Đông Phương Minh Nguyệt - ĐÁNH VỀ GIA ĐỊNH - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 54 : Đông Phương Minh Nguyệt - ĐÁNH VỀ GIA ĐỊNH

  Ngày 25 tháng 7 năm Nhâm Tuất (tức ngày 20/8/1862 dương lịch), một Hạm đội với bảy chiếc khu trục hạm cỡ lớn cùng nhiều chiến hạm, chiến thuyền nhỏ hơn hộ vệ các vận binh thuyền tiến vào sông Nhà Bè.

Đó là lực lượng viễn chinh quân của Vương quốc Pelew.

Để thu phục Gia Định, Tuấn Văn đã phái đại quân gồm năm sư đoàn Lục quân, một trung đoàn pháo binh, 20 đại đội Vệ binh, cùng phần lớn chiến hạm của Hải quân.

Đại quân do Lục quân bộ trưởng, Bá tước xứ Tân Khánh, Thiếu tướng Lý Ngân làm Tổng chỉ huy; Hải quân bộ trưởng, Bá tước xứ Tân Khẩu, Đại tá Hải quân Nguyễn Vân Phong làm Phó Tổng chỉ huy kiêm chỉ huy liên hợp Hạm đội.

Tổng quân số 19.

000 Lục quân và 3.

500 Hải quân, để đối phó với lực lượng liên quân Pháp – Tây Ban Nha chỉ có chưa đến 5.

000 người.

Vì để các chiến hạm có thể dễ dàng đi lại trên sông nên quân Pháp không bố trí chướng ngại vật, nhờ đó mà Hạm đội viễn chinh quân tiến vào Gia Định rất dễ dàng.

Đến chiều, Hạm đội tiến đến trước đồn Hữu Bình, một cửa ngõ quan trọng trước khi vào đến Gia Định Thành.

Nơi đây có một đội quân Pháp khoảng 250 người đồn trú.

Nhưng chỉ sau một trận pháo kích dữ dội, đồn đã bị san bằng, và gần 200 quân Pháp may mắn sống sót đã phải giương cờ trắng đầu hàng.

Sáng hôm sau, Hạm đội đã có mặt trước thành Gia Định.

Lý Ngân giao cho Nguyễn Vân Phong chỉ huy một bộ phận chiến hạm tấn công các chiến hạm và chiến thuyền Pháp trên sông Gia Định và sông Thị Nghè, sau đó ra lệnh cho các hạm pháo trên các chiến hạm còn lại pháo kích dữ dội vào thành để mở đường cho đại quân đổ bộ.

Tất cả 19.

000 quân, gồm cả trung đoàn pháo binh, được cho đổ bộ lên bờ.

Đại quân dùng đúng con đường mà liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã dùng khi tấn công Gia Định Thành, tiến sát đến chân thành, sau đó dùng “tên lửa Dynamite” bắn vào cửa thành.

Không hổ danh là bộc phá, chỉ sau vài phát “tên lửa Dynamite” thì cửa thành đã bị phá hủy.

Đại quân Pelew tràn vào trong thành.

Do phải chia quân đóng giữ khắp nơi ở bốn tỉnh Nam Kỳ để đối phó với sự phản kháng của nghĩa quân và dân chúng, nên liên quân Pháp – Tây Ban Nha chỉ có 2.

300 quân Pháp và 800 quân Tây Ban Nha ở trong thành.

Thấy phe ta chiếm ưu thế tuyệt đối về quân số cũng như về trang bị, Lý Ngân không cho quân hỗn chiến, mà phái quân chiếm giữ các vị trí hiểm yếu, kiểm soát các cổng thành, rồi cho pháo binh dùng trọng pháo nã pháo đạn vào các cứ điểm của liên quân Pháp – Tây Ban Nha.

Các khẩu pháo RBL Armstrong loại 76,2mm và 95,3mm, thậm chí là 120,7mm đã tạo ra luồng hỏa lực cực mạnh, áp chế đối phương không thể ngóc đầu lên được.

Đối với những đồn trại kiên cố, Lý Ngân dùng “tên lửa Dynamite” trực tiếp san bằng.

Chỉ sau hơn nửa giờ giao tranh, quân Pháp đã tổn thất thảm trọng, các cứ điểm trong thành hầu như mất hết, chỉ còn lại Dinh Thống đốc (Dinh Tổng đốc của triều đình Đại Nam trước đây) và một số tòa nhà phụ cận.

Nhìn thấy quân đội lúc này chỉ còn hơn 1.

