Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾN TIỀN HỘI NGHỊ - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 18 : Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾN TIỀN HỘI NGHỊ

  Đình làng Phú Thạnh.

Tuấn Văn cùng chúng thủ hạ tập họp trong đình làng nghị sự.

Hộ vệ dàn ra phong tỏa xung quanh.

Lần này sự tình trọng đại nên ngoài 5 vị Hương chức thì còn có thêm một số đầu lĩnh trong đội hộ vệ, gồm Nguyễn Văn Tí và Nguyễn Văn Chơn (hải quân), Lê Đức An, Võ Đình Hiếu (lục quân), Trương Kiệt (thám báo).

Khi mọi người đến đông đủ, Tuấn Văn nghiêm giọng nói :

- Vừa có tin tức từ Gia Định, nên ta triệu tập mọi người đến đây bàn bạc đối sách.

Nói đoạn quay sang phụ trách thám báo Trương Kiệt bảo :

- Trương Kiệt.

Báo cho mọi người biết tin tức đi.

Trương Kiệt vâng dạ, đứng dậy nói :

- Mấy hôm trước quân Pháp tấn công các đồn trại hai bên bờ sông Nhà Bè, chắc mọi người đã biết rồi.

Ông Hương Cả Lý Kim nói :

- Biết rồi.

Bọn chúng có những chiến hạm lớn với 50 khẩu đại pháo, chúng ta không đối phó nổi, nên Đại nhân mới bảo chúng ta án binh bất động.

Ông Cai Tuần Lê Văn Thật nói :

- Pháo đạn của bọn chúng thật ghê gớm.

Chỉ sau một trận pháo kích là các đồn trại của triều đình đều tan vỡ.

Ta xem chuyến này Gia Định Thành nguy to.

Mà bọn chúng đã đến Gia Định Thành rồi sao ?

Trương Kiệt nói :

- Nào chỉ đến thôi sao ! Sáng qua, quân Pháp đến trước thành Gia Định, phát động công thành, chỉ sau nửa giờ, cửa thành đã bị phá, và đến gần trưa thì thành thất thủ.

Nguyên nhân là khi song phương đang đánh giáp la cà thì Hộ Đốc Võ Duy Ninh đột ngột ra lệnh lui quân, rồi dưới pháo đạn của giặc, cuộc rút lui biến thành tháo chạy, quân triều đình tổn thất nặng nề.

Chạy đến thôn Phước Lý thì Hộ Đốc Võ Duy Ninh và Án Sát Lê Từ tự sát.

Còn Đề Đốc Trần Trí, Bố Chánh Vũ Thực và Lãnh Binh Tôn Thất Năng dưới sự yểm hộ của đạo dân binh của bọn Lê Huy và Trần Thiệu Chính, chạy được về Đồn Tây Thới.

Ông Hương Cả thở dài :

- Quan binh triều đình thật vô năng mà.

Ông Hương Chánh nói :

- Có lẽ bọn họ còn mải lo ăn Tết, nên mới không kịp chuẩn bị.

Gia Định Thành thất thủ ngay đúng ngày rằm tháng giêng, tiết Nguyên Tiêu.

Thời xưa lúc đó vẫn còn lễ tết.

Những người khác cũng lắc đầu chán ngán.

Do chịu ảnh hương của Tuấn Văn và có thêm nhiều kiến thức sau chuyến đi Singapore nên bọn họ đều chẳng mấy tôn kính triều đình nhà Nguyễn.

Trương Kiệt lại nói tiếp :

- Sau khi Gia Định Thành thất thủ, nhiều nơi trong thành bị quân giặc đốt phá, rất nhiều người chết.

Mọi người lại phẫn nộ mắng quân Pháp tàn bạo.

Chiến tranh không thể tránh khỏi mất mát hy sinh.

Nhưng sau khi trận chiến đã kết thúc mà còn tung quân đi cướp của giết người hay đốt phá khắp nơi thì thật tàn ác.

Quan điểm của Tuấn Văn là đi cướp bóc phe đối phương thì không đáng trách (trong các cuộc chiến giữa các nước tây phương thời đó, chính phủ vẫn cho phép tàu thuyền của nước mình tùy ý cướp bóc tàu thuyền của nước đối địch, kể cả thương thuyền), nhưng sau khi cướp bóc xong rồi lại đốt phá hay giết người thì thật không nên.

Như thế có khác nào giết gà lấy trứng, gà chết còn trứng sau này cũng hết luôn.

