Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾN HỎA LAN TRÀN - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 74 : Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾN HỎA LAN TRÀN

  Trước đây, Tuấn Văn đã có ý định chiêu mộ lính đánh thuê người Đức để uy hiếp Đế quốc Pháp.

Để duy trì sự uy hiếp đối với người Pháp, Otto von Bismarck đã ủng hộ việc này.

Ông ta còn trực tiếp lấy 30.

000 quân Phổ giao cho bọn Nguyễn Vân Phong với danh nghĩa “lính đánh thuê”.

Quân Phổ có tinh thần kỷ luật rất cao, nên bọn Nguyễn Vân Phong có thể dễ dàng chỉ huy bọn họ.

Sau đó, Phạm Hưng Hào chủ trì việc khai trương Sân bay Thương mại Berlin để chuẩn bị cho việc mở tuyến hàng không Berlin – An Phú.

Tuấn Văn đã cho thành lập An Phú Hàng không Công ty để phát triển lĩnh vực hàng không thương mại.

Công ty này đã mua một khoảng đất trống ở Berlin và thành lập Sân bay Thương mại Berlin (sân bay lúc này chỉ cần một khoảng đất trống là đủ).

Một trong hai chiếc Khinh khí cầu cỡ lớn đã được tặng lại cho Quốc vương Phổ.

Đó là phương tiện đi lại của triều đình Đại Việt nên được trang hoàng rất xa hoa, hoàn toàn thích hợp thân phận một vị Quốc vương.

Sau đó, Otto von Bismarck còn hướng dẫn Phạm Hưng Hào đi thăm một số nơi ở Berlin, với rất nhiều phóng viên đi cùng, cố ý phô trương thanh thế để thu hút sự chú ý.

Qua đó, mọi người sẽ không chú ý đến việc điều động quân đội của Vương quốc Phổ.

Mà cho dù có chú ý thì cũng chẳng nghi ngờ gì, bởi lúc này Đế quốc Áo đang dàn quân ngoài biên giới, Vương quốc Phổ phải điều quân ứng phó cũng là việc bình thường.

Bọn họ mà bỏ mặc không phòng thủ mới là điều bất thường.

Chỉ khi nào có được đầy đủ tin tức thì mới thấy có vấn đề, bởi lúc này Vương quốc Phổ đã tổng động viên quân đội.

Mấy hôm sau, Phạm Hưng Hào đến thăm Công quốc Schwarzburg – Rudolstadt, một thành viên của Liên minh Đức (tổ chức tập hợp tất cả các quốc gia dân tộc Đức, bao gồm cả Đế quốc Áo và Vương quốc Phổ).

Công quốc Schwarzburg – Rudolstad có lịch sử từ thế kỷ 11 với nguồn gốc là lĩnh địa Bá tước Schwarzburg, nhưng chính thức mở rộng thành Công quốc Schwarzburg – Rudolstad có chủ quyền vào năm 1599.

Đứng đầu Công quốc là một vị Vương tử (Prince).

Công quốc này có một lĩnh thổ khiêm tốn là 940 kilômét vuông (lại không nối liền nhau), dân số vài chục nghìn người, nên cũng có một địa vị khiêm tốn trong Liên minh Đức.

Vị Vương tử cai trị Công quốc Schwarzburg – Rudolstad hiện giờ là Vương tử Günther Friedrich von Schwarzburg Rudolstadt đang gặp vấn đề rắc rối, và Phạm Hưng Hào đến để giúp đỡ.

Vương tử Günther Friedrich von Schwarzburg Rudolstadt có người vợ đầu tiên là Công chúa Auguste von Anhalt-Dessau, sinh được ba người con, nhưng đều chết sớm.

Sau khi người vợ đầu qua đời vào năm 1854, Vương tử lại cưới người vợ thứ hai là Helene von Reina, sinh được một nam một nữ vào năm 1860 là tiểu công chúa Helene và tiểu vương tử Sizzo.

Đến năm 1861, sau khi Helene von Reina qua đời thì Vương tử lại cưới người vợ thứ ba là Marie Schulte, nhưng đến nay vẫn không có con (Vương tử đã 70 tuổi, cơ hội có con rất miêu mang).

Tóm lại, đến giờ Vương tử chỉ có hai người con là tiểu công chúa Helene và tiểu vương tử Sizzo đều lên ba tuổi.

