Đông Phương Minh Nguyệt - CUỘC SỐNG MỚI Ở LÀNG PHÚ THẠNH (1) - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 3 : Đông Phương Minh Nguyệt - CUỘC SỐNG MỚI Ở LÀNG PHÚ THẠNH (1)

  Từ sau cuộc đàm thoại giữa Tuấn Văn và ông Hương Cả, cuộc sống của Tuấn Văn trong làng vẫn yên ả bình thường.

Trong khi đó, sinh hoạt của dân làng lại dần dần thay đổi.

Ở lớp học của Tuấn Văn, không chỉ có thanh niên mà toàn thể dân làng đều đến học, ai phải làm việc ban ngày thì đến học vào ban đêm, bởi Tuấn Văn không chỉ dạy chữ mà còn truyền thụ cho mọi người nhiều kiến thức phổ thông cần thiết cho sinh hoạt vốn phổ biến vào thời hiện đại nhưng lại rất cao xa vào thời này.

Ngoài ra, Tuấn Văn còn bày ra một số trò giải trí để mỗi người vui chơi những lúc rảnh rang.

Thời bấy giờ, những người dân bình thường ban ngày thì làm việc, tối đến thì đi ngủ, chẳng có trò gì để giải trí cả.

Nhờ đó, uy tín của Tuấn Văn đối với dân làng này càng tăng cao thêm nữa.

Các vị Hương chức trong làng cũng hết lòng ủng hộ, bởi những việc làm của Tuấn Văn đối với dân làng chỉ có lợi mà không có hại gì cả.

Cuộc sống cứ thế trôi qua.

Tuấn Văn cũng đã dần thích nghi với cuộc sống hiện tại.

Cậu chỉ cảm thấy bực bội khi phải ở trong nhà tranh vách lá.

Chỉ có điều, người không có quan tước thì cho dù có tiền cũng không thể xây nhà cao cửa rộng, bởi theo luật lệ triều Nguyễn thì “Kiểu nhà làm cũng phải theo kiểu thường mà làm, chứ không được làm nhà lầu và nhà kiểu chữ công hay kiểu chữ môn.

Ai làm nhà cửa mà không theo đúng phép, thì cho là lộng hành, phải tội” (Việt Nam Sử Lược – Trần Trọng Kim).

Nhưng dù sao theo dự tính của Tuấn Văn thì mọi người cũng không sống ở đây lâu, đành tạm chịu vậy.

Tuấn Văn có tiền hay không ?

Thậm chí là có không ít.

Nếu không kể đến những món đồ bằng bạc đầy giá trị, trong túi tiền cậu thu được trong rương của chiếc thuyền bị đắm cũng có đến 24 bảng Anh.

Đó là một số tiền không nhỏ.

Nên biết rằng thời kỳ này tiền bạc rất có giá trị.

Một bảng Anh là một đồng tiền vàng nặng 113 grains (tức 7,3 gam), tương đương với 0,195 lượng vàng.

Tức là cậu có đến 4,672 lượng vàng.

Trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim có chép rằng nước ta khi ấy “công nghệ không có, buôn bán không ra gì, trừ việc cày cấy làm ruộng ra thì người nghèo đói không có nghề nghiệp gì mà làm ăn cả, cho nên thủa ấy tuy một tiền được bốn bát gạo, mà vẫn có người chết đói, vì rằng giá gạo thì rẻ, nhưng kiếm được đồng tiền thật là khó.

Người đi làm thuê khôn khéo, thì mới được một ngày một tiền, không thì chỉ được 18 hay 30 đồng tiền mà thôi.

” Theo quy định của triều Nguyễn, 1 lượng vàng = 17 lượng bạc, và 1 lượng bạc = 2 quan 3 tiền (1 quan = 10 tiền, 1 tiền = 60 đồng, nên 1 quan = 600 đồng).

Ngay cả lương của Tổng đốc, Thượng thư mỗi năm cũng chỉ có 250 quan, thêm tiền xuân phục (thưởng tết) 50 quan, và gạo 200 phương (mỗi phương = 30 bát gạo).

