Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾN HẬU XỬ LÝ - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 7 : Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾN HẬU XỬ LÝ

  Thu thập chiến lợi phẩm xong, Tuấn Văn cho mọi người tạm nghỉ ngơi, rồi suy nghĩ cách xử lý chiến lợi phẩm.

Chiếc thuyền chiến lợi phẩm kia cần phải sửa chữa mới sử dụng được, mà sửa chữa phải cần tiền.

Ván đóng thuyền thì chẳng tốn kém bao nhiêu, nhưng vải buồm phải tốn không ít.

Chiếu lý, Tuấn Văn có thu lấy hết chiến lợi phẩm cũng chẳng ai nói gì được, bởi bọn Lý Ngân là hộ vệ của Tuấn Văn, nhận lương và làm việc cho cậu.

Còn những thanh niên khác chỉ đi theo để hỗ trợ.

Trận này hoàn toàn do Tuấn Văn chủ trương và chỉ huy.

Ngay cả ông Hương Cả ban đầu cũng phản đối bọn họ đến đây kia mà.

Theo thông lệ thời bấy giờ, chiến lợi phẩm thuộc về chủ tướng, binh lính được thưởng hay không là tùy ý chủ tướng.

Nhưng dù sao thì bọn họ cũng có công, cũng nên được chia phần.

Cuối cùng, Tuấn Văn quyết định để lại 100 lượng bạc cho người dân ấp Phú Lạc, còn lại 200 lượng bạc chia cho bọn Lý Ngân.

Các loại tiền của tây phương như bảng Anh, franc Pháp ở Đại Nam không sử dụng được, nên Tuấn Văn thu lấy hết.

Mọi người đều rất hoan hỷ, bởi mấy trăm lượng bạc là một khoản tiền rất lớn, chia ra mỗi người cũng được 6,66 lượng bạc, tương đương 14,66 quan, gần bằng nửa năm tiền lương của Tri huyện rồi.

Thật tế, dân làng Phú Thạnh trước nay chỉ sử dụng tiền đồng, đơn vị tính tối đa là quan (1 quan = 600 đồng), chưa khi nào sử dụng đến bạc, đừng nói đến việc nhìn thấy một khoản lớn đến vài trăm lượng.

Những nén bạc trắng ngần gây hấp dẫn hơn mấy đồng tiền của tây phương nhiều.

Sau đó, Tuấn Văn cho người dùng thuyền kéo chiếc thuyền của bọn hải tặc về bến thuyền của làng Phú Thạnh.

Ở đó có xưởng đóng thuyền của Tuấn Văn, thuận lợi cho việc sửa chữa hơn.

Xong đâu đấy, Lý Ngân mới hỏi :

- Đại nhân.

Xác bọn hải tặc xử lý thế nào ạ ?

Tuấn Văn ngẫm nghĩ giây lát, rồi bảo :

- Giữ lại, giải lên quan lĩnh thưởng.

Thỏa thuận với quan huyện, công lao ông ta hưởng, tiền thưởng chúng ta nhận.

Bọn chúng đều là tín đồ Thiên Chúa giáo, công lao không nhỏ đâu.

Nếu như ông ta đồng ý, sau này mà bắt được những bọn tương tự, chúng ta sẽ lại giải lên huyện.

Thiên Chúa giáo là một cách gọi sai của người Việt về Cơ Đốc giáo (hay Kitô giáo).

Ở Việt Nam, thuật ngữ 'Kitô giáo' thường được người Công giáo Roma sử dụng, còn 'Cơ Đốc giáo' thường được người Tin Lành sử dụng.

Nhưng theo ngữ nghĩa, Cơ Đốc giáo hoặc Kitô giáo (Christianity) bao hàm các tôn giáo khởi nguồn từ Chúa Cơ Đốc hoặc Chúa Kitô (Christ), gồm các giáo phái :

Công Giáo La Mã (Roma), các giáo phái Kháng Cách (Tin Lành), Mormon, Anh giáo và Chính Thống giáo.

Tương tự, Thiên Chúa giáo nên được hiểu là các tôn giáo thờ phụng Thiên Chúa Jehova.

