Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾN TRANH Ở NAM KỲ (1) - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 49 : Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾN TRANH Ở NAM KỲ (1)

  Gia Định Thành.

Quân Pháp sau mấy tháng đối trận cùng quân Đại Nam, đã bắt đầu chuẩn bị phản công.

Nguyên nhân là cuộc chiến của Pháp ở Đại Nam không đạt hiệu quả như mong đợi, trong khi liên quân Anh – Pelew lại đạt được chiến thắng vang dội ở Đại Thanh, Hoàng đế Napoleon III và triều đình Pháp quốc cảm thấy mất thể diện, nên đã ra lệnh cho quân Pháp ở Gia Định phải nhanh chóng giành được chiến thắng.

Hơn nữa, sau khi bị Anh quốc tước mất một số lợi ích ở Đại Thanh, triều đình Pháp hy vọng dùng lợi ích ở Đại Nam để bù lại.

Để chuẩn bị phản công, Pháp quốc phái thêm 1.

000 quân sang Gia Định, và phía Tây Ban Nha cũng lấy thêm 800 quân từ Philippine.

Như vậy liên quân Pháp – Tây Ban Nha có khoảng 5.

400 quân, do Đô đốc Léonard Victor Joseph Charner chỉ huy.

Trong khi đó, phía Đại Nam có 5.

000 quân triều đình và hai vạn dân binh, do Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương chỉ huy.

Khi viện quân đến nơi, Đô đốc Léonard Victor Joseph Charner chuẩn bị công chiếm Đại Đồn Chí Hòa, để có thể rảnh tay tiến chiếm các nơi khác.

Mấy ngày trước khi giao chiến, Đô đốc Léonard Victor Joseph Charner đã giao cho Đại úy Hải quân De Surville chỉ huy các chiến hạm neo đậu dọc sông Gia Định.

Trung tá Crouzat được lệnh tìm đường tiến quân, và sau khi tìm được lối đi phía bên trái đồn Cây Mai, đã cho hai đại đội lính đến san bằng dưới hỏa lực của quân Đại Nam.

Trên bộ, các đội lính viễn chinh khác bố trí dọc theo sông Đồng Nai để cầm chân quân Việt.

Dàn đại pháo được bố trí theo phòng tuyến các chùa, chiến hạm và chiến thuyền đậu từ sông Rạch Cát qua sông Bến Nghé và sông Thị Nghè, tất cả đều nhắm vào Đại Đồn.

Theo kế hoạch, bộ binh sẽ từ chùa Cây Mai đánh bọc về phía tây nam, là phía yếu nhất của Đại Đồn, cắt đứt Đại Đồn với kho lương ở đồn Thuận Kiều, và dồn quân Đại Nam chạy về phía sông Gò Vấp để chặn đánh.

Đồng thời, các chiến hạm cũng được bố trí để ngăn viện binh từ Biên Hòa xuống, và ngăn quân Đại Nam rút chạy về hướng đó.

Theo đó, Đô đốc Léonard Victor Joseph Charner đã bố trí một vòng vây lớn, với Hải quân ở hướng đông bắc và bộ binh ở hướng tây nam, sẽ bao vây và tiêu diệt quân Đại Nam trong khoảng giữa ba sông là Thị Nghè, Gò Vấp và Bến Nghé.

Sau khi tất cả các cánh quân đã được bố trí xong, Đô đốc Léonard Victor Joseph Charner liền quyết định thời điểm tấn công Đại đồn Chí Hòa là ngày 24 tháng 2 năm 1861 (nhằm ngày rằm tháng Giêng năm Tân Dậu.

Cũng vào ngày rằm tháng Giêng hai năm trước, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã chiếm được Gia Định Thành.

Theo lệnh của Đô đốc Léonard Victor Joseph Charner, 4 giờ sáng ngày 24 tháng 2 năm 1861, đại pháo của liên quân Pháp – Tây Ban Nha từ phòng tuyến các chùa và từ trên các chiến hạm, chiến thuyền đều nhắm bắn vào Đại Đồn Chí Hòa.

Pháo của quân Đại Nam trong đồn cũng rộ lên đáp trả.

Song phương pháo kích cho đến sáng.

Quân Đại Nam kéo ra các trấn giữ các ngã đường để phòng ngự.

Đến 5 giờ 30 phút, từ khu vực chùa Cây Mai, Đô đốc Léonard Victor Joseph Charner và Thiếu tướng De Vassoigne (người Pháp), cùng Đại tá Palanca Gutierrez (người Tây Ban Nha) dẫn quân tiến lên, có mang theo những khẩu pháo nhỏ do ngựa kéo.

