thêm khoảng 3

- 5 vạn dân binh.

Trương Định nói :

- Đúng đó.

Phải tuyển mộ thêm quân cho đảm bảo.

Chúng nghĩa sĩ đều nói :

- Phải đó.

Chúng ta sẽ giúp tướng quân mộ quân.

Dân chúng nghe nói mộ quân đánh Pháp, chắc chắn sẽ rất ủng hộ.

Lý Ngân cười nói :

- Ta biết các vị đều muốn tham gia đánh Pháp.

Ta cũng rất ủng hộ.

Nhưng việc đầu tiên là các vị phải đến Học viện Lục quân học tập một thời gian.

Cách chiến đấu, chiến thuật chỉ huy đội quân sử dụng cung kiếm không thích hợp với quân ta.

Các vị cần phải biết hỏa lực pháo đạn thế nào, bố trí quân đội sao cho phù hợp, đan binh hỏa lực, liên binh hỏa lực, hải lục liên hợp, .

Tóm lại là có rất nhiều thứ phải học tập thì mới trở thành tướng tài được.

Bọn Trương Định thấy cũng đúng, nên đồng ý để Lý Ngân thu xếp cho cả bọn đến kinh đô An Phú, vừa để học tập, vừa mở mang kiến thức.

Ở Đại Nam không có trường vũ bị đúng nghĩa, mọi người chỉ huy chiến đấu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

Nhưng hiện tại bọn họ không có thời gian tích lũy kinh nghiệm.

Chiến tranh với Pháp đã và đang diễn ra.

Sau khi tiễn bọn Trương Định đi rồi, Lý Ngân lại lo bố trí việc đánh Huế.

Chỉ cần kinh thành Huế thất thủ, thì triều đình của họ Nguyễn cũng chính thức mất địa vị chính thống, mất thiên mệnh.

Tham mưu bộ đã lên kế hoạch đánh Huế rất chi tiết, nhìn chung thì đơn giản nhưng hiệu quả.

Ngày 29 tháng 8 năm Nhâm Tuất (tức ngày 22/9/1862 dương lịch), một Hạm đội với bảy chiếc khu trục hạm cỡ lớn và nhiều chiến hạm, chiến thuyền nhỏ hơn, hộ vệ các vận binh thuyền tiến đến cửa biển Thuận An.

Đó là lực lượng viễn chinh quân của Vương quốc Pelew.

Để chiếm lĩnh thành Huế, Lý Ngân đã huy động bốn sư đoàn Lục quân, một trung đoàn pháo binh, 10 đại đội Vệ binh, cùng phần lớn chiến hạm, chiến thuyền của Hải quân.

Sông Hương nhỏ, chiến hạm cỡ lớn không vào được, nên phải sử dụng cả chiến thuyền.

Chiến hạm và chiến thuyền dùng để phá hủy các đồn trại dọc bờ biển, bờ sông và pháo kích thành Huế.

Pháo binh dùng để phá hủy các pháo đài, các ụ chiến đấu ở sâu hơn bên trong.

Viễn chinh quân dùng để công chiếm các mục tiêu, còn Vệ binh dùng để phòng thủ các vị trí chiếm được.

Sau khi đến cửa Thuận An, hạm pháo trên các chiến hạm lập tức dội pháo hỏa vào đồn Trấn Hải phòng thủ cửa biển.

Đồn này tuy được triều đình Huế tu sửa thường xuyên, nhưng khả năng phòng vệ rất kém, chống hải tặc trong nước còn chưa xong, nói gì đến đại hạm đại pháo của quân Pelew.

Có lần, vua Tự Đức ngự giá ra đây xem tập trận.

Giữa lúc việc tập trận đang tiến hành thì có mấy chiếc thuyền hải tặc xuất hiện ngoài biển.

Tự Đức ra lệnh cho pháo binh bắn vào các thuyền hải tặc.

Quan quân ra sức bắn, nhưng không trúng được phát nào.

Sau đó Tự Đức đã làm thơ trách quan quân.

Có mặt vua mà còn như thế, nói gì lúc bình thường.

Tự Đức là một ông vua giỏi thơ văn, thường họp quần thần làm thơ luận sự, nên quần thần đa số đều giỏi thơ văn, triều đình trọng văn khinh võ.

Kết quả là “việc võ bị lắm lúc trễ tràng, đường cung kiếm lâu không rèn sửa”.

Trong triều Tự Đức, chỉ riêng các xứ Bắc Kỳ đã có đến hơn 50 cuộc nổi dậy, đa số với danh nghĩa “phù Lê”.

Nhiều đạo quân lớn còn chiếm giữ nhiều tỉnh thành, quan quân đánh mãi không được.

Sau hơn nửa giờ pháo kích, đồn Trấn Hải tan vỡ, quân Pelew đổ bộ lên bờ.

Cả bốn sư đoàn viễn chinh quân đồng loạt tiến về thành Huế ở phía tây, chỉ cách đó hơn mười kilômét.

Triều đình Huế dù đã tập họp những đạo quân có thể tập họp được, nhưng cũng chỉ được chưa đến hai vạn (lúc Pháp đánh Đà Nẵng, tình thế nguy cấp, triều đình Huế chỉ phái được có 2.