Vì vậy, thuật ngữ Thiên Chúa giáo nên dùng để chỉ “Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham” (tiếng Arab là Ibrahim), bao gồm các nhánh Kitô giáo (Công giáo và các nhánh khác ở trên), Do Thái giáo và Hồi giáo (đôi khi còn kể thêm các tôn giáo nhỏ như :

Baha'i, Druze, Mandae, phong trào Rastafari, .

), vì các tôn giáo này có một điểm chung là xác quyết niềm tin của mình vào Thiên Chúa.

Abraham trong tiếng Tiber nghĩa là “cha của nhiều dân tộc”, thực tế được xem là tổ phụ của người Do Thái và người Arab, là người đã nhận Thập ước từ Thiên Chúa.

Trong các kinh Cựu Ước (của Cơ Đốc giáo), Torah (của Do Thái giáo) và Qur’an (thường gọi là kinh Koran, của Hồi giáo), Abraham được miêu tả là vị tổ phụ được Thiên Chúa chúc phúc.

Do vị trí đặc biệt của Abraham trong lịch sử, niềm tin và kinh thánh của Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo mà ba tôn giáo này thường được gọi chung là “các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham”.

Chúa Jesus được xem là hậu duệ của Abraham, qua một người con trai của Ngài là Issac.

Đại Tiên tri Muhammad cũng được xem là hậu duệ của Abraham, qua một người con trai khác của Ngài là Ishmael.

Các vua triều Nguyễn rất căm ghét Cơ Đốc giáo, đã cấm đạo rất triệt để và tàn khốc.

Nguyên nhân chủ yếu là Cơ Đốc giáo không cho tín đồ thờ phụng ông bà tổ tiên, trong khi chữ hiếu rất được người Việt (và hầu hết các dân tộc Á đông) xem trọng.

Sau khi lên ngôi (năm 1847), một trong những tuyên cáo của Tự Đức có ghi :

“Đạo Chúa hiển nhiên là trái với tự nhiên, bởi nó không tôn trọng các tổ tiên đã khuất.

Các thầy giảng đạo gốc Âu Châu, là các kẻ đáng tội nhất, sẽ bị ném ra biển, với đá cột quanh cổ, và một phần thưởng ba mươi nén bạc sẽ được trao cho bất cứ ai bắt được một người trong họ.

Các thầy giảng gốc Việt Nam ít tội hơn, và trước tiên sẽ bị tra tấn để xem họ có từ bỏ những sai lầm của mình hay không.

Nếu từ chối, họ sẽ bị in dấu trên mặt và đày đi đến những vùng rừng thiêng nước độc nhất trong nước.

” Đến năm 1851, sự khoan dung dành cho các linh mục bản xứ đột nhiên bị bãi bỏ.

Từ đó về sau :

“hoặc là họ phải chà đạp lên thánh giá, nếu không sẽ chém làm hai ở ngang lưng”.

Trong năm đó và năm kế tiếp, bốn vị giáo sĩ truyền đạo người Pháp đã bị chém đầu và thi thể bị ném trôi sông hay ra biển.

Báo chí Công Giáo tại Pháp đã kêu la trong sự kinh hoàng, và sự khích động đó đã nhận được cảm tình nơi Hoàng Hậu Phápgénie, nhất là khi trong số các nạn nhân sau này có một vị nữ tu sĩ Tây Ban Nha mà khi còn là một thiếu nữ, có quen biết Hoàng Hậu tại Andalusia.

Về việc đó, Sử gia Trần Trọng Kim có lời bình :

“Sức đã không đủ giữ nước mà cứ làm điều tàn ác.

Đã không cho người ngoại quốc vào buôn bán, lại đem làm tội những người đi giảng đạo.

Bởi thế nước Pháp và nước I Pha Nho mới nhân cớ ấy mà đánh nước ta vậy”.

Năm 1856, chiến hạm Catinat ghé vào cửa Đà Nẵng rồi cho người mang thư lên trách triều đình Đại Nam về việc giết giáo sĩ.

Không được trả lời, quân Pháp bắn phá các đồn lũy gần bờ biển rồi bỏ đi.

Nhân dịp đó, giám mục Pellerin đã trốn được lên thuyền, về Pháp thuật lại cho triều đình Pháp việc các giáo sĩ bị đàn áp ở Đại Nam.

Pellerin nói rằng chỉ cần có loạn là các tín đồ Cơ Đốc giáo sẽ nổi lên đánh giúp.