000 người còn khả năng chiến đấu, trong khi đối phương đông hơn gấp mười mấy lần, lúc này lại đang vây kín bên ngoài, lại có pháo hỏa rất lợi hại, Đô đốc Bornard, Tổng chỉ huy liên quân Pháp – Tây Ban Nha, đã ra lệnh treo cờ trắng đầu hàng.

Quân đội các nước Âu Mỹ không có khái niệm tử chiến đến cùng.

Khi quân lực quá chênh lệnh, không có cơ hội để chiến thắng hay trốn thoát, thì họ sẵn sàng đầu hàng, rồi chờ chính phủ dùng tiền chuộc về.

Đó là cách tiến hành chiến tranh của các nước Âu Mỹ, được gọi là văn minh.

Vương quốc Pelew cũng thuộc thế giới văn minh, nên Lý Ngân đã tiến hành nghi thức thụ hàng theo đúng quy cách của các nước tây phương.

Khi gặp được Lý Ngân, Đô đốc Bornard trách vấn :

- Quý quốc tấn công bản quốc mà không tuyên chiến, là .

là không hợp lý, trái với các quy tắc quốc tế.

Đương nhiên Bornard đã biết đối phương là ai rồi.

Vương quốc Pelew, giới thương lưu quý tộc Âu Mỹ không mấy người là không biết.

Lý Ngân mỉm cười hỏi :

- Khi quý quốc tấn công Đại Nam có tuyên chiến hay không ?

Đô đốc Bornard đỏ mặt biện bác :

- Đó là hai việc khác nhau.

Đại Nam là một xứ dã man, còn quý quốc và bản quốc đều thuộc thế giới văn minh, cần phải xử sự như một người văn minh.

Lý Ngân mỉm cười nói :

- Thật ra quý quốc và bản quốc đã có chiến tranh từ năm 1859.

Đạo quân của quý quốc ở Gia Định Thành vào năm đó đã bị chúng ta tiêu diệt hoặc thu hàng.

Tình trạng chiến tranh giữa bản quốc và quý quốc đến nay vẫn chưa tiêu trừ.

Nhìn Đô đốc Bornard một lượt, Lý Ngân lại nói :

- Một số hàng binh vào năm đó có nhiều người đã giữ các vị trí cao ở bản quốc, thậm chí có người được phong đến Bá tước.

Bọn họ cũng có tham gia lần viễn chinh này, Đô đốc có muốn gặp bọn họ không ?

Đô đốc Bornard ngần ngừ một lúc, rồi nói :

- Thôi.

Ta đã là kẻ thất bại, còn mặt mũi gặp ai nữa.

Chỉ mong quý quốc đối xử với quân ta theo đúng quy tắc của thế giới văn minh.

Lý Ngân cười nói :

- Điều đó đương nhiên rồi.

Bản quốc không giống Đại Thanh quốc hay triều đình Huế.

Xử lý xong hàng binh ở đây, trong lúc các quan viên của Chính vụ viện lo việc an dân, Lý Ngân lại phái một sư đoàn xuống thu phục Định Tường, một sư đoàn xuống thu phục Vĩnh Long, và hai sư đoàn ra thu phục Biên Hòa.

Trừ ở Biên Hòa liên quân Pháp – Tây Ban Nha cho trú đóng đến 1.

000 quân để phòng ngự quân của triều đình Huế ở Bình Thuận, thì ở Định Tường và Vĩnh Long, mỗi nơi chỉ có 300 – 400 quân.

Lý Ngân là người cẩn thận, nên đã phái một lực lượng đông gấp 6 – 10 lần, với hỏa lực áp đảo, để giành chiến thắng mà giảm thiểu tổn thất.

Hai sư đoàn xuống thu phục Định Tường và Vĩnh Long sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ tiến thẳng về An Giang và Hà Tiên, thu phục những nơi đó.

Bọn họ không còn xem triều đình Huế thích hợp cai trị Đại Nam.

Do đa số trong quân đội Pelew là người Việt gốc Nam Kỳ, nên quen đường thuận lối.

Dân chúng nghe tin vương sư đánh Pháp, cũng hò nhau giúp đỡ, dẫn đường.

Đặc biệt, nhờ bài Hịch đánh Tây của Nguyễn Đình Chiểu, người được dân chúng yêu mến qua truyện thơ Lục Vân Tiên được truyền tụng rộng rãi, nên dân chúng có hảo cảm với quân đội Pelew, gọi là vương sư.

Nguyễn Đình Chiểu từng than :

“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng”, thì nay “trang dẹp loạn” đã xuất hiện rồi.

Vì vậy, chiến sự ở Nam Kỳ rất thuận lợi.

