Đông Phương Minh Nguyệt - CƠN THỊNH NỘ CỦA NAPOLEON III - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 61 : Đông Phương Minh Nguyệt - CƠN THỊNH NỘ CỦA NAPOLEON III

  Tây lịch 1862, “Vương quốc Pelew” một lần nữa xuất hiện rộng rãi trong câu chuyện của người Âu châu.

Lần đầu xuất hiện là vào ba năm trước, khi mà Quốc vương của Pelew sang thăm Vương quốc Anh và Vương quốc Phổ.

Lúc đó, người dân Âu châu mới biết rằng vương thất Pelew có rất nhiều tiền, vô cùng nhiều tiền.

Lần này, từ “Pelew” lại xuất hiện bởi lần đầu tiên quân đội viễn chinh của một cường quốc Âu châu phải đầu hàng trước một nước Á Đông.

Mặc dù các cường quốc Âu châu thừa nhận Vương quốc Pelew là một quốc gia văn minh, nhưng cũng không bác bỏ được một sự thật rằng Vương quốc Pelew là một quốc gia Á Đông.

Sự kiện liên quân Pháp – Tây Ban Nha ở Đại Nam quốc phải đầu hàng quân đội Pelew trong một khoảng thời gian rất ngắn, khiến cho người dân Âu châu chấn kinh.

Trong lúc người dân các nước chấn kinh thì người Pháp lại đang phẫn nộ.

Và thân là Hoàng đế Pháp, Napoleon III phẫn nộ đến cực điểm vì cảm thấy mất thể diện.

Pháp quốc hào xưng văn minh nhất, phồn hoa nhất, và hùng mạnh “gần tương đương” Anh quốc, nay quân viễn chinh Pháp lại phải đầu hàng trước một đội quân Á Đông là một sự đại sỉ nhục.

Nhớ rằng năm trước quân đội Anh quốc chỉ với một số lượng không nhiều, đã có thể đánh đến tận Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, buộc Hoàng đế Đại Thanh quốc phải đáp ứng những điều kiện mà bọn họ đề ra.

Trong khi chỉ đối diện một quốc gia nhỏ bé như Đại Nam quốc, mà quân Pháp lại phải chật vật đối phó mãi, để đến nỗi gặp phải thảm bại như hiện giờ.

Cần phải trả thù ! Napoleon III cao hô như thế, quý tộc Pháp cao hô như thế, và không ít dân chúng Pháp cũng cao hô như thế.

Quân đội Pelew thần tốc đại bại quân đội Pháp, đối với đại đa số quý tộc Âu châu, bất quá chỉ là một chủ đề đàm luận trong những cuộc yến tiệc hội hè; đối với đa số dân chúng Âu châu, cũng chỉ là câu chuyện giữa lúc trà dư tửu hậu, bởi bọn họ còn không biết Vương quốc Pelew ở nơi đâu.

Chỉ có duy nhất người Pháp là phẫn nộ, cao hô báo thù rửa hận.

Napoleon III lớn tiếng phát biểu tuyên ngôn giữa sự hưởng ứng cuồng nhiệt của giới quyền quý Pháp :

“Vì vinh dự của Đế quốc Pháp, chúng ta cần phải báo thù, cần phải nghiêm khắc trừng trị đám người Pelew tà ác”.

Tiếp đó, một tin tức khác truyền về khiến người Pháp càng thêm phẫn nộ.

Hải quân Pelew phong tỏa eo biển Malacca, nghiêm cấm tất cả thương thuyền của người Pháp sang Viễn Đông buôn bán.

Bọn họ đặt ra cảnh giới tuyến, chỉ cần thương thuyền nào của người Pháp vượt qua cảnh giới tuyến, nhất loạt bị tiêu diệt mà không cần cảnh cáo.

Các thương nhân người Pháp chỉ còn cách ghé lại Ấn Độ, bán rẻ hàng hóa cho thương nhân người Anh.

Bọn họ đành phải chấp nhận bán rẻ, bởi chở hàng hóa quay về thì càng lỗ nặng hơn.

Mà điều làm người Pháp căm giận nhất là chỉ có duy nhất thương thuyền của người Pháp bị ngăn cấm.

Tây Ban Nha cũng tham chiến, tại sao thương thuyền của người Tây Ban Nha lại có thể ung dung qua lại nơi đó ?

Thật là bất công nha ! Toàn quốc phẫn hận.