Cùng với sự tác động của Hoàng hậu Phápgénie, một người rất sùng đạo, Hoàng đế Pháp Napoléon III đã quyết ý đánh Đại Nam.

Không chỉ cấm đạo, triều Nguyễn còn khước từ mọi sự giao thiệp với người phương tây, dù chỉ là việc thương mại.

Năm 1850, có thuyền của nước Mỹ vào cửa Đà Nẵng gửi quốc thư xin thông thương nhưng vua Tự Đức không tiếp nhận.

Từ năm 1855, các nước Anh, Pháp và Tây Ban Nha nhiều lần có thuyền vào cửa Đà Nẵng, cửa Thị Nại (Bình Định) và Quảng Yên (Quảng Ninh ngày nay) xin thông thương nhưng cũng không được.

Như vậy, triều đình nhà Nguyễn đã đắc tội hầu hết các nước lớn của phương tây, tạo cớ cho họ xâm lược Đại Nam.

Lúc này đã sang tháng 5, chỉ còn 3 tháng nữa là chiến tranh sẽ nổ ra.

Vì vậy, Tuấn Văn phải tranh thủ kiếm kinh phí để gây dựng lực lượng, mà việc nhận tiền thưởng từ triều đình cũng là một cách kiếm kinh phí.

Quả nhiên, đúng như ý nghĩ của Tuấn Văn, quan Tri huyện Kiến Hòa đã chấp nhận thỏa thuận :

công lao ông ta hưởng, tiền thưởng bọn Tuấn Văn nhận.

Thậm chí, quan Tri huyện còn bàn bạc với ông Hương Chánh, gán cho ba tên trong bọn là giáo sĩ, để công lao lớn hơn, tiền thưởng cũng lớn hơn.

Cuối cùng, theo đúng quy định của triều đình, bọn họ được thưởng 90 nén bạc.

Ông Hương Chánh còn cho biết, quan Tri huyện báo cáo lên trên rằng :

“Số giáo sĩ kia bí mật đổ bộ lên bờ biển, mưu đồ lén lút vào vùng này truyền đạo, nhưng đã bị phát hiện.

Quan Tri huyện khi hay tin đã thống lĩnh quân dân trong huyện chặn đánh.

Bọn chúng dù chống trả kịch liệt, nhưng với sự chỉ huy chính xác của Tri huyện, với sự chiến đấu dũng cảm của quân dân, bọn chúng đã bị tiêu diệt hết.

” Đồng thời, quan Tri huyện nhân có công lao này, đang tìm cách lo lót để được thăng quan.

Ông ta còn dặn ông Hương Chánh, sau này nếu bắt được bọn tương tự, phải sớm giải lên huyện.

Đương nhiên, đó là những chuyện sau này.

Tốc độ làm việc của triều đình lúc bấy giờ tuy không đến nỗi chậm như rùa, nhưng cũng chỉ nhanh hơn một chút.

Về đến làng Phú Thạnh, toàn thể dân làng kéo nhau ra nghênh đón những người anh hùng chiến thắng trở về.

Những nhà có con tham gia chiến đấu lại càng hoan hỷ, bởi có được một khoản tiền lớn, có thể sắm sửa thêm đồ đạc trong nhà, hoặc mua vải may áo mới.

Trong lúc ông Hương Chánh chuẩn bị đưa thi thể bọn hải tặc lên huyện, Tuấn Văn giao cho ông ta một ít hàng hóa vừa thu được, để đem lên huyện bán, lấy tiền mua vải về may buồm.

Có tiền, có vũ khí, trước sự hăng hái tham gia đội hộ vệ của thanh niên trong làng, Tuấn Văn đã mở rộng đội hộ vệ lên 50 người.

Hiện tại chỉ có 25 khẩu súng trường, cứ 2 người 1 khẩu, luân phiên tập bắn.

Cũng may bọn kia là hải tặc nên đạn dược không thiếu.

Hai khẩu súng ngắn chỉ là loại thường (không phải kiểu quý tộc như của Tuấn Văn), được giao cho ông Hương Chánh Phạm Hưng Hào và Lý Ngân.

Ông Hương Chánh phải thường xuyên đi đây đó, nên giữ một khẩu súng ngắn phòng thân.

Còn Lý Ngân là đội trưởng đội hộ vệ, nên cũng được giữ một khẩu.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-chien-hau-xu-ly-96181.html