Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾN TRANH Ở NAM KỲ (3) - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 51 : Đông Phương Minh Nguyệt - CHIẾN TRANH Ở NAM KỲ (3)

  Khi kéo quân vào đến Bình Thuận, thấy Nguyễn Bá Nghi cùng tàn quân đã lui về đấy, Nguyễn Tri Phương cũng cho dừng quân lại đấy, mà không tiến đánh Biên Hòa để ủng hộ cho các đạo nghĩa quân đang rầm rộ nổi lên ở các tỉnh.

Ở Biên Hòa, Tuần phủ Nguyễn Đức Hoan và Án sát Lê Khắc Cẩn đứng ra chiêu mộ nghĩa quân chống giặc.

Họ tham gia chặn đánh liên quân Pháp – Tây Ban Nha trong các cuộc lùng sục vào các thôn xóm, tập kích vào các đồn binh lẻ ở khắp các phủ huyện.

Tuy nhiên, thái độ và phương thức chỉ đạo cuộc chiến của triều đình thiếu kiên quyết và dứt khoát, do đó sau một số trận đụng độ với quân Pháp bị tổn thất nặng, quan quân của triều đình phải rút dần ra Bình Thuận.

Sau chiến thắng ở Biên Hòa, quân Pháp thừa thắng tấn công Vĩnh Long.

Tháng 3 năm 1862, 11 chiến thuyền của Pháp từ Định Tường kéo sang tấn công hai đồn lũy ở Vĩnh Long là Vĩnh Tùng và Thanh Mỹ.

Đồn Vĩnh Tùng do Lãnh binh Tôn Thất Tuấn, Nguyễn Thái, Lê Đình Cửu trấn giữ.

Còn đồn Thanh Mỹ do Lãnh binh Hồ Lực, Ngô Thành, Trương Văn Thành trấn giữ.

Pháo trên các chiến thuyền của Pháp bắn phá luôn hai ngày đêm thì hai đồn trên đều vỡ.

Ngày 20 tháng 3, đoàn chiến thuyền của Pháp đã áp sát thành Vĩnh Long, rồi nã pháo tấn công.

Quân Đại Nam chống cự kịch liệt trên các ngọn rạch và xung quanh thành.

Trận đánh kéo dài đến tối ngày 22 thì các ụ đại pháo của quân Đại Nam đều bị phá.

Đêm đó, Tổng đốc Trương Văn Uyển ra lệnh đốt hết kho tàng, dinh thự rồi rút chạy về đồn Thị Bảo, sau đó lại chạy thẳng lên huyện Duy Minh.

Cho nên, sáng hôm sau, quân Pháp ung dung tiến vào chiếm thành mà không gặp bất kỳ sự kháng cự nào nữa.

Vào thành, quân Pháp thu được 68 khẩu đại pháo.

Nghe tin thành Vĩnh Long đã mất, vua Tự Đức trách Trương Văn Uyển là “không biết chọn chỗ hiểm yếu mà đặt đồn, làm thành cái thế không thể bị đánh bật, mà chỉ chuyên dựa vào hai nơi là Thanh Mỹ và Vĩnh Tùng”.

Xét tội, các quan tỉnh thành có trách nhiệm đều bị cách lưu (tức bị cách chức mà vẫn tạm giữ chức cũ để lập công chuộc tội), nhưng vẫn phải lo việc thu tập binh dũng, khí giới, lương thực .

để hỗ trợ cho các quan quân và nghĩa dân còn đang hoạt động ở các nơi khác.

Lúc đó nghĩa quân hoạt động rất mạnh ở các nơi, làm cho quân Pháp trên danh nghĩa chiếm đóng từ Bà Rịa đến Vĩnh Long, nhưng họ mất rất nhiều căn cứ ở bên trong, bị tập kích khắp nơi khi họ rời thành, tình thế rất là nguy khốn.

Trong khi đó, những tin thất trận cứ cáo cấp dồn dập về Huế, đã gây một cuộc khủng hoảng tinh thần cho vua Tự Đức và các đại thần trong triều.

Hốt hoảng, đầu tháng 5 năm 1862, sau khi cùng các đình thần bàn bạc, vua Tự Đức sai quan thông báo cho phía Pháp đề nghị giảng hòa.