Ông Hương Cả lại hỏi :

- Đại nhân.

Chúng ta sẽ làm gì đây ?

Tuấn Văn hỏi lại :

- Mọi người tính thử xem chúng ta khởi quân lúc này có đánh nổi quân Pháp hay không ?

Ai nấy đưa mắt nhìn nhau, lắc đầu.

Ông Hương Cả nói :

- Chúng ta chỉ có 330 người, làm sao đánh lại mấy nghìn quân Pháp.

Mà bọn chúng còn có thuyền to súng lớn nữa chứ.

Chúng ta chỉ có thể tập kích quấy nhiễu bọn chúng mà thôi.

Những người khác đều đồng ý.

Những trận pháo kích của các chiến hạm Pháp ngoài sông Cần Giờ mọi người đều biết.

Quân Pháp một ngày dọn ba đồn, đại pháo uy lực kinh nhân.

Bọn họ cũng chỉ mất mấy giờ là đã chiếm được Gia Định Thành, chiến lực cũng không phải tầm thường.

Tuy vậy, Tuấn Văn có kế hoạch của mình, triệu tập mọi người chỉ để củng cố lòng tin chống Pháp và không quan hệ với quan quân, nên từ tốn nói :

- Địch minh ta ám, mới có lợi cho quân ta.

Hơn nữa, chúng ta không thể ở ngoài sáng, vì khi đó chỉ có hai đường lựa chọn.

Nếu theo triều đình thì phải chịu sự chỉ huy của quan quân.

Sự vô năng của bọn họ chỉ làm tổn hại đến sinh mạng của mọi người mà thôi.

Còn nếu chúng ta không chịu nghe theo bọn họ mà độc lập tác chiến, thì sẽ bị nghi ngờ, có khi còn bị đối phó trước.

Thanh triều cũng cắt đất nộp tiền cầu hòa với ngoại bang để rảnh tay đối phó người trong nước.

Trước đây Gia Long cũng từng cầu Xiêm, rồi cầu Pháp để đánh Tây Sơn.

Trong lịch sử, triều đình nhà Nguyễn đã ký kết mấy hiệp ước với Pháp, cũng cắt đất cầu hòa, để rảnh tay đối phó với mấy cuộc khởi nghĩa ở trong nước.

Tuấn Văn không muốn lộ diện, để triều đình chuyên tâm chống Pháp.

Nếu quân triều đình bỏ mặc quân Pháp mà chuyển sang đối phó bọn Tuấn Văn thì thật không hay.

Ngay cả Trương Định cũng không nghe theo mệnh lệnh của triều định, độc lập chống Pháp.

Ông Hương Chủ đề nghị :

- Đại nhân.

Chúng ta có lẽ cũng cần chuẩn bị di tản mọi người.

Tuấn Văn gật đầu nói :

- Đúng thế.

Hộ vệ chuẩn bị chiến đấu.

Dân làng chuẩn bị di tản.

Sau đó, Tuấn Văn phân phái công việc cho mọi người và bảo Trương Kiệt tiếp tục thám thính tình hình quân giặc.

Toàn dân được động viên, thanh niên chuẩn bị tham chiến, người già, phụ nữ và trẻ em chuẩn bị di tản.

Nửa tháng sau, mọi người lại hội họp để nghe Trương Kiệt bẩm báo tin tức mới nhất :

- Triều đình chủ trương để đại quân phòng thủ Đà Nẵng, chỉ phái Hộ Bộ Thượng Thư Tôn Thất Hiệp mang 500 quân vào nam, đến Bình Thuận lấy thêm 500 quân nữa, hiện đang tiến về Biên Hòa.

Ở Biên Hòa hiện còn lại 500 quân.

Nghe nói triều đình định dùng 1.

500 quân để phòng thủ Biên Hòa, chứ không có ý định chiếm lại Gia Định.

Tôn Thất Hiệp chủ trương án binh bất động để làm nản lòng địch.

Ông Hương Chánh giận dữ nói :

- Nản lòng địch gì chứ.

Một lũ vô năng.

Trong giai đoạn này, các tướng lĩnh triều đình chỉ giỏi phòng thủ.

Nguyễn Đình Chiểu từng nói rằng điểm mạnh của Nguyễn Tri Phương là phòng thủ, mà điểm yếu của Nguyễn Tri Phương cũng là phòng thủ, bởi vì chỉ biết phòng thủ tức là chỉ biết giơ lưng chịu đấm.