Nếu tính thị giá 1 tiền (0,1 quan) mua được 4 bát gạo thì 200 phương giá 150 quan.

Tổng cộng mỗi năm Tổng đốc hoặc Thượng thư được 450 quan (tương đương 195,65 lượng bạc).

Còn Tri phủ lương mỗi năm là 35 quan, tiền xuân phục 8 quan, gạo 30 phương (tổng cộng 65,5 quan = 28,48 lượng bạc).

Tri huyện lương mỗi năm 30 quan, tiền xuân phục 6 quan, gạo 22 phương (tổng cộng 52,5 quan = 22,83 lượng bạc).

Nếu tính theo bảng Anh thì lương Tri huyện mỗi năm (tính luôn tiền gạo) chỉ có 6,91 bảng Anh.

Số tiền của Tuấn Văn gần bằng 3 năm rưỡi tiền lương của một viên Tri huyện.

Mà thời đó một huyện lớn lắm.

Tỉnh Định Tường gồm phần đất các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang và một phần Bến Tre ngày nay mà chỉ có 4 huyện là Kiến Hưng, Kiến Hòa (thuộc phủ Kiến An) và Kiến Phong, Kiến Đăng (thuộc phủ Kiến Tường).

Cũng phải nói thêm rằng việc phân chia đơn vị hành chính của triều Nguyễn rất không hợp lý và gây lãng phí.

Chẳng hạn như tỉnh Định Tường quản lý 2 phủ, rồi mỗi phủ lại quản lý 2 huyện.

Hoặc như tỉnh Hà Tiên quản lý 1 phủ là phủ An Biên, rồi phủ đó lại quản lý 3 huyện là Hà Châu, Kiên Giang và Long Xuyên (huyện ở vùng Cà Mau, gồm 2 tổng Long Thủy và Quảng Xuyên, không phải Long Xuyên thời hiện đại).

Nếu tính theo thời hiện đại thì tương đương với 1 tỉnh chỉ có 1 huyện, và huyện đó có 3 xã, thật không hợp lý.

Trong khi đó ở bên Tàu một tỉnh có hàng chục phủ, gần trăm huyện (một số tỉnh lớn thì nhiều hơn trăm huyện).

Ví dụ tỉnh Quảng Đông có 19 châu phủ, 75 huyện; tỉnh Tứ Xuyên có 35 châu phủ, 111 huyện; tỉnh Hà Nam có 20 châu phủ, 96 huyện.

Như vậy chẳng lẽ quan bên Tàu giỏi quản lý hơn quan ở nước ta hay sao ?

Tỉnh ở nước ta so với nước Tàu nhỏ hơn hàng chục lần mà học theo nước Tàu đặt thêm cấp phủ là quá lãng phí.

Thà rằng không đặt cấp phủ, để 1 tỉnh quản lý 3 huyện, hoặc 4 huyện thì còn tạm chấp nhận được.

Giống như ngày nay bên Tàu dưới cấp tỉnh là cấp thị, dưới cấp thị là cấp quận huyện; còn bên nước ta dưới cấp tỉnh là cấp quận huyện, không có cấp thị, vậy mới hợp lý và đỡ lãng phí.

Nói về chuyện chính.

Tuấn Văn vốn căm ghét Nho học cùng với sự ngu dân và Hán hóa của nó, nên quyết định thay đổi dần dần tâm thức của mọi người.

Sự du nhập Nho giáo vào thời Lê và đẩy mạnh vào thời Nguyễn đã làm mất đi nhiều vốn văn hóa quý báu của người Việt.

Chẳng hạn như con rồng Việt bị biến thành con rồng Hán, khắp nơi thờ phụng thần thánh của người Tàu và sử dụng nghi lễ của nước Tàu.

Cả Sầm Nghi Đống là tướng giặc bị giết mà cũng được dựng đền thờ ở ngoại thành Thăng Long.

Chính Hồ Xuân Hương đã từng làm bài thơ trào phúng “Đề Đền Sầm Nghi Đống”.

Tuấn Văn thấy rằng mình cần phải cải biến, ít nhất là với những người xung quanh, ít nhất là giảm bớt ảnh hưởng của văn hóa Hán đối với văn hóa Việt.

