Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾM LẠI GIA ĐỊNH THÀNH - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 20 : Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾM LẠI GIA ĐỊNH THÀNH

  Lại nói, Phó Đô đốc Charles Rigault de Genouilly, Tổng chỉ huy liên quân Pháp – Tây Ban Nha, cảm thấy tình hình không hay, liền dẫn quân rời Đồn Lão Sầm, rút về Gia Định Thành ngay trong đêm.

Quanh Charles Rigault de Genouilly giờ đây chỉ còn lại 50 người.

Cả bọn lần mò trong đêm tối, nhắm hướng Gia Định Thành mà đi.

Đi được một lúc, đột nhiên phía trước có tiếng súng nổ dồn dập.

Quân Pháp liên tiếp trúng đạn ngã xuống.

Trong đêm tối im lìm, tiếng bước chân của quân Pháp nghe rất rõ, trở thành mục tiêu cho đối phương nhắm bắn.

Mặc dù quân Pháp cũng có bắn trả, nhưng trong đêm tối, chẳng thấy đối phương đâu, nên phản kích không hề hiệu quả.

Charles Rigault de Genouilly bị trúng đạn ngay từ những loạt đạn đầu tiên, nên quân Pháp không ai chỉ huy, hỗn loạn phản kích và lần lượt bị tiêu diệt.

Cuộc đọ súng diễn ra rất nhanh.

Chưa đầy 10 phút là đã kết thúc.

Quân Pháp hoàn toàn bị tiêu diệt.

Sau khi kiểm tra thấy đối phương không ai còn khả năng chiến đấu, tiểu tướng Nguyễn Văn Tí mới dẫn một tiểu đội hộ vệ 20 người rời chỗ nấp tiến ra xử lý chiến quả.

Bọn họ sử dụng súng Pattern 1853 Enfield có tốc độ bắn gấp rưỡi và tầm bắn gấp đôi so với súng Pattern 1851 Minié của quân Pháp, nên có ưu thế hơn nhiều.

Không phải cứ vũ khí tiên tiến hơn là sẽ giành được thắng lợi (ví dụ giữa quân Việt và quân Mỹ), nhưng ở đây bọn họ phục kích trong lúc quân Pháp không ngờ, nên đã giành được chiến thắng.

Sau khi xử lý xong chiến quả, cả bọn quay về chỗ của Tuấn Văn, rồi hội họp với toán của Lê Đức An và Võ Đình Hiếu, cùng tiến về phía sông Gia Định.

Toán người của tiểu tướng Nguyễn Văn Chơn đang chờ sẵn ở đó.

Ca dao xưa có câu :

“Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

” Thời bấy giờ chưa có tên Sài Gòn.

Con sông Sài Gòn ngày nay lúc đó có tên là sông Gia Định.

Sông Đồng Nai và sông Gia Định hợp lưu tạo thành sông Nhà Bè, rồi đổ ra biển.

Khi mọi người ra đến bờ sông thì toán người của tiểu tướng Nguyễn Văn Chơn đã chuẩn bị sẵn sàng.

Tiểu tướng Nguyễn Văn Tí cho mang ra tám thi thể quân Pháp đã được lau rửa sạch sẽ, trao cho Nguyễn Văn Chơn.

Tám thi thể đó được đặt trên tám chiếc ghe nhỏ, rồi được tưới rượu lên người để mùi rượu bốc lên nồng nặc.

Trên mỗi ghe còn chở theo mấy chiếc giỏ chứa đầy rắn rết và mấy tổ ong.

Sau đó, 16 gã hộ vệ lên các ghe chèo về phía bến cảng, nơi những chiến hạm của quân Pháp neo đậu.

Còn những hộ vệ khác lặng lẽ tiến vào bên trong bến cảng, áp sát các chiến hạm, mai phục sẵn, chờ lệnh tấn công.

Do lực lượng quân Pháp canh giữ chiến hạm chỉ có 50 người, nên việc phòng vệ rất là lơi lỏng.

Quân Pháp chia làm ba ca thay nhau phòng vệ.

Ca lúc gần sáng này có 16 người, đúng ra phân chia cho mỗi chiến hạm hai người.

Nhưng lúc này vừa vắng vừa lạnh, nên bọn họ tập trung trên một chiến hạm, cùng đánh bài cho đỡ buồn ngủ và giết thời gian.

