Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾN TRANH ÁO – PHỖ - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 75 : Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾN TRANH ÁO – PHỖ

  Ngày 2/6/1863 dương lịch, Vương quốc Phổ đột ngột tuyên chiến với Đế quốc Áo, lý do là Đế quốc Áo tập trung đại quân ngay biên giới với Phổ, liên minh với Đế quốc Pháp chống Phổ, và xúi giục các Vương quốc Hannover, Sachsen (Saxony), Bayern, Württemberg cùng nhiều công quốc khác cản trở việc đi lại giữa hai miền của Vương quốc Phổ, gây nguy hại đến lợi ích và sự an toàn của Vương quốc Phổ.

Lĩnh thổ của Vương quốc Phổ bị chia thành hai miền đông

- tây, và bị các Vương quốc, công quốc liên minh với Đế quốc Áo nằm xen ở giữa.

Đáng chú ý là trong Liên minh Đức chỉ có một Đế quốc và năm Vương quốc thì cả Đế quốc Áo và bốn Vương quốc còn lại đều liên minh với nhau chống lại Vương quốc Phổ.

Sau khi Vương quốc Phổ tuyên chiến, trong cùng một ngày, Đế quốc Áo cũng tuyên chiến.

Tiếp đó, song phương tập trung các đồng minh của mình, khẩn trương chuẩn bị chiến tranh.

Các quốc gia khác ở Âu châu cũng khẩn trương nhìn về cuộc chiến tranh giữa các quốc gia Đức.

Phe Phổ gồm :

Vương quốc Phổ, các công quốc Mecklenburg-Schwerin, Mecklenburg-Strelitz, Saxe-Altenburg, Saxe-Coburg-Gotha, Lauenburg, Schwarzburg-Sondershausen, Schwarzburg-Rudolstadt, Waldeck-Pyrmont, Lippe-Detmold, Anhalt, Bremen, Brunswick, Hamburg, Lübeck, Oldenburg và Luxembourg.

Phe Áo gồm :

Đế quốc Áo, Vương quốc Bayern, Vương quốc Hanover, Vương quốc Sachsen, Vương quốc Württemberg và các công quốc Baden, Hesse-Darmstadt, Nassau, Hesse-Kassel, Saxe-Meiningen, ss-Greiz, Schaumburg-Lippe, Frankfurt.

Các công quốc trung lập gồm :

Limburg, Liechtenstein, ss-Schleiz và Saxe-Weimar-Eisenach.

Hai công quốc bị tranh chấp là Schleswig và Holstein cũng không tham chiến.

Ngày 27/6/1863 dương lịch, khi cảm thấy đã tập trung đủ lực lượng, quân đội Áo do Nam tước Ludwig von Gablenz dẫn đầu tiến vào Boheme và tấn công quân Phổ tại Trautenau.

Cuộc chiến diễn ra cực kỳ quyết liệt, và khi quân Áo chiếm được các điểm cao thì quân Phổ buộc phải rút lui.

Trận này tuy quân Áo giành được thắng lợi, nhưng đã tổn thất nặng nề, có 4.

787 người tử thương so với chỉ 1.

338 người phía quân Phổ.

Cùng ngày, khi hay tin đạo quân ở Trautenau bị đánh bại, Quốc vương Phổ tuyên bố “bị mắc kẹt như một con cáo ở trong nhà” và “không còn sự lựa chọn nào khác” nên đã ra lệnh cho quân đội Phổ tràn sang chiếm lĩnh Vương quốc Hannover, mục đích là để nối liền hai miền của Vương quốc Phổ.

Quân Phổ có 9.

000 người do tướng Flies chỉ huy.

Phía quân Hannover có 19.

000 người, do Quốc vương George V thân chinh và tướng Alexander von Arentschildt chỉ huy.

Song phương gặp nhau tại Langensalza.

Ngoài ra còn có hai đạo quân Phổ nữa do hai tướng Goeben và Beyer chỉ huy ở phía bắc và phía đông với tổng quân số khoảng 20.

000 người.

Quân Hannover đành phải di chuyển về phía nam để tránh và để liên hệ với đạo quân Bayern ở gần đó.

Kết quả là quân Phổ đuổi kịp và song phương giao tranh quyết liệt tại Langensalza.

Sau một ngày chiến đấu, quân Hannover giành được chiến thắng, đẩy lùi được quân Phổ.