Với tình hình hiện tại, đa văn hóa có lẽ là tốt nhất.

Đa văn hóa sẽ không bị lỗi thời ít nhất trong hơn 150 nữa.

Một hôm, Tuấn Văn giảng về các hiện tượng tự nhiên như mưa giông gió bão, và những cách thức để tự bảo vệ mình khi gặp nguy cấp.

Mọi người sống gần bên bờ biển, nhà cửa đều là nhà tranh vách lá, nếu gặp phải giông bão thì thật nguy.

Và quan trọng hơn là Tuấn Văn vẫn đang sống tại một trong những ngôi nhà như thế.

Những người trong làng cho Tuấn Văn biết những khi giông bão vẫn thường có người gặp nạn.

Thời bấy giờ, mỗi khi có thiên tai bão lụt thì người chết vô số là chuyện bình thường.

Với điều kiện hiện có, căn bản khó thay đổi được.

Khi giảng xong, có người hỏi Tuấn Văn :

- Hương Sư ơi.

Có phải ông trời lớn nhất không ?

Đến lúc này, “Thuyết tiến hóa” của Darwin vẫn chưa được công bố (thậm chí nhiều bang ở Mỹ đến tận thế kỷ 20 vẫn còn cấm dạy “Thuyết tiến hóa” trong trường học).

Mọi người tin vào ông trời, vào Thượng Đế, vào Chúa, .

là chuyện đương nhiên.

Trong lúc Tuấn Văn đang ngẫm nghĩ thì có người cãi :

- Ai bảo ông trời lớn nhất ?

Ông trời còn phải sợ mây kia mà.

Rồi có người khác nói theo :

- Và mây thì sợ gió, gió lại sợ bức tường, bức tường sợ chuột, chuột sợ mèo, mèo sợ chó, chó sợ con người.

Có phải vậy không ?

Mọi người đều bật cười.

Tuấn Văn mỉm cười nói :

- Không phải đâu.

Nói như thế là lầm lẫn giữa ông trời và mặt trời.

Ông trời là cách gọi vị thần tối cao trên trời, là vua của Thiên giới.

Ở Thiên giới có các thế giới của các vị thánh thần, ở chỗ chúng ta gọi là Thiên đình, người tây phương gọi là Thiên đường.

Còn mặt trời chỉ là con trai của Thiên Đế, ông trời đời trước mà thôi.

Thời thượng cổ có đến mười mặt trời, các mặt trời sẽ luân phiên nhau mỗi ngày rời cung điện đi chiếu sáng mặt đất.

Nhưng có một lúc, các mặt trời ham chơi, cùng đi một lúc, khiến cho trên trời có đến mười mặt trời cùng xuất hiện, trời nóng bức làm cho mặt đất nứt nẻ khô cằn, muôn loài không sao sống nổi.

Hậu Nghệ đã dùng cung thần của mình bắn rơi chín mặt trời, chỉ để lại một mặt trời như ngày nay chúng ta thấy đó.

Mọi người nghe hấp dẫn, chăm chú lắng nghe.

Một người hỏi :

- Hương Sư ơi.

Vậy là có ông trời đời trước, ông trời đời sau nữa hả ?

Thiên Đế với Ngọc Hoàng Thượng Đế là khác nhau ạ ?

Tuấn Văn mỉm cười nói :

- Ở dưới đất có nhiều đời vua thì ở trên trời cũng vậy.

Nhưng các vị thần thánh là bất tử, nên khi ông trời đời trước chán việc triều chính, bỏ đi ẩn cư, thì ông trời đời sau mới lên thay.

Trên trời không có chuyện cướp ngôi.

Kẻ nào làm loạn đều bị các vị thánh thần nghiêm trị.

Mọi người nhao nhao nói :

- Hương Sư ơi.

Kể cho chúng con nghe chuyện các ông trời đi.

- Phải đó.

- Trong các ông trời thì ông trời nào lợi hại nhất ạ ?

.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-cuoc-song-moi-o-lang-phu-thanh-1-96173.html