Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾN HỎA Ở ÂU CHÂU - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 71 : Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾN HỎA Ở ÂU CHÂU

  Ngày rằm tháng 3 năm Quý Hợi (tức ngày 2/5/1863 dương lịch), một Hạm đội đến ngoài khơi thành phố Cherbourg thuộc tỉnh Manche bên bờ eo biển Manche nước Pháp.

Trong lúc dân chúng trong thành phố chưa hay biết gì thì hạm pháo trên các chiến hạm đã dồn dập nã pháo vào thành phố.

Hạm pháo là loại đại pháo có sức công phá rất lớn.

Sau gần một giờ pháo kích, lê pháo đạn qua khắp nơi trong thành phố mấy lượt, Hạm đội rút lui, đi về phía đông, để lại một cảnh tan hoang trong thành phố.

Đến chiều, Hạm đội di chuyển đến ngoài khơi thành phố Le Havre thuộc tỉnh Seine Inférr cách thành phố Cherbourg khoảng 100 kilômét.

Cuộc pháo kích lại tiếp tục, và thành phố Le Havre cũng chịu chung số phận với thành phố anh em Cherbourg.

Vài ngày sau đó, những thành phố nằm dọc theo eo biển Manche đều bị pháo kích dữ dội.

Các thành phố bị phá hủy gây chấn động cả Pháp quốc.

Thông qua báo cáo của các nạn nhân, người Pháp đã biết kẻ địch của bọn họ là ai.

Đối phương không hề che giấu thân phận.

Quốc kỳ của Đế quốc Đại Việt cũng không xa lạ gì với nhiều người Âu châu.

Hàng hóa sản xuất tại Đại Việt đều có in hình quốc kỳ này.

Dân Pháp phẫn nộ, không phẫn nộ đối phương vì hai nước đang trong tình trạng chiến tranh, mà phẫn nộ vì sự vô năng của chính phủ.

Dân chúng ở Paris và nhiều nơi khác đổ ra đường gây sức ép với chính phủ, buộc chính phủ phải có hành động ứng đối.

Trong khi đó, dân chúng ở các thành phố ven biển lại khẩn trương di dời vào nhưng nơi trong nội lục.

Chưa bao giờ dân Pháp lại cảm thấy đến gần cái chết như thế.

Chỉ sau vài ngày, đã có hơn vạn người ở các thành phố ven biển thương vong.

Của cải tài sản tổn thất không biết bao nhiêu mà kể.

Trước đây, các chiến hạm Pháp vẫn thường pháo kích vào các vị trí của kẻ địch ở Á châu, Phi châu, Mỹ châu.

Và lần này lại đến lượt bọn họ phải ở vào tình thế tồi tệ đó.

Chính phủ của Napoleon III cũng phản ứng rất nhanh, vội vã tập hợp các chiến hạm còn lại trong nước, liên hợp cùng các đồng minh như Tây Ban Nha, Áo,herlands, thành lập một Liên hợp Hạm đội với quy mô không thua gì Liên hợp Hạm đội đã phái sang Viễn Đông.

Chỉ đáng tiếc cho người Pháp là hiện tại Hải quân Pháp tuy có đến sáu chiếc Thiết giáp hạm, nhưng chỉ có ba chiếc đang phục dịch, ba chiếc còn lại dự kiến đến năm 1865 mới chính thức phục dịch.

Dù vậy, thực lực của Liên hợp Hạm đội này cũng có phần vượt trội hơn so với Liên hợp Hạm đội Pháp – Tây Ban Nha phái sang Viễn Đông.

Dù sao thì đó cũng đã là toàn bộ lực lượng Hải quân mà Đế quốc Pháp có thể huy động được trong lúc này.

Đế quốc Pháp vẫn còn một số chiến hạm ở Địa Trung Hải và ở các thuộc địa, nhưng cho dù có gọi về cũng không thể trở về Pháp trong thời gian ngắn được.

Dân Pháp không thể chờ, vì vậy mà Napoleon III mới cầu viện đồng minh.

Đế quốc Áo ở sâu trong nội lục nên chỉ có thể thanh viện, và dàn binh uy hiếp Vương quốc Phổ.

Còn Vương quốcherlands có sẵn Hạm đội ở biển bắc.

Napoleon III còn gửi quốc thư sang Vương quốc Anh.

Ngày 6/5/1863 dương lịch, khi Hạm đội Đại Việt đang trú trong một quân cảng của Vương quốc Phổ thì nhận được công hàm của chính phủ Anh, đề nghị Hạm đội không tấn công dân thường.

Tổng chỉ huy Nguyễn Vân Phong tức giận xé nát bản công hàm, hậm hực nói :

- Khi bọn chúng tấn công chúng ta, có quan tâm đến dân thường hay không ?

Giờ lại giả nhân giả nghĩa.