Do vậy, khi tám chiếc ghe nhỏ cặp sát vào các chiến hạm thì chỉ có một chiếc ghe bị phát hiện.

Một gã lính Pháp trên chiến hạm bước ra, ló đầu nhìn xuống xì xồ một trận.

Hai gã hộ vệ trên ghe cũng quát tháo đáp trả, rồi chỉ về phía “gã lính Pháp say rượu” trước mũi ghe, ra hiệu cho gã ta nhìn thấy.

Gã kia xác nhận đó là đồng bọn, lại ngửi thấy mùi rượu nồng nặc, liền vẫy tay ra hiệu cho ghe đến gần.

Khi ghe đến sát chiến hạm, hai gã hộ vệ nhân lúc gã lính Pháp mải chú ý phía trước mũi ghe, liền dùng sức ném mạnh mấy chiếc giỏ chứa đầy rắn rết và mấy tổ ong lên boong tàu, sau đó nhảy xuống nước lặn nhanh đi chỗ khác.

Trên boong tàu lập tức rơi vào hỗn loạn.

Bọn lính Pháp bị ong chích, bị rắn rết cắn, kêu gào thảm thiết.

Những gã đang ngủ trong khoang nghe động, chạy vội ra ngoài, và cũng chịu chung số phận.

Chúng hộ vệ của Tuấn Văn nhân lúc đó xông lên chiến hạm, chiếm giữ các vị trí hiểm yếu, và dùng súng bắn gục những gã lính Pháp đang ôm đầu chạy nháo nhào vì bị ong chích.

Trên các chiến hạm khác, tình hình cũng diễn ra tương tự.

Chúng hộ vệ đã kiểm soát được boong tàu.

Những gã lính Pháp trên boong đều đã bị bắn gục, chỉ còn sót lại những gã đang ẩn nấp trong khoang tàu, trong hầm tàu.

Chúng hộ vệ tạm thời chỉ khống chế boong tàu, chờ trời sáng sẽ giải quyết bọn còn lại.

Khi trời sáng, Tuấn Văn cho mang bộ quân phục của Charles Rigault de Genouilly treo lên cao, rồi lệnh cho chúng hộ vệ cùng hô lớn :

- Surrender or die ! (Đầu hàng hoặc chết !) Tuấn Văn không biết tiếng Pháp, nên chỉ đành dạy chúng hộ vệ hô bằng tiếng Anh.

Cũng may mấy gã lính Pháp ẩn nấp trong các khoang tàu cũng biết tiếng Anh.

Bọn họ nghe thấy tiếng hàng trăm người hô hào, kinh sợ hô theo :

- Stop shooting ! I surrender ! (Đừng bắn ! Tôi đầu hàng !) Rồi sau đó bọn họ giơ hai tay lên cao, lần lượt bước ra.

Bọn họ không đầu hàng cũng không được, vì giờ đây cả bọn chỉ còn lại 14 người.

Những kẻ khác trong lúc hỗn loạn đã bị bắn gục rồi.

Và đến khi nhìn thấy bộ quân phục của Charles Rigault de Genouilly, cả bọn càng thêm hoảng hốt.

Sau khi tiếp thu hàng binh, bọn Tuấn Văn chính thức chiếm giữ các chiến hạm.

Chúng hộ vệ kiểm tra toàn bộ chiến hạm, thấy không còn ai ẩn nấp trong đó nữa, mới đón Tuấn Văn lên chiến hạm lớn nhất, Soái hạm Némésis.

Đó là một khu trục hạm có ba cột buồm, tải trọng 2.

344 tấn, trang bị 50 khẩu pháo.

Khu trục hạm Némésis được đóng năm 1847, tham gia nhiều chiến dịch ở Á Đông, kể cả cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai ở Trung Hoa, từng lập nên nhiều công trạng hiển hách.

Lúc này chưa có tuần dương hạm và chiến liệt hạm (chiến liệt là xếp hàng khi chiến đấu), nên khu trục hạm là loại lớn nhất.

Đến năm 1865, người Pháp mới đóng chiếc tuần dương hạm đầu tiên :

chiến hạm Belliqse, và đến những năm 1890, tuần dương hạm vẫn còn sử dụng buồm.

