Đông Phương Minh Nguyệt - CUỘC SỐNG MỚI Ở LÀNG PHÚ THẠNH (2) - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 4 : Đông Phương Minh Nguyệt - CUỘC SỐNG MỚI Ở LÀNG PHÚ THẠNH (2)

  Lại nói, khi mọi người nhao nhao đòi nghe kể về chuyện các ông trời, Tuấn Văn khẽ mỉm cười, vẫy tay ra hiệu cho mọi người yên lặng, rồi nói :

- Ông trời đời trước luôn lợi hại hơn ông trời đời sau.

Và ông trời hiện tại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là kém nhất.

Truyền thuyết kể rằng, sau khi Thái Nhất đi ẩn cư, Thiên đình không người cai quản, các vị thánh thần không người quản lý, nên hễ có hiềm khích là lại đánh nhau dữ dội, đánh đến trời long đất lở, tối trời tối đất.

Thái Nhất là vị đại thần tài giỏi nhất trên Thiên đình, nên khi Ngài trị vì thì chúng thần không ai dám làm loạn cả.

Đến khi Ngài đi mất, chúng thần không còn ai kiềm chế, nên muốn làm gì thì làm, khiến Thiên đình vô cùng hỗn loạn.

Cảnh chiến loạn làm chúng thần lo lắng, nên họp nhau bàn bạc, quyết định bầu ra một vị Thượng Đế cai quản Thiên đình.

Vấn đề ở chỗ các vị thánh thần không ai phục ai cả, ai cũng muốn trở thành Thượng Đế, nên tranh cãi kịch liệt, rồi lại đánh nhau.

Cuối cùng, Thái Bạch Tinh Quân đề nghị xuống trần gian tìm một người trần lên làm Thượng Đế.

Chúng thần đều đồng ý với đề nghị này, bởi nếu không phù hợp thì dễ dàng truất phế, tìm người mới thay thế.

Và nếu Thượng Đế không tài giỏi thì bắt buộc phải trọng nể chúng thần.

Bọn họ còn có thêm một yêu cầu nữa là Thượng Đế phải giỏi nhẫn nhịn.

Lý Ngân nghe đến đây, đột nhiên nói một câu :

- Cũng giống như ở hạ giới chúng ta, quyền thần đều muốn tôn vua nhỏ tuổi lên ngôi để dễ dàng chuyên quyền vậy mà.

Tuấn Văn đưa mắt nhìn Lý Ngân, thầm khen gã ta là người thông tuệ, biết suy luận, sau này có thể trọng dụng.

Tuấn Văn mỉm cười nói tiếp :

- Thái Bạch Tinh Quân hạ phàm, đi nhiều nơi tìm kiếm, cuối cùng nghe nói ở Trương Gia Loan có vị trang chủ là Trương Hữu Nhân, vừa nhân đức hiền hậu, hay giúp đỡ những người xung quanh, mà lại rất giỏi nhẫn nhịn, nên còn được gọi là Trương Bách Nhẫn.

Thái Bạch Tinh Quân đến viếng thăm Trương gia trang, cố ý đưa ra nhiều đòi hỏi kỳ quái, và đều được Trương trang chủ nhẫn nhịn thỏa mãn.

Thái Bạch Tinh Quân rất hài lòng, nói ra thân phận của mình và rước Trương trang chủ lên trời làm Thượng Đế.

Ban đầu chúng thần chỉ để ông ấy làm thử một thời gian.

Nào ngờ ông ấy không những giỏi nhẫn nhịn mà còn rất giỏi quản lý, tổ chức Thiên đình đi vào nề nếp, có luật lệ rõ ràng.

Chúng thần đều phục và để ông ấy làm Thượng Đế luôn.

Nhất nhân đắc đạo, kê khuyển thăng thiên.

Ông ấy trở thành Ngọc Hoàng Thượng Đế, vợ ông ấy trở thành Tây Vương Mẫu, bảy người con gái của ông ấy trở thành Thất Tiên Nữ.

Lý Ngân chép miệng nói :

- Hóa ra Ngọc Hoàng Thượng Đế vốn làm người phàm, không lợi hại cho lắm, vì thế mới bị Tề Thiên Đại Thánh đòi phế bỏ để lên thay.

Nếu không có Phật Tổ Như Lai thì có thể Tề Thiên Đại Thánh đã thành công rồi.

Tuấn Văn mỉm cười hỏi :

- Cậu cũng biết Tề Thiên Đại Thánh nữa hả ?

Lý Ngân nói :

- Trước đây con có lần cùng ba đi lên chợ huyện, được nghe kể chuyện Tề Thiên ở quán trà.

Tuấn Văn cười bảo :

- Ngọc Hoàng Thượng Đế như thế, nhưng lại có tôn hiệu nghe rất kêu, là “Hạo Thiên Kim Khuyết Vô Thượng Chí Tôn Tự Nhiên Diệu Hữu Di La Chí Chân Ngọc Hoàng Thượng Đế”.