Sự việc này khiến quân dân Nam Kỳ chấn động.

Lúc này, Người Pháp đã bắt đầu thấy cần phải chinh phục lại những tỉnh đã chinh phục.

Nhưng trong lúc đó không ngờ rằng vua Tự Đức lại xin giảng hòa.

Tội lỗi của triều đình Huế còn nặng nề hơn nữa, khi nghĩa quân đã khắc phục gần hết các các thôn xã thì triều đình Huế lại tính chuyện giảng hòa, nhượng hẳn ba tỉnh miền Đông.

Giảng hòa, là gián tiếp giúp Pháp tàn sát nghĩa quân, là bán nước.

Vì vậy mới có câu :

“Phan Lâm mãi quốc, triều đình khi dân”.

Nguyên nhân chính khiến vua Tự Đức quyết định giảng hòa là vì lúc đó ở Bắc Kỳ có các cuộc nổi dậy lớn, đang đánh phá dữ dội.

Đáng kể nhất là của:

Tạ Văn Phụng, Cai Tổng Vàng, Nông Hùng Thạc .

Mà trong Nam Kỳ thì liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã đánh chiếm được bốn tỉnh :

Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long.

Sau khi so sánh hai sự uy hiếp, vua Tự Đức bèn sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Gia Định giảng hòa với Pháp và Tây Ban Nha, để có thể đưa quân triều đình ra tiêu diệt các cuộc nổi dậy ở Bắc Kỳ đang uy hiếp ngai vàng của dòng họ Nguyễn.

Đối với vua Tự Đức thì ngai vàng của họ Nguyễn quan trọng hơn giang sơn xã tắc, có thể nhượng đất chỉ để giữ được ngai vàng.

Khi hay tin, Đô đốc Bonard lập tức phái Thiếu tá Simon mang chiến hạm Forbin, ba chiến thuyền gỗ cùng 200 quân đến cửa Thuận An (Huế) đưa ra ba yêu sách :

gửi sứ thần có thẩm quyền quyết định vào Gia Định, bồi thường chiến phí và phải nạp trước 100.

000 francs để đảm bảo thiện chí cầu hòa.

Triều đình Huế đều chấp nhận.

Cuối cùng, ngày 5 tháng 6 năm 1862 (nhằm ngày mồng 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất), Hòa ước Nhâm Tuất được ký kết, mà phần thua thiệt đương nhiên thuộc về phía Đại Nam.

Hòa ước Nhâm Tuất có 12 khoản, trong đó có một số điều khoản có tính cách ngoại giao chỉ mang tính tượng trưng, chủ yếu là các điều khoản sau :

Khoản 1 :

Từ nay về sau, hòa bình sẽ mãi mãi được thiết lập giữa một bên là Hoàng đế Pháp và Nữ vương Tây Ban Nha và một bên là Hoàng đế Đại Nam.

Tình hữu nghị toàn diện và lâu bền cũng sẽ được thiết lập giữa thần dân ba nước dù họ ở bất cứ nơi đâu.

Khoản 2 :

Thần dân hai nước Pháp và Tây Ban Nha được hành đạo Gia Tô ở nước Đại Nam, và bất luận người nước Đại Nam ai muốn theo đạo Gia Tô, đều sẽ được tự do theo, nhưng những người không muốn theo đạo Gia Tô thì không được ép họ theo.

Khoản 3 :

Chủ quyền trọn ba tỉnh là tỉnh Biên Hòa, tỉnh Gia Định và tỉnh Định Tường, cũng như đảo Côn Lôn, do hiệp ước này, được hoàn toàn nhượng cho Hoàng đế nước Pháp.

Ngoài ra, các thương gia Pháp được tự do buôn bán và đi lại bằng bất cứ tàu bè nào trên sông lớn của xứ Cam Bốt và trên tất cả các chi lưu của con sông này; các chiến hạm của Pháp được phép đi xem xét trên con sông này hay trên các chi lưu của nó cũng được tự do như vậy.

Khoản 4 :

Sau khi đã nghị hòa, nếu có nước ngoài nào muốn, bằng cách gây sự hoặc bằng một hiệp ước giành lấy một phần lãnh thổ của nước Đại Nam, thì Hoàng đế nước Đại Nam sẽ báo cho Hoàng đế nước Pháp biết bằng một sứ thần, .