Vấn đề ở chỗ, cuộc hôn nhân thứ hai không được môn đăng hộ đối, nên tiểu vương tử Sizzo bị phản đối cho thừa kế ngôi vị.

Người được ủng hộ để hưởng quyền thừa kế là em trai của Vương tử, Albert von tenberg.

Đương nhiên là Vương tử muốn trao quyền thừa kế cho con trai chứ không phải em trai.

Phạm Hưng Hào đã đặt lễ đính hôn cho tiểu vương tử Charles de Taiwan với tiểu công chúa Helene von tenberg, kèm theo điều kiện sẽ ủng hộ sự kế vị của tiểu vương tử Sizzo.

Vương tử Günther Friedrich von Schwarzburg Rudolstadt lập tức nhận lời, và còn yêu cầu Tuấn Văn nhận đỡ đầu cho tiểu vương tử Sizzo.

Chỉ cần được Tuấn Văn đỡ đầu, sẽ không còn ai dám khinh thường hay phản đối tiểu vương tử Sizzo nữa.

Phạm Hưng Hào cũng được Quốc vương Wilhelm I của Phổ tiếp kiến.

Họ Phạm chuyển lời hỏi thăm của Tuấn Văn đến Quốc vương Wilhelm I, đồng ý cho Vương quốc Phổ vay 10 triệu kim tệ không lãi suất trong ba năm để làm quân phí, nhưng đề nghị Vương quốc Phổ sau khi chiến thắng hãy chiếm lấy Công quốc Schleswig và bán lại cho Tuấn Văn với giá 2 triệu kim tệ.

Công quốc Schleswig cũng là một thành viên của Liên minh Đức, nằm ở biên giới giữa Đức và Đan Mạch, có dân cư gồm cả người gốc Đức và gốc Đan Mạch, và cũng là nguyên nhân gây ra các cuộc chiến tranh giữa Đức và Đan Mạch (đến năm 1920, Công quốc này được chia đôi, phần phía nam thuộc Đức, phần phía bắc thuộc Đan Mạch).

Sau cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất (1848 – 1851), Đan Mạch chiến thắng nên Quốc vương Đan Mạch giành được hai tước hiệu Công tước xứ Schleswig và Công tước xứ Holstein (ở phía nam Schleswig).

Dù vậy, Công quốc Schleswig và Công quốc Holstein vẫn là thành viên của Liên minh Đức.

Quốc vương Đan Mạch đã nhiều lần cố gắng sát nhập hai công quốc trên vào vương quốc của mình, nhưng đều thất bại.

Các quốc gia thuộc Liên minh Đức cũng mong muốn một cuộc chiến tranh để thu hồi hai công quốc trên.

Nguyên bản, cuối năm 1863, Quốc vương Frederick VII của Đan Mạch qua đời, không có người thừa kế hai tước hiệu Công tước xứ Schleswig và Công tước xứ Holstein phù hợp với Các nguyên tắc thừa kế Đức, nên Liên minh Đức thu hồi hai công quốc trên; cuộc chiến tranh Schleswig lần thứ hai nổ ra, với chiến thắng thuộc về phía Đức, Đan Mạch mất hai công quốc trên.

Lần này, cuộc chiến tranh thống nhất Đức diễn ra sớm hơn nguyên bản ba năm, nhưng nếu Vương quốc Phổ giành được chiến thắng, thống nhất Đức, thì muốn chiếm lại hai công quốc kia chẳng khó khăn gì.

Quốc vương Wilhelm I đồng ý với đề nghị trên, nhưng lo ngại không có lý do hợp lý để phát động chiến tranh.

Phạm Hưng Hào chỉ cười bảo :

“Hoàng đế Bệ hạ bảo rằng muốn có lý do không khó, chỉ cần muốn có”.

Thế là sự việc đã được quyết định.

.

Giữa tháng 5 năm 1863 dương lịch, một tin tức gây chấn động mới lại lan truyền khắp châu Âu :

Hoàng đế Đại Việt đã bỏ ra vài chục triệu kim tệ để chiêu mộ lính đánh thuê tấn công Đế quốc Pháp và đồng minh của họ.

Theo ước tính của các chuyên gia, với số tiền đó, Đế quốc Đại Việt có thể chiêu mộ đến hàng trăm nghìn quân.