Phó quan hỏi :

- Đại nhân.

Chúng ta tính sao ?

Nguyễn Vân Phong trầm ngâm một lúc, rồi bảo :

- Điện hỏi thái độ của Vương quốc Phổ.

Chỉ sau nửa giờ, đã có điện báo trả lời của Vương quốc Phổ :

“Vương quốc Phổ và Đế quốc Đại Việt là minh hữu, Vương quốc Phổ ủng hộ mọi hành động quân sự của Đế quốc Đại Việt trong chiến tranh với Đế quốc Pháp”.

Chuyện này cũng dễ hiểu, bởi hai kẻ thù lớn nhất của Vương quốc Phổ là Đế quốc Áo và Đế quốc Pháp.

Hiện tại hai kẻ thù đó đã liên kết với nhau, nên Vương quốc Phổ cũng cần minh hữu.

Trong chiến tranh với Pháp, phía Đại Việt chưa bao giờ yếu thế, nên Vương quốc Phổ càng rảnh tay đối phó với Đế quốc Áo vốn là kẻ cạnh tranh với Vương quốc Phổ trong việc thống nhất các công quốc Đức.

Nhận được trả lời của Vương quốc Phổ, Nguyễn Vân Phong an tâm ra lệnh cho phó quan :

- Thông tri cho báo giới :

chiều nay chúng ta sẽ họp báo.

Thông báo với chính quyền thành phố, mượn một chỗ ở Tòa thị chính làm nơi họp báo.

Đến chiều, ở Tòa thị chính đã có mặt hơn hai mươi phóng viên.

Đó là phóng viên của những tòa báo địa phương hoặc phóng viên ở những vùng lân cận hay tin đến kịp.

Thậm chí còn có một số người không phải phóng viên nhưng được các tòa báo ở xa ủy nhiệm làm phóng viên tạm thời, lấy tin và gửi về tòa soạn bằng điện báo.

Phóng viên hiện tại có rất ít người sử dụng máy ảnh, bởi kỹ thuật nhiếp ảnh vẫn còn rất sơ khai, máy ảnh cũng rất nặng nề, chụp ảnh phải sử dụng âm bản chứ chưa có phim.

Đương nhiên máy ghi âm cũng chưa xuất hiện.

Phóng viên chỉ phỏng vấn, lấy tin rồi ghi chép lại bằng giấy viết.

Các phóng viên xôn xao bàn tán, nhiều người quen biết chào hỏi nói chuyện.

Thỉnh thoảng lại có người xem đồng hồ, gần bốn giờ chiều rồi.

Đến bốn giờ chiều, Nguyễn Vân Phong dẫn theo phó quan và phiên dịch từ phía trong đi ra.

Nguyễn Vân Phong theo Tuấn Văn đã năm năm, tiếp xúc nhiều với ngoại giới, nên nói được tiếng Anh, dẫn theo phiên dịch chỉ để dự phòng tình huống bất ngờ.

Mặc dù hiện tại tiếng Pháp mới là ngôn ngữ phổ biến của giới thượng lưu quý tộc Âu châu, nhưng chỉ trong mấy năm đã diễn ra đến ba cuộc chiến tranh Pháp – Việt, thần dân của Đế quốc Đại Việt chẳng thích học tiếng Pháp.

Đứng trước báo giới, Nguyễn Vân Phong thong thả nói :

- Chư vị tiên sinh.

Xin tự giới thiệu, ta là Nguyễn Vân Phong, Hải quân bộ trưởng, Bá tước xứ Tân Khẩu của Đế quốc Đại Việt, Tổng chỉ huy của chiến dịch tấn công Đế quốc Pháp.

Bên dưới nổi lên tiếng xì xào của phóng viên.

Bộ trưởng Hải quân, Bá tước, địa vị của Nguyễn Vân Phong không hề kém.

Mọi người đều mừng rỡ vì được phỏng vấn một đại nhân vật của Đế quốc Đại Việt.

Thấy Nguyễn Vân Phong nhìn xuống, bọn họ mới yên lặng.

Đến lúc này, Nguyễn Vân Phong mới nói tiếp :

- Chư vị.

Ta vừa nhận được điện từ Luân Đôn, yêu cầu chúng ta đình chỉ việc pháo kích vào các thành phố của Đế quốc Pháp.

Ở đây, ta trịnh trọng thông báo với chư vị :

ta đã từ chối yêu cầu đó.

Chúng ta sẽ tiếp tục tấn công các thành phố của Đế quốc Pháp cho đến khi nào có đủ 86.

000 người Pháp tử vong mới thôi.

Các phóng viên nghe đến con số 86.

000 người, kinh hãi sửng sốt, rồi lập tức xôn xao bàn tán.

Thấy Nguyễn Vân Phong đã dừng nói, một phóng viên giơ tay hỏi :

- Thưa Bá tước đáng kính.