Trên đường hành quân, pháo binh bất thần nhả đạn vào Đồn Hữu.

Quân Đại Nam trong đồn lập tức đốt khói để che và mặc dù điều kiện quân sự thua thiệt hơn nhiều, họ vẫn chống cự quyết liệt.

Chỉ sau vài phút, nhiều pháo thủ và ngựa bị trúng đạn.

Mặc dù súng đạn của liên quân Pháp – Tây Ban Nha chính xác, liên tục và ưu thế hơn, nhưng sức kháng cự của quân Đại Nam cũng không hề giảm.

Thương vong của liên quân tăng lên, Thiếu tướng De Vassoigne, Đại tá Palanca Gutierrez, Chuẩn úy Lesèble và thượng sĩ Joly bị thương nặng.

Đô đốc Léonard Victor Joseph Charner đành trực tiếp chỉ huy.

Sau khi cho pháo bắn hơn 500 phát vào Đồn Hữu, liên quân Pháp

- Tây Ban Nha xông lên chiếm đồn.

Quân Đại Nam xua voi xông ra ứng chiến, nhưng đội voi chiến tỏ ra không mấy hiệu quả dưới làn pháo đạn.

Khi những quân Pháp đầu tiên tiến được vào bên trong đồn, quân Đại Nam tạm lui về phía sau, mang theo giáo mác và một ít súng tay, rút về phía đại quân bên trong Đại Đồn Chí Hòa.

Chiếm được Đồn Hữu, liên quân tiếp tục tiến lên, nhưng bị dân binh Đại Nam chặn đánh quyết liệt.

Song phương đánh nhau đến tối, liên quân chỉ tiến được một kilômét, vẫn còn hai kilômét nữa mới đến được Đại Đồn Chí Hòa.

Đêm đến, song phương tạm đình chiến nghỉ ngơi.

Trong trận đánh ngày 24 tháng 2 này, quân Đại Nam chấp nhận đối đầu bằng đại pháo với liên quân Pháp – Tây Ban Nha, mặc dù yếu kém hơn nhưng lòng can trường vẫn không hề nao núng một chút nào.

Khi liên quân chiếm được Đồn Hữu, thì họ lui nhưng không chạy, khoảng cách vẫn còn nhìn thấy nhau.

Suốt đêm đó thật yên lặng, song phương không có một tiếng súng nào.

Năm giờ sáng hôm sau, liên quân Pháp – Tây Ban Nha lại tràn lên tấn công, pháo binh ở giữa, bộ binh ở hai bên.

Đến mười giờ, liên quân tiến được đến gần Đại Đồn.

Nhưng khi còn cách vách đồn khoảng trăm thước thì gặp rất nhiều cạm bẫy, hào ụ, nên tiến rất chậm, một số bị quân Đại Nam trong đồn bắn chết hoặc bị thương.

Pháo trong đồn cũng bắn ra, tiếng nổ vang rền, nhưng sau đó chỉ có tiếng những viên đạn xé gió rít lên rồi im bặt, không có một tiếng động nào khác.

Pháo của quân Đại Nam bắn đạn đặc, nên chỉ khi nào bắn trúng đối phương mới giết chết được.

Tiếng súng của quân Đại Nam, lúc đầu thưa thớt, dần dần dồn dập hơn.

Súng bắn mạnh và chính xác hơn trước đây.

Quân Đại Nam có lợi thế hơn vì mặt trời chiếu thẳng vào mắt quân Pháp và Tây Ban Nha.

Pháo binh Pháp vừa đạt vị trí 1.

000 mét thì bắt đầu có thiệt hại.

Ðã có pháo thủ và ngựa chết hoặc bị thương; một xe tải đạn có một bánh xe vỡ tan tành từng mảnh.

Trung tá Crouzat vội thúc quân kéo súng rất nhanh đến vị trí 500 mét, rồi 200 mét; ở vị trí gần hơn này sẽ tránh bớt được những bất lợi do bị mặt trời chiếu vào mắt.

Hai bên bắn nhau kịch liệt.

Xung quanh là đồng ruộng, quân Pháp và Tây Ban Nha không có chỗ nào ẩn nấp, chỉ biết đưa thân cho súng đạn.

Thiệt hại tăng lên.

Các tướng lĩnh liên quân chỉ còn biết lợi dụng vào chiến thắng vừa đạt được hôm qua khích động quân lính để họ xông lên.