Phía quân Hannover có 378 người tử trận, 1.

051 người bị thương.

Còn phía quân Phổ có 11 sĩ quan và 159 binh lính tử trận, 30 sĩ quan và 613 binh lính bị thương, 10 sĩ quan và 897 binh lính bị bắt, 33 người khác mất tích.

Cũng trong lúc đó, tướng Falckenstein dẫn một đạo quân Phổ đến tấn công thủ đô Hannover của Vương quốc Hannover đang bị bỏ ngỏ, và dễ dàng chiếm lĩnh mà không gặp một sự phản kháng đáng kể nào.

Sau đó, ba đạo quân của các tướng Falckenstein, Goeben và Beyer cùng kéo về phía nam hội họp với đạo tàn binh của tướng Flies, kéo đến bao vây quân Hannover tại Nordhausen.

Lúc này quân Phổ có đến 40.

000 người đối mặt với chưa đến 18.

000 quân Hannover.

Sau hai ngày bao vây, Quốc vương George V của Hannover đã ra lệnh đầu hàng quân Phổ.

Toàn cảnh Vương quốc Hannover cũng nhanh chóng rơi vào tay Vương quốc Phổ.

Trận chiến này có một đặc điểm nổi bật nữa là có sự tham gia của một toán nhân viên y tế 30 người tự xưng là “Hội chữ thập đỏ”, chuyên cứu chữa thương viên cho cả hai phía tham chiến.

Những người này đã được Phạm Hưng Hào chiêu mộ ở Luxembourg trước khi chiến tranh xảy ra, và tổ chức này được Tuấn Văn cho lập ra với khoản kinh phí ban đầu là 50.

000 kim tệ.

Do Tuấn Văn chưa thấy có Hội chữ thập đỏ xuất hiện, nên mới lệnh cho Phạm Hưng Hào làm việc này.

Bao giờ và ở đâu cũng vậy, nắm lá cờ nhân nghĩa đạo đức trong tay luôn luôn có lợi.

Sau chiến thắng ở Hannover, quân Phổ nhanh chóng tràn sang chiếm đóng Kassel và Sachsen.

Tiếp đó là vùng Bắc Đức hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Vương quốc Phổ.

Các đồng minh của Đế quốc Áo ở đây có thể cung cấp cho Đế quốc Áo 100.

000 quân, nhưng nay đều đã rơi vào tay Vương quốc Phổ.

Khi đã khống chế hầu hết hệ thống đường sắt ở Bắc Đức, tướng Helmut von Moltke thông qua hệ thống đường sắt để triển khai ba đạo quân tiến về Boheme.

Trong khi đó thì quân đội Áo vẫn còn tiến về Boheme một cách chậm chạp.

Ngạc nhiên trước tốc độ tiến quân của phía Phổ, Hoàng tử Bedenek, Tổng chỉ huy quân đội Áo, đã ra lệnh lui quân đến phía bắc thành phố Königgrätz.

Đến lúc này, phe Áo có 184.

000 quân Áo, 22.

000 quân Sachsen và 650 khẩu pháo; trong khi phe Phổ có 221.

000 quân và 702 khẩu pháo.

Ngày 3/7/1863 dương lịch, song phương đụng độ tại Königgrätz.

Hoàng tử Bedenek nhận thấy sự vượt trội về chiến thuật của quân đội Phổ và nhất là loại súng trường Dreyse nạp đạn nhanh nên ông ra lệnh cho các tướng dưới quyền nhanh chóng rút bộ binh ra phía sau để dựa vào trọng pháo giải quyết chiến trường, vì pháo binh Áo vượt trội hơn hẳn pháo binh Phổ.

Nhưng các sĩ quan cấp dưới của ông đã không tuân lệnh cấp trên và đưa kỵ binh ra trận.

Hậu quả là khi Binh đoàn số 7 của quân đội Phổ đánh chiếm Swiewald, các chỉ huy Áo hạ lệnh phản công thì 49 trong tổng số 59 tiểu đoàn xung trận đã hoàn toàn bị tiêu diệt dưới hoả lực của quân đội Phổ.

Kết quả, cánh phải của quân Áo trở nên vô cùng yếu ớt và không còn khả năng chống cự khi Binh đoàn số 3 với 100.

000 quân Phổ dưới quyền chỉ huy của Vương tử Frederick đến tham chiến.