000 viện quân, đủ thấy quân triều đình “đông” đến mức nào).

Giữa Thuận An và thành Huế lại chẳng có mấy nơi hiểm yếu, nên triều đình Huế không dám phái binh ra khỏi thành chặn đánh, mà chỉ tập trung lo việc thủ thành.

Đến chiều, quân Pelew kéo đến bên ngoài thành Huế.

Tổng chỉ huy mặt trận Huế là Nguyễn Vân Phong tạm cho dừng quân, bao vây thành Huế, rồi phái nhân viên của Tuyên truyền bộ lo việc an dân, tuyên bố sự chính nghĩa của quân ta và sự bất nghĩa của triều đình Huế, mục đích là để triều đình Huế không thể cổ động dân chúng phản kháng.

Đương nhiên cũng phải ân uy gồm đủ, để dân chúng cảm thấy triều đình Huế không còn hy vọng gì nữa.

Vô số văn thư cũng được bắn vào thành, chiêu an quân dân trong thành.

Các đội tuyên truyền cũng liên tục bắc loa vào thành gọi hàng.

Bọn họ không hy vọng quân dân trong thành mở cửa thành đầu hàng, chỉ cần quân dân không tận lực vì triều đình Huế là đủ.

Sau khi “mãi quốc”, triều đình Huế đã mất lòng dân, hoặc ít ra không thể khiến quân dân tử trung nữa.

Ngay tối hôm ấy, triều đình Huế sai sứ sang xin cầu hòa, nhưng đã bị từ chối.

Nguyễn Vân Phong chỉ nhắc đến câu :

“Thập nhật hậu bất tuân, tử lộ nhất điều”.

Thời hạn mười ngày qua đã lâu.

Cũng đến lúc này, triều đình Huế mới hay tin liên quân Pháp – Tây Ban Nha ở Nam Kỳ đã đầu hàng quân Pelew, nên càng thêm tuyệt vọng.

Quân Pelew còn hùng mạnh hơn liên quân Pháp – Tây Ban Nha, và quan trọng hơn, họ là người Việt.

Quân Pháp và Tây Ban Nha dù có chiếm cả Đại Nam cũng không ảnh hưởng đến ngôi báu của dòng họ Nguyễn, nhưng quân Pelew thì khác.

Đó cũng là lý do Tự Đức sợ nghĩa quân hơn sợ giặc.

Các vị Hoàng đế Đại Thanh bên Tàu cũng vậy.

Sáng hôm sau, quân Pelew tổ chức công thành.

Đến thời đại của pháo hạm thì thành trì chẳng còn bao nhiêu tác dụng, cho dù thành Huế kiên cố hơn thành Gia Định nhiều.

Nguyễn Vân Phong chỉ cho pháo binh kéo ra mấy khẩu pháo loại 120,7mm, sử dụng loại đạn có nhồi thuốc nổ Dynamite, rồi cho nã pháo vào cổng thành.

Thuốc nổ Dynamite quả là công thành lợi khí.

Cổng thành không chịu nổi sức công phá của nó, nhanh chóng bị vỡ tan thành nhiều mảnh.

Cho dù gặp phải loại đá cứng rắn không phá vỡ được, thì chất kết dính những tảng đá cũng không chịu được chấn động, kết cấu bị hủy, và cổng thành đổ sụp xuống.

Tiếp đó, pháo hỏa chuyển dần vào phía trong, và quân Pelew bắt đầu tiến vào thành.

Vệ binh nhanh chóng chiếm lĩnh các cổng thành, phong tỏa toàn thành.

Các nơi kháng cự của quân trong thành nhanh chóng bị pháo hỏa đè bẹp.

Hàng loạt thủ quân hạ khí giới đầu hàng.

Tự Đức cố gắng tử thủ Hoàng cung, nhưng cũng chẳng cầm cự được bao lâu.

Trong Hoàng cung không có dân thường, Nguyễn Vân Phong tâm an lý đắc cho pháo hỏa tự do pháo kích.

Cấm quân và Hoàng tộc trong Hoàng cung tử thương thảm trọng.

Cuối cùng, để bảo vệ tính mạng các thành viên Hoàng tộc, Tự Đức đã chấp nhận đầu hàng.

Nhà Nguyễn có chính sách không phân phong, toàn bộ các thành viên Hoàng tộc đều tập trung ở Huế, nên tạo thuận lợi cho quân Pelew bắt giữ tất cả thành viên Hoàng tộc.

Chỉ có một số ít ở ngoài thành, kịp trốn đi trước khi quân Pelew đến, nhưng đó chỉ là những kẻ không quan trọng, không đáng lo ngại.

Tự Đức lại không có con, nên mọi sự càng đơn giản.

Chiếm xong thành Huế, một sư đoàn được lệnh ở lại bình định Trung Kỳ, số quân còn lại tiến ra Bắc Kỳ dẹp loạn.

Lúc này, ở Bắc Kỳ có đến hơn chục toán quân nổi dậy, nhưng đều là những đám ô hợp, sử dụng chiến thuật của cả nghìn năm trước, đối với quân đội Pelew thì chẳng đáng kể gì.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-chiem-kinh-thanh-hue-96279.html