Đô đốc Léonard Victor Joseph Charner ra lệnh cho hai cánh quân cùng tiến lên.

Sau khi vượt qua được sáu hàng hầm chông và hai hào sâu, liên quân Pháp

- Tây Ban Nha đến được bờ đất dựa tường thành.

Song phương giao chiến quyết liệt hơn, một trận chiến chưa từng thấy giữa người Á Đông và người Âu châu.

Quân Pháp và Tây Ban Nha leo lên được tường thành bằng cách dùng thang, hoặc trèo lên vai đồng đội, hoặc bám vào các cọc thấp của các bàn chông.

Họ bị bắn ngay trước mặt, hoặc bị nước sôi đổ xuống làm phỏng mặt mũi, hoặc bị giáo đâm rơi xuống dưới.

Bên trong đồn đứng đầy quân Đại Nam phòng thủ, người thì mang súng tay, người thì mang giáo mác hay cung tên, chờ khi đối phương leo vào thì tấn công.

Ngay vào lúc tình thế trở nên nghiêm trọng đối với liên quân, Đô đốc Léonard Victor Joseph Charner ra lệnh ném lựu đạn vào.

Hai mươi quả lựu đạn được ném vào trong đồn.

Sau đó, ba lính thủy ném được móc câu dính chặt vào phía bên trong của tường thành.

Quân Đại Nam tháo gỡ không được vì vướng chà gai.

Ba lính thủy leo vào trước, nhưng một người trong số họ bị giết ngay, hai người còn lại thì bị thương.

Cả ba bị đẩy ngược ra phía sau và rớt xuống hào.

Quân Pháp và Tây Ban Nha lại tranh nhau leo vào, mặt đất trơn trợt vì máu tươi lênh láng.

Dọc chân tường la liệt xác quân Đại Nam bị giết vì mảnh lựu đạn hay bị bắn.

Quân Đại Nam ngừng đánh khi thấy rào gai bị phá thủng, rút lui về phía sau trước khi đại quân Pháp ập vào.

Họ rút lui trong trật tự dọc theo bờ tường thành, rồi rút hết vào một lớp thành khác phía trong trước khi quân Pháp và Tây Ban Nha đuổi đến.

Đến chiều, liên quân phá được lớp tường thành cuối cùng.

Giao tranh càng diễn ra ác liệt hơn.

Quân lính song phương xông vào hỗn chiến, giành giật nhau từng khu vực.

Trên chiến trường tràn ngập xác chết và người bị thương.

Hỗn chiến được một lúc, Nguyễn Tri Phương bị một mảnh pháo đạn bắn trúng bụng, phải ra lệnh rút quân về đồn Thuận Kiều.

Tất cả quân Đại Nam người nào chạy không kịp đều tử chiến.

Trận đánh chấm dứt bằng một cảnh tượng tàn sát.

Kết thúc trận chiến, quân Pháp và Tây Ban Nha bị chết 12 người, bị thương 213 người.

Phía quân Đại Nam có khoảng 1.

000 người chết và bị thương.

Ngày 28 tháng 2 năm 1861, Pháp tấn công Thuận Kiều.

Đại tá Crouzat bị thương, nhưng quân Đại Nam thảm bại, phải bỏ đồn Thuận Kiều, bỏ cả đồn Tây Thới mà chạy tán loạn về Biên Hòa, mất hầu hết khí giới và lương thực.

Riêng Trương Định rút về Gò Công tiếp tục kháng Pháp.

Việc Đại Đồn Chí Hòa tan vỡ và Gia Định bị Pháp chiếm đóng hoàn toàn, đã chính thức tuyên cáo sự thất bại của chủ trương “lấy chủ đợi khách, nên dùng kế trì cửu để cho họ mỏi”.

Vì thế, sau trận chiến này, triều đình Huế đã từ chủ trương “thủ để hòa” chuyển sang “chủ hòa”.

Nhận được tin Đại Đồn thất thủ, triều đình Huế vội phái Nguyễn Bá Nghi mang 4.

000 quân vào chi viện.

Nhưng ông ta chỉ đến Biên Hòa thì cho dừng quân lại, rồi cử người đi tìm gặp Đô đốc Léonard Victor Joseph Charner để xin được nghị hòa và tâu về Huế rằng :

“Việc nước ta ngày nay, trừ một chước hòa không có chước nào khác.

Hòa thì không ổn rồi, nhưng trông mong sự khôi phục về sau .

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-chien-tranh-o-nam-ky-1-96265.html