Cũng trong thời gian đó, quân đội Phổ lại điều Binh đoàn Elbe đến bao vây sườn cánh trái của quân Áo.

Mặc dù pháo binh và kỵ binh Áo cố ngăn không cho quân Phổ bao vây toàn bộ lực lượng của Hoàng tử Bedenek, nhưng đã bị Không quân Phổ thả bom dữ dội, làm cho cả pháo binh và kỵ binh Áo đều tổn thất thảm trọng.

Sau một ngày chiến đấu, 4 vạn quân Áo thiệt mạng hoặc bị thương, 2 vạn bị bắt làm tù binh.

Quân đội Phổ đã đập tan hoàn toàn sự kháng cự của quân đội Áo.

Đến lúc này, con đường đến Vienna, thủ đô của Đế quốc Áo, đã hoàn toàn rộng mở đối với quân Phổ.

Tuy nhiên, Đế quốc Áo vẫn còn vài trăm nghìn quân, và nếu họ quyết tâm chống cự đến cùng thì cuộc chiến sẽ rất khốc liệt, dù cuối cùng quân Phổ có giành được chiến thắng đi nữa thì cũng sẽ phải chịu tổn thất nặng nề, chỉ có lợi cho các cường quốc xung quanh.

Do vậy, Thủ tướng Otto von Bismarck đã thuyết phục Quốc vương Wilhelm I của Phổ ngừng kế hoạch tấn công Vienna và tiến hành hòa đàm.

Ngày 22/7/1863 dương lịch, khi quân đội Phổ tiến đến Lamac cách Bratislava không xa, thì triều đình Áo đồng ý hòa đàm.

Song phương chọn nơi hòa đàm là thành phố Praha ở Boheme.

Ngày 23/8/1863 dương lịch, Hiệp ước Praha được ký kết giữa một bên là Vương quốc Phổ và Đế quốc Đại Việt, bên kia là Đế quốc Áo, chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh.

Hiệp ước nhìn chung khá khoan dung với Đế quốc Áo bại trận, vì Otto von Bismarck thuyết phục Quốc vương Welhelm I của Phổ rằng duy trì vị trí cường quốc của Đế quốc Áo ở Âu châu sẽ tốt hơn cho Vương quốc Phổ nếu so với các điều kiện khắc nghiệt.

Theo Hiệp ước, Đế quốc Áo nhượng lại Venezia cho Đế quốc Đại Việt, rút ra khỏi các sự vụ của Đức, và chỉ phải trả một khoản bồi thường chiến phí nhỏ.

Liên minh Đức bị giải thể.

Liên minh Bắc Đức được thành lập, với sự tham gia của các công quốc ở Bắc Đức.

Các công quốc ở Nam Đức không phải tham gia, nhưng phải trả khoản tiền bồi thường chiến phí lớn và phải để Vương quốc Phổ kiểm soát quân đội và chính sách đối ngoại.

Đối với các đồng minh của Đế quốc Áo ở Bắc Đức :

tất cả đều bị sát nhập vào Vương quốc Phổ và trở thành tỉnh.

Đối với các công quốc trung lập :

Liechtenstein trở thành một quốc gia độc lập và tuyên bố trung lập vĩnh viễn; Limburg tách ra trở thành một tỉnh của Vương quốcherlands; ss-Schleiz và Saxe-Weimar-Eisenach tham gia Liên minh Bắc Đức.

Đối với các công quốc đồng minh của Phổ thì vẫn được giữ các quyền lợi trước đây của mình, và được tham gia vào các sự vụ của Đức.

Riêng Công quốc Luxembourg tách ra trở thành một công quốc độc lập.

Cuộc chiến tranh này đã làm thay đổi vị thế chính trị của các cường quốc Âu châu.

Vương quốc Phổ nổi lên thành một cường quốc chủ yếu, có vị thế ngày càng quan trọng.

Đế quốc Áo suy yếu, vương triều Habsburg muốn duy trì quyền thống trị ở Âu châu, đã phải thỏa hiệp với vương quốc Hungary đang chịu sự cai trị của mình, để hợp nhất là thành một quốc gia kép :

Đế quốc Áo – Hung.

Ngoài ra, Đế quốc Đại Việt cũng giành được những cứ điểm ở Âu châu, để có thể can thiệp vào các sự vụ ở đây.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-chien-tranh-ao-pho-96317.html