để Hoàng đế nước Pháp được hoàn toàn tự do đến tiếp cứu nước Đại Nam hay không.

Nhưng, nếu trong hiệp ước với nước ngoài nói trên, có vấn đề nhượng địa, thì sự nhượng địa này có thể được thừa nhận nếu có sự ưng thuận của Hoàng đế nước Pháp.

Khoản 5 :

Người các nước Pháp và Tây Ban Nha được tự do buôn bán tại ba hải cảng là Tourane (Đà Nẵng), Ba La (Ba Lạt) và Quảng An.

Người nước Đại Nam cũng được tự do buôn bán tại các hải cảng của nước Pháp và Tây Ban Nha như vậy, nhưng phải theo thể thức luật định.

Khoản 8 :

Hoàng đế nước Đại Nam sẽ phải bồi thường một số tiền là bốn triệu piastre, trả trong mười năm.

Vì nước Đại Nam không có tiền piastre sẽ được tính bằng 72% lạng bạc.

Khoản 9 :

Nếu có cướp bóc, giặc biển hoặc kẻ gây rối người nước Đại Nam nào, phạm tội cướp bóc hoặc gây rối trên các đất thuộc Pháp, hoặc nếu có người Âu châu phạm tội nào đó, lẩn trốn trên đất thuộc nước Đại Nam thì ngay khi nhà nước Pháp thông tri cho nhà chức trách Đại Nam, giới chức này phải cố gắng bắt giữ thủ phạm để giao nộp cho nhà chức trách Pháp.

Vấn đề cướp bóc, giặc biển hay quân phiến động nước Đại Nam sau khi phạm tội, lẩn trốn trên đất thuộc Pháp, cũng sẽ được xử như vậy.

Khoản 10 :

Dân chúng ba tỉnh là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên sẽ được tự do buôn bán trong ba tỉnh thuộc Pháp miễn tuân theo luật lệ hiện hành, nhưng những đoàn tàu chở binh lính, vũ khí, đạn dược hay lương thực giữa ba tỉnh nói trên và Nam Kỳ chỉ được thực hiện bằng đường biển.

Tuy nhiên, Hoàng đế nước Pháp thuận cho các đoàn tàu chở các thứ trên vào Cam Bốt được có cửa khẩu là lạch Mỹ Tho (Định Tường), gọi là Cửa Tiền, song với điều kiện là các giới chức Đại Nam phải báo trước cho đại diện của Hoàng đế nước Pháp, vị đại diện này sẽ trao cho họ một giấy thông hành.

Nếu thể thức này không được tuân theo, và một đoàn vận tải như vậy nhập nội mà không có giấy phép thì đoàn đó và những gì hợp thành đoàn đó sẽ bị bắt giữ và các đồ vật sẽ bị phá hủy.

Khoản 11 :

Thành Vĩnh Long sẽ được binh lính (Pháp) canh gác cho đến khi có lệnh mới mà không ngăn cản bằng bất cứ cách nào hoạt động của các quan Đại Nam.

Thành này sẽ được trao trả cho Hoàng đế nước Đại Nam ngay khi Ngài đình chỉ cuộc chiến loạn do lệnh Ngài tại các tỉnh Gia Định và Định Tường, và khi những người cầm đầu cuộc phiến loạn này ra đi và xứ sở được yên tĩnh và quy phục như trong một xứ bình yên.

Theo Hiệp ước này, người Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện là triều đình Huế phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở ba tỉnh miền đông Nam Kỳ.

Do hành động này mà dân gian có câu truyền :

“Phan Lâm mãi quốc, triều đình khi dân” (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước; triều đình coi thường dân chúng).

Từ đó, nhiều tướng lĩnh ở Nam Kỳ đã bất tuân mệnh lệnh của triều đình, vẫn tiếp tục chống Pháp, tiêu biểu nhất là Lãnh binh Trương Định, từ chối đi nhận chức Tổng đốc An Giang mà ở lại chống Pháp, rồi được nhân dân tôn làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái”.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-chien-tranh-o-nam-ky-3-96269.html