Các thủ lĩnh nghĩa quân nổi tiếng như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều đều là tự mộ binh chống giặc.

Ngay cả Trương Định, sau một số trận thắng mới được triều đình phong chức.

Nguyễn Trung Trực cũng vậy, sau khi đốt tàu giặc trên sông Nhật Tảo cũng mới được phong chức Quyền sung Quản đạo (tức chỉ là tạm quyền thôi, chưa được chuyển chính).

Có một số tài liệu (kể cả Wikipedia) ghi rằng Tôn Thất Hiệp mang vào Biên Hòa 15.

000 quân, nhưng số liệu đó không hợp lý.

Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng quân chính qui không đông như thế, vì khi Pháp đánh Đà Nẵng, gần sát kinh thành mà quân triều đình ở đó chỉ có 3.

200 người, thì ở Gia Định xa xăm, không thể có đông như thế được, trong khi chủ trương của triều đình Huế lúc này là tập trung phòng thủ Đà Nẵng, bởi nơi đó có thể trực tiếp uy hiếp kinh thành.

Trương Kiệt lại nói :

- Ngoài ra, Tổng đốc Long Tường là Trương Văn Uyển tập họp quân các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Định Tường, Hà Tiên hợp sức chống Pháp.

Nhưng quân đi đến gần chùa Mai Sơn thì bị quân Pháp đổ ra bao vây, bị đánh bại, thiệt hại nặng nề, phải chạy về cố thủ Vĩnh Long.

Ông Hương Cả nói :

- Quân Pháp tổng cộng chỉ có 2.

000, còn phải giữ chiến hạm, giữ thành Gia Định, giữ các đồn quân nữa.

Quân triều đình có bao nhiêu người mà bị bao vây ?

Trương Kiệt nói :

- Chưa đến 1.

000 quân.

Mọi người giật mình, ông Hương Cả nói :

- Bọn họ chỉ có chưa đến 1.

000 quân mà dám đến đánh Gia Định.

Trương Kiệt nói :

- Không ạ.

Bọn họ định đến đánh Đồn Lão Sầm.

Ở đó nguyên bản chỉ có 150 quân Pháp đồn trú.

Nhưng vì để lộ tin tức nên Pháp biết.

Tuấn Văn cau mày nói :

- Khi quân Pháp mới đến Gia Định, quân triều đình định dùng hỏa công đốt thuyền giặc, nhưng lại bị Pháp biết, đốt trước.

Lần này cũng vậy.

Sau này chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ, không để bọn gian tế trà trộn vào mới được.

Trương Kiệt nói :

- Đại nhân yên tâm.

Chúng hộ vệ đều là người trong vùng, đều tôn kính Đại nhân.

Chúng con cũng kiểm soát rất chặt, không để bọn gian tế trà trộn vào đâu.

Ông Hương Cả hỏi :

- Tình hình quân triều đình ở đồn Tây Thới thế nào ?

Trương Kiệt nói :

- Sau khi bại trận, vì thiếu lương thực vũ khí nên quân triều đình ở đó đã đến hội họp với quân của Trương Văn Uyển, và giờ này đã về Vĩnh Long rồi.

Giờ ở đó chỉ còn lại đạo dân binh của Lê Huy và Trần Thiệu Chính.

Bọn họ liên tục tổ chức tập kích quân Pháp, gây cho quân Pháp một số tổn thất.

Tuấn Văn hỏi :

- Phạm vi bố phòng của quân Pháp thế nào ?

Trương Kiệt nói :

- Hiện giờ quân Pháp đóng ở đồn Lão Sầm 150 quân, ở đồn Hữu Bình 200 quân, ở các đồn nhỏ quanh thành Gia Định khoảng 300 quân, đóng trên các chiến hạm khoảng 500 quân, còn lại khoảng 500 quân đóng trong thành Gia Định.

Quân Pháp tử thương hoặc mất sức chiến đấu khoảng hơn 300 người.

Tuấn Văn suy nghĩ một lúc, rồi nói :

- Tập trung hộ vệ.

Vũ khí sẵn sàng.

Toàn diện cách ly.

Mọi người vâng dạ, lập tức chia đường hành động.

Vì đề phòng tiết lộ tin tức, chúng hộ vệ bị cách ly và không cho biết trước mục tiêu.

Mọi người chỉ biết chuẩn bị tham chiến.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-chien-tien-hoi-nghi-96203.html