Napoleon III quyết định điều phái đại quân tấn công Vương quốc Pelew, tiêu diệt quân đội Pelew, san bằng thủ đô của Pelew.

Nhưng rồi kẻ thù truyền kiếp của Đế quốc Pháp là Vương quốc Phổ lại điều động đại quân áp sát biên giới Pháp – Phổ.

Cùng lúc đó, một số chiến hạm của Hải quân Anh lại tích cực hoạt động ở eo biển Manche.

Khi biết được tin Vương quốc Anh và Vương quốc Phổ đều là minh hữu của Vương quốc Pelew, và đều có hiệp ước cùng đối phó Đế quốc Pháp, Napoleon III vừa giận vừa lo.

So với việc mất nước, thì việc mất thể diện chỉ là chuyện nhỏ.

Napoleon III buộc phải điều động đại quân phòng ngự biên giới, đề phòng quân Phổ vượt biên, quân Anh tập kích.

Cuối cùng, Napoleon III phái 50.

000 lục quân, Hải quân Pháp hợp cùng Hải quân Tây Ban Nha tạo thành Liên hợp Hạm đội với 12 Khu trục ham, 22 Hộ vệ hạm, cùng hơn trăm chiến thuyền và vận binh thuyền, rầm rộ tiến sang Viễn Đông báo thù rửa hận.

Đồng thời, Napoleon III cũng khẩn trương tìm kiếm tân minh hữu.

Tây Ban Nha là một đồng minh thân cận của Pháp, mặc dù cũng từng là một Đế quốc hùng mạnh, nhưng đã sớm lụi tàn.

Tây Ban Nha sau mấy chục năm nội chiến vì tranh giành ngai vàng, quốc lực đã rất suy yếu.

Napoleon III nhìn sang phía đông, nhìn đến Đế quốc Áo, một đối thủ quan trọng của Vương quốc Phổ, rồi lại nhìn sang phía đông bắc, nhìn đến Vương quốcherlands, một đối thủ của Vương quốc Anh.

Một cuộc vận động ngoại giao bắt đầu.

.

Eo biển Malacca là một eo biển hẹp mà dài, nằm giữa bán đảo Malaya và đảo Sumatra, tiếp giáp eo biển Andaman ở phía bắc.

Eo biển Malacca cũng là biên giới địa bàn ảnh hưởng giữa Vương quốc Anh và Vương quốcherlands :

phía tây eo biển là thuộc địa Đông Ấn Độ thuộcherlands, phía đông eo biển là thuộc địa Malaya thuộc Anh, gồm cả Singapore.

Bởi vì có thành phố Malacca trên bán đảo Malaya là một cảng thương mại nổi tiếng trong suốt mấy trăm năm, nên được dùng làm tên gọi cho eo biển.

Eo biển Andaman là một eo biển nằm giữa hai quần đảo Andaman và Nicobar, vì đi qua vĩ tuyến 10 độ nên có khi còn được gọi là eo biển Thập độ.

Đây là một cửa ngõ quan trọng trước khi tiến vào eo biển Malacca.

Cách eo biển Andaman về phía tây khoảng 35 hải lý, một Hạm đội lớn đang chầm chậm tiến tới, tốc độ không nhanh lắm, đại khái chỉ độ 4 – 5 hải lý một giờ.

Đó chính là Liên hợp Hạm đội của Hải quân Pháp và Hải quân Tây Ban Nha.

Cách Liên hợp Hạm đội hơn 5 hải lý là một chiến hạm cỡ nhỏ, tải trọng ước khoảng 200 tấn.

Đó chính là Trinh sát hạm “Phú Lạc” của Hải quân Đại Việt.

Trinh sát hạm là loại chiến hạm chỉ được trang bị bốn khẩu đại pháo loại 76,2mm, trừ đạn dược và vật tư cần thiết thì tải trọng còn lại đều được bố trí các động cơ hơi nước, giúp cho tốc độ của Trinh sát hạm có thể đạt đến 22 hải lý một giờ.

Đây là loại chiến hạm đặc thù của Hải quân Đại Việt.

Lúc này, nhiệm vụ của “Phú Lạc hạm” là tìm kiếm tung tích của Liên hợp Hạm đội.

“Phú Lạc hạm” đã tuần tra cả khu vực gần hai ngày nay, mà vẫn chưa thấy bóng dáng địch hạm.