Đến thời Minh lại có thêm tôn hiệu “Cao Thiên Thượng Thánh Đại Từ Nhân Giả Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn Huyền Khung Cao Thượng Đế”.

Đưa mắt nhìn mọi người một lượt, Tuấn Văn mỉm cười nói :

- Các vua nước ta cũng có rất nhiều vị có tôn hiệu rất dài rất kêu, như vua Lê Thái Tổ có tôn hiệu là “Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng Trí Hoàng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao Hoàng Đế”.

Trong các triều đại nước ta, các vua nhà Lê vì muốn giảm ảnh hưởng của nhà Trần, nên chủ trương du nhập Nho giáo và Hán hóa nền văn hóa Đại Việt.

Các triều đại trước, chỉ có vài vị vua có văn trị vũ công nổi bật thì mới có tôn hiệu dài nghe rất kêu.

Còn thời Lê thì vua nào cũng có hết, ngoài Lê Thái Tổ thì các vua sau cũng có tôn hiệu dài, như Lê Thái Tông là “Kế Thiên Thể Đạo Hiển Đức Thánh Công Khâm Minh Văn Tư Anh Duệ Triết Chiêu Hiến Kiến Trung Văn Hoàng Đế”, Lê Nhân Tông là “Khâm Văn Nhân Hiếu Tuyên Minh Thông Duệ Tuyên Hoàng Đế”, Lê Thánh Tông là “Sùng Thiên Quảng Vận Cao Minh Quang Chính Chí Đức Đại Công Thánh Văn Thần Vũ Đạt Hiếu Thuần Hoàng Đế”, Lê Hiến Tông là “Thể Thiên Ngưng Đạo Mậu Đức Chí Chiêu Văn Thiệu Vũ Tuyên Triết Khâm Thành Chương Hiếu Duệ Hoàng Đế”, Lê Túc Tông là “Chiêu Nghĩa Hiển Nhân Ôn Cung Uyên Mặc Hiếu Doãn Cung Khâm Hoàng Đế”, .

Trong khi nhà Lý chỉ có Lý Thái Tổ, Lý Thánh Tông và Lý Anh Tông là có tôn hiệu dài.

Nhà Trần cũng chỉ có mấy vị vua đầu (nhờ công lao ba lần chống quân Nguyên).

Lê Đức An, con trai ông Biện Đình Lê Đức Nghiệp, hỏi :

- Vậy Thiên Đế là ai ạ ?

Mấy vị trước Ngọc Hoàng Thượng Đế đó.

Tuấn Văn nói :

- Các vị trước đều là những người lợi hại nhất Thiên giới, áp phục chúng thần mà lên ngôi.

Trước Ngọc Hoàng Thượng Đế là Thái Nhất, còn có tôn hiệu là Thái Vi Ngọc Đế, Phạm Thiên Ngọc Đế, Tử Vi Ngọc Đế, trị vì vào quãng thời Hán cho đến trước thời Đường.

Trước đó nữa là Thiên Đế Cơ Hiên Viên, tổ tiên của nhà Chu, trị vì vào thời Chu; Thương Đế, tổ tiên của nhà Thương, trị vì vào thời Thương.

Lý Ngân nói :

- Vậy ra khi các vị ấy lên ngôi ở trên trời thì phù hộ cho con cháu của họ lên làm vua ở dưới đất.

Tuấn Văn khẽ cười.

Thật ra thì nhà Thương, nhà Chu lên làm vua xong rồi mới tôn tổ tiên của họ làm Đế ở trên trời.

Tổ tiên của nhà Chu là Hậu Tắc, tên thật là Cơ Khí.

Hậu Tắc là con của Đế Cốc Cơ Tuấn (vị thứ ba trong Ngũ Đế).

Và Đế Cốc lại là cháu của Hiên Viên Hoàng Đế (vị đầu tiên trong Ngũ Đế).

Do đó nhà Chu nhận Hiên Viên Hoàng Đế là tổ tiên của mình, tôn làm Thiên Đế trên trời thay thế cho Thương Đế của nhà Thương.

Thời Thương, vua trên trời là Thương Đế, vua dưới đất là Thương Vương.

Thời Chu, vua trên trời là Thiên Đế, vua dưới đất là Thiên Vương (từ 'Thiên Tử' sau này mới có).

Do đó, Hiên Viên Hoàng Đế họ Cơ mới đúng, chứ họ Công Tôn là không đúng, bởi vì vào thời Tiên Tần, những người con cháu vua mà không có quyền kế vị thì phải đổi sang họ Công Tôn.

Người Tàu tự nhận mình là hậu duệ của Hoàng Đế, lại đi tin vào Sử Ký, đổi họ của tổ tiên.