Người Âu châu chỉ chấn động khi nghe tin đó, nhưng người Pháp lại kinh sợ, Napoleon III và chính phủ của ông ta cũng kinh sợ.

Như vậy, sắp tới đây Pháp quốc không phải chỉ hứng chịu những cuộc tấn công từ không trung mà cả trên mặt đất.

Napoleon III đã ra lệnh động viên quân đội.

Nhưng có một vấn đề nghiêm trọng là quân đội không thể tập trung thành một đội quân đông đảo, nếu không sẽ phải hứng chịu bom đạn từ trên không.

Bất kỳ một đám đông nào cũng đều là mục tiêu công kích của Không quân Đại Việt.

Người Pháp cũng đã thử chế tạo Khinh khí cầu để tiến hành không chiến, nhưng kỹ thuật chưa thành thục, liên tục gặp thất bại.

Khinh khí cầu của họ chỉ bay được tối đa hai giờ, và độ cao tối đa cũng chỉ khoảng 200 mét.

Nếu có nhiều thời gian, họ có thể nghiên cứu cải tiến.

Vấn đề là Pháp quốc không có thời gian.

Dân chúng Pháp vừa thất vọng vừa lo lắng, thúc giục chính phủ hòa đàm, kết thúc nhanh cuộc chiến tranh đáng ghét này.

Không chỉ người Pháp kinh sợ, mà ngườiherlands lại càng kinh sợ hơn, bởi Hải quân Đại Việt đã xuất hiện ngoài khơi, Không quân Đại Việt đã xuất hiện trên vùng trời Amsterdam và 30.

000 lính đánh thuê người Đức đã tập hợp ở biên giới.

Tuấn Văn không đưa quân Đại Việt sang đây, mà chiêu mộ lính đánh thuê người Đức là để khỏi bị người Âu châu phản cảm và gặp phải những sự phản kháng không đáng có.

Ngày 25/5/1863 dương lịch, sau một trận thả bom dữ dội, 30.

000 lính đánh thuê người Đức tiến vào Công quốc Luxembourg, kiểm soát hoàn toàn nơi này.

Cũng giống như hai Công quốc Schleswig và Holstein, Công quốc Luxembourg thuộc Liên minh Đức, nhưng tước hiệu Đại Công tước Luxembourg lại do Quốc vươngherlands kiêm nhiệm.

Ngày 27/5/1863 dương lịch, sau một trận thả bom dữ dội xuống Amsterdam, Quốc vương Willem III củaherlands đã đề nghị hòa đàm.

Để chiến hỏa khỏi lan vào bên trong lĩnh thổherlands, phíaherlands đã cố gắng thúc đẩy việc hòa đàm diễn ra thật nhanh.

Bọn họ sẵn sàng nhượng bộ những gì đã mất, hoặc chưa mất nhưng nhắm không thể giữ được (như những thuộc địa nằm sát Đế quốc Đại Việt), nhưng cương quyết giữ vững toàn vẹn lĩnh thổ củaherlands và không trả bồi thường chiến phí, lý do là Vương quốcherlands đang gặp khó khăn về tài chính.

Ngày 29/5/1863 dương lịch, Hòa ước Berlin được ký kết.

Kết quả hòa đàm khiến song phương đều thấy chấp nhận được, theo đó Vương quốcherlands nhượng lại cho Đế quốc Đại Việt tất cả những thuộc địa ở Đông Ấn Độ (tức vùng Đông Nam Á) và Hoàng đế Đại Việt sẽ mua lại Công quốc Luxembourg với giá 100.

000 kim tệ.

Đối với người dânherlands, kết quả đó khiến họ rất mãn ý.

Dù sao thì Công quốc Luxembourg chỉ là tài sản riêng của Quốc vương Willem III, còn các thuộc địa ở Đông Ấn Độ quá xa Âu châu mà lại quá gần Đế quốc Đại Việt, khó thể giữ được.

Thà chủ động nhượng lại còn hơn để bị chiếm lĩnh rồi ngườiherlands ở đó bị bắt làm tù binh.

Và quan trọng hơn cả là khỏi phải bồi thường chiến phí.

Sau khi Hòa ước Berlin được ký kết, một tin tức khác lại một lần nữa làm chấn động cả Âu châu.

Âu châu đại lục bùng nổ đại chiến.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-chien-hoa-lan-tran-96315.html