Nếu như hôm nay vẫn không tìm thấy thì phải đổi phiên với một Trinh sát hạm khác.

Hạm trưởng Lý Quyền lại có trực giác là địch hạm ở cách đây không xa, nên ra lệnh tiếp tục tiến tới.

Quả nhiên, khi Lý Quyền cầm viễn vọng kính nhìn về hướng tây bắc thì chợt nhìn thấy ẩn hiện xa xa một dãy những điểm đen đang di động.

Biết rằng rất có thể đó chính là Liên hợp Hạm đội, Lý Quyền ra lệnh cho chiến hạm tiến tới gần hơn nữa.

Khi tiến đến gần hơn, Lý Quyền đã có thể xác định đó chính là Liên hợp Hạm đội rồi.

Cả trăm chiến hạm, chiến thuyền dàn ra dày đặc trên mặt biển, lại treo cờ Pháp và cờ Tây Ban Nha, nếu không phải là Liên hợp Hạm đội thì là gì ?

Đó chính là Liên hợp Hạm đội.

Dẫn đầu là ba chiếc Khu trục hạm, tiếp theo là 9 chiếc Khu trục hạm khác, trong đó có Soái hạm “La Gloire”, chiếc chiến hạm bọc thép đầu tiên trong lịch sử, được hạ thủy ngày 24/11/1859, chính thức hoạt động vào tháng 8/1860, cũng là loại chiến hạm tiên tiến bậc nhất hiện nay, “gần tương đương” với chiến hạm HMS Warrior của Hải quân Anh (hạ thủy ngày 29/12/1860, chính thức hoạt động vào ngày 1/8/1861).

Ngoài ra còn có hai chiến hạm chị em của nó là “Invincible” và “Normandie” được đóng sau đó ít lâu.

Cả ba chiến hạm này đều là loại Khu trục hạm cỡ lớn, có bọc lớp vỏ thép dày 110 – 119mm, tải trọng 5.

630 tấn, trang bị 36 khẩu pháo loại 163mm, tốc độ 13 hải lý một giờ, có 570 lính thủy.

Phía sau các Khu trục hạm trên là các Hộ vệ hạm và chiến thuyền dàn ra xung quanh bảo vệ đội vận binh thuyền ở giữa.

Do các chiến thuyền và vận binh thuyền này có tốc độ không cao, nên tốc độ của cả Liên hợp Hạm đội cũng không cao.

https:

//lh5.

googsercontent.

com/-7BV4o2U30L0/TxX0QrlZcYI/AAAAAAAAAnQ/ThctvXu6UCk/w392-h249-k/Le%2BGloire%2B%25281859%2529%2Btau%2Bchien%2Bboc%2 Bthep%2Bdau%2Btien%2B%2528Phap%2529.

jpg (Le Gloire

- chiến hạm bọc thép đầu tiên) Lý Quyền phát hiện địch hạm, quan sát một lúc để xác định quy mô của Hạm đội đối phương, rồi quay sang hỏi Hạm phó Lê Quang :

- Chúng ta rút lui hay là bắn vài phát pháo đạn chào mừng đối phương ?

Lê Quang nói với giọng kiên quyết :

- Bắn.

Nhưng chỉ nên sử dụng loại đạn pháo thông thường thôi để tránh bứt dây động rừng.

Lý Quyền gật đầu tán đồng, rồi lại nói :

- Phía trước toàn là Khu trục hạm.

Chúng ta chuyển ra phía sau tấn công Hộ vệ hạm và chiến thuyền.

Thế là “Phú Lạc hạm” chuyển hướng, đi song song với Liên hợp Hạm đội, tiến dần về phía sau.

Do khoảng cách khá xa, “Phú Lạc hạm” lại quá nhỏ, nên chưa gây ra sự chú ý của đối phương.

Khi đã nhìn thấy đội Hộ vệ hạm của đối phương, Lý Quyền liền lớn tiếng ra lệnh :

- Pháo thủ chuẩn bị.

Lập tức hơn chục thủy thủ trên chiến hạm khẩn trương hành động, chiến hạm lướt nhẹ tới trước, chuyển hướng quay đầu lại, rồi di chuyển song song với Hạm đội đối phương, hai khẩu pháo đều hướng về phía mục tiêu, pháo đạn đã lên nòng, tất cả đã sẵn sàng.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-con-thinh-no-cua-napoleon-iii-96289.html