Một số tài liệu tiếng Việt gọi loại chiến hạm lớn nhất thời hiện đại, Battleship, là thiết giáp hạm là không hợp lý, bởi “thiết giáp” là “bọc thép” (xe thiết giáp, xe bọc thép); mà khu trục hạm cũng đã được bọc một lớp giáp bằng sắt thép rồi.

Thứ tự đẳng cấp các loại chiến hạm (thế kỷ 20) :

tuần duyên hạm (tàu xà lúp, sloops), hộ vệ hạm (tàu hộ tống, corvette), khu trục hạm (destroyer), tuần dương hạm (cruiser), chiến liệt hạm (battleship).

Khi Tuấn Văn đang đi tham quan Soái hạm Némésis thì chợt nghe trên bến cảng có tiếng súng nổ.

Nhưng tiếng súng chỉ vang lên trong vòng vài phút thì dừng, sau đó tiểu tướng Nguyễn Văn Tí đến báo :

- Đại nhân.

Một toán quân Pháp đến bến cảng tìm hiểu tình hình, đều đã bị tiêu diệt.

Bến cảng cách thành không xa lắm.

Có lẽ tiếng súng nổ ở bến cảng hồi đêm đã đánh động quân Pháp trong thành chăng.

Tuấn Văn liền gọi hai tiểu tướng Lê Đức An và Võ Đình Hiếu đến bảo :

- Hai ngươi suất lĩnh 200 hộ vệ vào thành, tiêu diệt quân Pháp trong đó.

Nhớ treo quân phục của Charles Rigault de Genouilly lên cao để quân Pháp nhìn thấy.

Cả hai tuân lệnh, lập tức dẫn quân đi.

Tuấn Văn lại bảo hai tiểu tướng Nguyễn Văn Tí và Nguyễn Văn Chơn :

- Hai ngươi chỉ huy hộ vệ luyện tập điều khiển các chiến hạm.

Bọn họ đã từng điều khiển thuyền kiểu tây phương đi Singapore, Pelew, Quỳnh Châu và Hương Cảng, nên cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm, chỉ cần luyện tập ít lâu là có thể tạm thời điều khiển được những chiến hạm cỡ lớn này.

Trong thời đại thuyền buồm này, nguyên lý cũng tương tự nhau.

Hơn nữa, hai chiếc thuyền của Tuấn Văn trước đây cũng có máy hơi nước, nên bọn họ cũng có kinh nghiệm sử dụng.

Tiểu hạm đội của Pháp này có tám chiến hạm.

Ngoài Soái hạm Némésis tải trọng 2.

344 tấn, còn có hai khu trục hạm nhỏ hơn, tải trọng 1.

800 tấn, có 40 khẩu pháo, và năm hộ vệ hạm tải trọng 1.

000 tấn, có 26 khẩu pháo.

Hai chiếc thuyền của Tuấn Văn trước đây chỉ có một khẩu pháo trên thuyền, nên chỉ có thể gọi là thương thuyền.

Đến trưa, tiểu tướng Lê Đức An về báo đã kiểm soát được Gia Định Thành.

Chỉ huy quân Pháp trong thành là Đại tá Jauré Guibery tử trận, 26 quân Pháp đầu hàng.

Do nhìn thấy bộ quân phục của Charles Rigault de Genouilly, ý chí chiến đấu của quân Pháp không cao, đầu hàng quá nửa.

Quân ta bị thương 34 người, không ai tử trận.

Ngoài ra, chúng hộ vệ còn bắt được giáo sĩ Pellerin và giáo sĩ Lefèbvre, là cố vấn và hướng đạo của quân Pháp.

Lê Đức An hỏi Tuấn Văn nên xử lý bọn họ thế nào.

Bọn họ là giáo sĩ của dòng Thừa sai Paris, Tuấn Văn không muốn giữ lại, nhưng cũng không muốn giết hại giáo sĩ, liền sai hai hộ vệ áp giải bọn họ về Biên Hòa giao cho quan quân triều đình.

Sau đó, tiểu tướng Võ Đình Hiếu giữ thành, tiểu tướng Lê Đức An được lệnh suất lĩnh 100 hộ vệ đi xử lý quân Pháp đóng rải rác trong các đồn nhỏ quanh thành.

Mỗi đồn nhỏ này chỉ có khoảng chục quân Pháp trú đóng, và tổng nhân số chỉ có 50 người, nên việc phá đồn cũng tương đối dễ dàng.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-chiem-lai-gia-dinh-thanh-96207.html