Ở mặt trận Biên Hòa, hạm pháo từ các chiến hạm dội bão lửa xuống cổng thành, bắn sập cổng thành và một đoạn tường thành, mở đường cho đại quân tiến vào thành.

Đệ nhị sư đoàn và Đệ tam sư đoàn thừa cơ hội tràn vào thành, chia cắt bao vây, phân tán tiêu diệt địch quân.

Quân Pháp ở đây cũng khá dũng mãnh, liên tục tổ chức xung phong, rồi liên tục gục ngã trước làn mưa đạn của quân Pelew, vậy mà vẫn không nao núng.

Phải sau nửa ngày khích chiến, quân Pháp chỉ còn lại hơn 300 người, mới chấp nhận thất bại, hạ vũ khí đầu hàng.

Ở mặt trận Định Tường, Đệ tứ sư đoàn được Hải quân chở đi theo đường sông Tiền ở nhánh Mỹ Tho, tiến thẳng đến thành Mỹ Tho.

Sau một trận giao tranh không ác liệt lắm, liên quân Pháp – Tây Ban Nha chịu một số tổn thất, rồi khi hay tin bộ chỉ huy ở Gia Định đã đầu hàng, bọn họ cũng hạ vũ khí đầu hàng.

Thành Mỹ Tho được giao cho Vệ binh phòng vệ.

Đệ tứ sư đoàn lại lên chiến hạm ra biển, tiến về phía Hà Tiên.

Ở mặt trận Vĩnh Long, Đệ ngũ sư đoàn được Hải quân chở đi theo đường sông Tiền ở nhánh Cổ Chiên, tiến thẳng đến thành Vĩnh Long.

Sau khi dùng hạm pháo phá thành, quân Pelew tràn vào thành, quân Pháp ở đây lớp chết, lớp bị thương, lớp đầu hàng.

Thành Vĩnh Long được giao cho Vệ binh phòng vệ.

Đệ ngũ sư đoàn tiếp tục ngược dòng tiến về công chiếm An Giang.

Các trận chiến ở An Giang và Hà Tiên còn đơn giản hơn.

Kinh lược sứ Nam Kỳ là Phan Thanh Giản biết không chống đỡ nổi, đã quyết định giao thành.

Do đã lỡ mang tiếng “mãi quốc”, lần này họ Phan không muốn chống lại vương sư, mà còn gửi gắm hai con là Phan Liêm, Phan Tôn cho quân Pelew, nhờ đưa về chỗ Nguyễn Đình Chiểu.

Hai anh em Phan Liêm, Phan Tôn từng là học trò của Nguyễn Đình Chiểu khi còn ở Gia Định.

Sau khi thu phục Nam Kỳ, Tuấn Văn xuống chiếu cải tên thành tỉnh Gia Định.

Bãi bỏ các đơn vị hành chính cấp tỉnh, phủ, huyện của Đại Nam.

Dựa theo địa hình, diện tích mà đặt quận mới.

Tổng cộng có 22 quận, gồm :

Tân Bình, Tân An, Tây Ninh, Tân Hòa (nguyên là phủ của Gia Định); Kiến An, Kiến Tường (nguyên là phủ của Định Tường); Phước Long, Phước Tuy, Tân Định, Tân Lợi, Tân Thuận (nguyên là phủ của Biên Hòa); Định Viễn, Hoằng Trị, Lạc Hóa (nguyên là phủ của Vĩnh Long); Tuy Biên, Tân Thành, Ba Xuyên (nguyên là phủ của An Giang); An Biên (nguyên là phủ của Hà Tiên), Long Xuyên (nguyên là huyện Long Xuyên, phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên, tức đất Cà Mau ngày nay); và Phú Thạnh (nguyên là làng Phú Thạnh), Kiên Giang (nguyên là huyện Kiên Giang, phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên, tức đất Rạch Giá ngày nay), Phước Thắng (tức Vũng Tàu, nơi có pháo đài Phước Thắng).

Nhân viên hành chính được lấy từ Học viện Hành chính Hoàng gia, tạm giữ các chức vụ Tỉnh trưởng, Quận trưởng.

Các đội tuyên truyền phối hợp với viên chức tỉnh, quận đến các thành, trấn, thôn làng để tuyên truyền chính sách của triều đình và tổ chức người dân bầu Hội đồng thành phố / thị trấn / làng.

Sau khi an dân và tổ chức chính quyền địa phương, Lý Ngân cho để lại tỉnh thành Gia Định 1.

000 Vệ binh lo việc phòng vệ.

Còn đại quân tập trung tại Gia Định, chuẩn bị tiến ra thu phục Trung Kỳ và Bắc Kỳ.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-danh-ve-gia-dinh-96275.html