Xin hỏi con số 86.

000 đó là thế nào ạ ?

Nguyễn Vân Phong thần tình nghiêm túc, nói :

- Từ năm 1858 đến nay, chỉ mới 5 năm mà Đế quốc Pháp đã tổ chức ba đoàn quân viễn chinh sang Viễn Đông, với mục tiêu duy nhất là Đại Nam.

Và trong khoảng thời gian hơn 10 năm trước đó, mỗi năm đều có mấy lần các chiến hạm của Pháp pháo kích vào các thôn làng, thành thị ven biển của Đại Nam.

Theo thống kê đã có hơn 100.

000 người Việt ở Đại Nam đã thiệt mạng, trong đó có đến hơn 86.

000 người là dân thường.

Ngay cả gia đình ta cũng từng là nạn nhân.

Vào năm 1858, làng nơi chúng ta sống đã bị một đám thương gia giả danh hải tặc tấn công vào lúc nửa đêm, vợ sắp cưới và em gái của ta đã qua đời trong lần đó.

Phó thủ của ta, Hải quân bộ Thứ trưởng Nguyễn Trung Trực cũng từng là nạn nhân.

Gia đình của y sống tại một thị trấn nhỏ ven biển ở Trung Kỳ.

Một hôm, chiến hạm Pháp đến pháo kích thị trấn, hủy diệt luôn nơi đó.

Đã có quá nửa người dân trong thị trấn tử vong.

Ở đó không sống được nữa, những người còn sống sót phải bỏ xứ ra đi.

Gia đình y đã lưu lạc đến Nam Kỳ cách đó hơn 500 kilômét.

Các binh sĩ trong Hạm đội của ta cũng có rất nhiều người gặp phải tình cảnh như thế.

Khi chúng ta sang đây, hương thân phụ lão ở quê nhà đã gửi gắm chúng ta việc trả thù.

Nợ máu phải trả bằng máu.

Càng nói, y càng nhớ đến mối thù trước đây, sát khí tỏa ra, ánh mắt sắc lạnh, lời nói trở nên lạnh băng băng.

Một số phóng viên thoáng rùng mình, thầm nhủ người Pháp thật không may khi gặp phải “Satan của đông phương”.

Vợ sắp cưới và em gái bị giết .

hèn chi mà y pháo kích bằng thái độ lạnh lùng và kiên quyết như thế.

Các phóng viên cũng rất hoan hỉ, vì đã có tin giật gân gửi đến độc giả.

Một phóng viên lại giơ tay hỏi :

- Thưa Bá tước đáng kính.

Nghe nói quý Hạm đội quy mô không lớn lắm.

Xin hỏi làm sao có thể đánh thắng được Đế quốc Pháp ?

Nguyễn Vân Phong nói :

- Nếu không thể đánh thắng kẻ địch, chúng ta đã không đến đây.

Thật ra nhiệm vụ của chúng ta đến đây là chỉ để trả thù cho hương thân phụ lão ở Đại Nam, nhưng chúng ta lại tin rằng có thể đánh bại được kẻ địch.

Mọi người đều giật mình kinh ngạc trước lời nói tự tin chắc chắn của y.

Phóng viên kia vội hỏi :

- Bằng cách nào ạ ?

Thưa Bá tước đáng kính.

Nguyễn Vân Phong nói :

- Chúng ta không định chiếm lĩnh Đế quốc Pháp, nhưng chỉ cần hủy diệt hết các thành phố của bọn họ, thì bọn họ tất phải chịu thua.

Lời nói này càng làm các phóng viên thêm chấn động.

Hủy diệt hết các thành phố của Đế quốc Pháp.

Khủng khiếp làm sao ?

Một phóng viên vội hỏi :

- Bằng cách nào ạ ?

Thưa Bá tước đáng kính.

Nguyễn Vân Phong nói :

- Không thể tiết lộ.

Một phóng viên khác lại hỏi :

- Đế quốc Pháp đã liên hợp với Đế quốc Áo, Vương quốc Tây Ban Nha và Vương quốcherlands cùng đối phó với quý Hạm đội.

Thưa Bá tước đáng kính.

Ngài đối sự kiện đó có ý kiến gì không ạ ?

Nguyễn Vân Phong nói :

- Không có vấn đề gì cả.

Nhưng những nước đó sẽ trở thành kẻ thù của chúng ta.

Đối với kẻ thù, chúng ta chẳng khách khí bao giờ.

Một phóng viên giật mình hỏi :

- Ý Ngài là các nước đó sẽ chịu chung cảnh ngộ với Đế quốc Pháp ?

Hạm đội của Ngài cũng sẽ pháo kích các thành thị của họ ?

Nguyễn Vân Phong ung dung nói :

- Không thể nói trước được.

.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-chien-hoa-o-au-chau-96309.html