Sử Ký của Tư Mã Thiên, thậm chí Kinh Xuân Thu của Khổng Tử (một trong Ngũ Kinh mà nhà nho phải học) cũng có rất nhiều chỗ bị các nhà nghiên cứu thời nay phát hiện không đúng.

Tuấn Văn lại nói :

- Tuy vậy, những vị đó cũng chưa phải là lợi hại nhất.

Lợi hại nhất, vĩ đại nhất chính là Đấng Tạo Hóa, vị đã sáng tạo ra thế gian, sáng tạo ra vạn vật muôn loài.

Kể cả các vị thánh thần cũng do Đấng Tạo Hóa tạo ra.

Lê Đức An hỏi :

- Bàn Cổ phải không ạ ?

Tuấn Văn mỉm cười nói :

- Đấng Tạo Hóa chỉ có một, nhưng tùy mỗi vùng miền, mỗi dân tộc lại có những cách gọi khác nhau.

Thần thoại trên toàn thế giới gần như giống nhau ở việc ban đầu vũ trụ là một khối hỗn độn, rồi Đấng Tạo Hóa đã phân chia trời đất, sáng tạo muôn loài.

Còn chi tiết thì tùy vào cách hiểu của mỗi nơi mà kể lại có khác nhau, tam sao thất bổn mà.

Người Tàu gọi Đấng Tạo Hóa là Bàn Cổ Đại Thần, người Việt mình gọi là Thần Trụ Trời, người tây phương gọi là Thiên Chúa Jehovah, Thánh Ala, Thần Hỗn Độn Khaos, Thần Sáng Tạo Brahma, .

Cũng giống như khi gọi ba, có người gọi là cha, bố hoặc thầy vậy.

Nếu muốn dùng một từ chung, theo ta nghĩ gọi là Đấng Tạo Hóa, hoặc dùng thần hiệu có thể gọi là Sáng Thế Thần thì thích hợp nhất.

Không có Đấng Tạo Hóa, sẽ không có vạn vật sinh linh, đương nhiên cũng sẽ không có con người chúng ta.

Về chuyện sáng thế, khoa học hiện đại có thuyết Big Bang so với các truyện thần thoại cũng gần tương tự, với ban đầu là một lỗ đen (hỗn độn), sau một vụ nổ lớn (khai thiên) tạo ra vũ trụ (sáng thế).

Con người thường tôn các lực lượng siêu nhiên làm thần thánh, nên lực lượng đã tạo ra vụ nổ lớn (Big Bang) cũng có thể được tôn làm Sáng Thế Thần.

Tuấn Văn lại nói :

- Trừ Đấng Tạo Hóa, từ Thương Đế đến Ngọc Hoàng Thượng Đế đều là Thiên Đế của người Tàu, nên họ chỉ phù hộ người Tàu mà thôi.

Giống như Zues là thần vương của người Hy Lạp sẽ phù hộ người Hy Lạp.

Từ sau hôm đó, dân làng khi khấn vái ở bàn thờ ông thiên trước nhà đã không cầu khấn Ngọc Hoàng Thượng Đế nữa, mà chuyển sang cầu khấn Sáng Thế Thần.

Mặc dù Tạo Hóa nghe khoa học hơn (Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ dùng từ “Creator” nghĩa là “Tạo Hóa”; Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh viết cũng nhắc đến “Tạo Hóa”), nhưng mọi người cầu khấn thần linh mà, gọi là Sáng Thế Thần cho thuận miệng.

Dân làng ở đây thờ cúng theo đặc trưng của người Nam Bộ, có bàn thờ ông thiên ở trước cửa nhà, miếu ông thổ địa ở góc sân và bàn thờ tổ tiên ở giữa nhà.

Như thế là họ thờ đủ cả Thiên – Địa – Nhân, ba yếu tố quan trọng trong thuyết Âm Dương

- Ngũ Hành của người Việt cổ.

Có thể bà con chưa biết :

Thuyết Âm Dương

- Ngũ Hành là của người Việt Cổ.

Người Hán dùng thuyết Lưỡng Nghi

- Bát Quái.

Thành Thăng Long xây dựng theo Ngũ Hành, còn thành Trường An, Bắc Kinh xây dựng theo Bát Quái.

Thuyết Âm Dương

- Ngũ Hành của người Việt Cổ là 'Hỗn Mang sinh Âm Dương, Âm Dương sinh Tam Tài, Tam Tài sinh Ngũ Hành', còn Thuyết Lưỡng Nghi

- Bát Quái của người Hán là 'Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái' (Gọi là người Việt Cổ bởi sau một thời gian dài Hán hóa dưới sự 'nỗ lực' của Nhà Lê và Nhà Nguyễn thì văn hóa Việt Cổ đã mất đi rất nhiều).

 

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-cuoc-song-moi-o-lang-phu-thanh-2-96175.html