Đông Phương Minh Nguyệt - ĐIỀU ƯỚC SATSUMA - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 44 : Đông Phương Minh Nguyệt - ĐIỀU ƯỚC SATSUMA

  Nghĩ về sự khuất nhục từ những Hiệp ước bất bình đẳng với liệt cường, cả phiên chủ Shimazu Nariakira và chúng gia thần đều vừa giận vừa buồn.

Giận vì sự bức hiếp của liệt cường, còn buồn vì sự yếu đuối của Nhật Bản.

Hiện tại Nhật Bản quá yếu, không đủ năng lực kháng cự sự bức hiếp của liệt cường, đành phải nhẫn nhịn, tìm cơ hội phát triển.

Okubo Tashimichi dè dặt nói :

- Phiên chủ.

Bọn họ còn cho phép một số người ở Satsuma được nhập quốc tịch Pelew.

Bọn họ theo thể chế song quốc tịch, nên những người đó vẫn có thể giữ lại quốc tịch Nhật Bản.

Saigo Takamori đứng bật dậy nói :

- Chúng ta đều là người Nhật Bản, không thể lấy quốc tịch khác.

Phiên chủ Shimazu Nariakira lắc đầu bảo :

- Chỉ cần vẫn luôn nhớ mình là người Nhật Bản, là hậu duệ của Thái Dương Nữ thần, thì có nhập quốc tịch Pelew cũng không sao.

Miễn sao có lợi cho sự duy tân, phát triển đất nước, thì có hy sinh một chút cũng không hề gì.

Mọi người đồng thanh nói :

- Phiên chủ.

Vì sự nghiệp duy tân, vì sự nghiệp phát triển đất nước, vì gia tộc Shimazu, chúng thần sẵn sàng hy sinh cả sinh mạng của mình.

Phiên chủ Shimazu Nariakira hài lòng nói :

- Được rồi.

Cứ quyết định như thế.

Okubo hãy đàm phán với Bá tước Nguyễn Vân Phong, dựa theo những gì mà mọi người đề xuất nãy giờ, cố gắng tranh thủ lợi ích cho gia tộc.

Okubo Tashimichi cung kính nói :

- Vâng ạ.

Thần hạ sẽ tận lực.

Phiên chủ Shimazu Nariakira lại nói :

- Còn về việc nhập quốc tịch Pelew, ta định cử một phái đoàn đến Pelew khảo sát, sau đó sẽ quyết định.

Pelew cũng là một nước Á Đông, mà có thể phát triển ngang hàng với Tây dương liệt cường, chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của họ.

Chúng gia thần đồng thanh nói :

- Phiên chủ anh minh.

Mọi người nghĩ đến viễn cảnh quật khởi của Nhật Bản, đều rất hưng phấn, đặc biệt là những samurai trẻ tuổi, khí huyết bừng bừng.

Trước đây bọn họ vẫn phải mày mò cho công cuộc duy tân thì nay đã có tấm gương rõ nét rồi.

Đối với người Nhật, học tập kinh nghiệm từ một nước Á Đông sẽ thích hợp hơn một nước Tây dương, bởi có nền văn hóa gần gũi, điều kiện tương đồng.

Phiên chủ Shimazu Nariakira hỏi :

- Ai có thể đi cùng ta đến Pelew khảo sát ?

Mọi người ngạc nhiên sửng sốt :

- Phiên chủ định đích thân đến Pelew ?

Phiên chủ Shimazu Nariakira nói :

- Nghe người Tây dương nói, trước đây Hoàng đế Pyotr I của Đế quốc Nga từng đi khắp Âu châu để học hỏi kinh nghiệm về cải cách đất nước, khiến Đế quốc Nga trở nên hùng cường, được tôn xưng là Đại Đế, là Hoàng đế vĩ đại nhất của Đế quốc Nga.

Ta tuy không vĩ đại như Pyotr Đại Đế, nhưng cũng hy vọng sẽ học được gì đó giúp ích cho sự phát triển của Satsuma.

Thống lĩnh samurai Saigo Takamori vội nói :

- Phiên chủ.

Thần xin đi cùng phiên chủ.

Kuroda Kiyotaka vội nói theo :

- Phiên chủ.

Thần hạ cũng xin được đi cùng phiên chủ.

Những người khác cũng nói :

- Thần hạ xin được đi cùng phiên chủ.

Phiên chủ Shimazu Nariakira trầm ngâm một lúc, rồi bảo :

- Okubo quen việc giao thiệp với người ngoại quốc, sẽ đi theo ta.

Kuroda phụ trách đội hộ vệ.

Saigo phải ở lại phòng vệ lãnh địa khi ta đi vắng.

Quản gia Kawamura quản lý thành Kagoshima.

Chúng ta cũng nên tuyển chọn một trăm thanh niên thông minh linh lợi, để gửi theo học tập ở các trường học và công xưởng ở Pelew.

Chúng ta không chỉ xem, mà còn phải học.

Sự nghiệp cải cách không thể thành công trong thời gian ngắn được.

Con đường còn rất dài.

.

Hôm sau, Okubo Tashimichi lại đến chiến hạm Long Phú.

Sau một phen trao đổi ý kiến một cách ôn hòa, Hiệp ước Satsuma được ký kết.

Tất cả những yêu cầu mà Nguyễn Vân Phong đưa ra hôm qua đều được phía Satsuma chấp nhận.

Đổi lại, Vương quốc Pelew cam kết chỉ bán hàng hóa tại thị trường Nhật Bản cho gia tộc Shimazu, và cung cấp vũ khí tiên tiến cho quân đội Satsuma.

Nguyễn Vân Phong trao cho Okubo Tashimichi một danh mục các loại hàng hóa với cả giá cả, để gia tộc Shimazu lựa chọn.

Nhìn bản danh mục dày cộm la liệt đủ loại hàng hóa, nhiều thứ bọn họ chưa từng nghe nói đến, Okubo Tashimichi nửa mừng nửa lo.

Mừng vì thỏa mãn được yêu cầu là hàng hóa phong phú.

Lo là vì hàng hóa chủng loại quá nhiều, biết mua thứ nào, bỏ thứ nào đây ?

Chờ Okubo Tashimichi xem xong, Nguyễn Vân Phong nói :

- Đó chỉ là hàng hóa thương mại.

Còn về quân dụng vật tư thì phải tính riêng.

Các ngươi cần súng bộ binh, ta nghĩ loại Pattern 1851 Minié thích hợp với các ngươi, giá cả cũng không cao lắm.

Okubo Tashimichi hỏi :

- Thứ đó tiên tiến không ạ ?

Nguyễn Vân Phong tủm tỉm cười bảo :

- Đó là loại súng trường mà quân đội các nước Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha vẫn đang sử dụng.

Ngươi bảo nó có tiên tiến hay không ?

Nếu như vậy thì đương nhiên là tiên tiến rồi.

Các nước Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha lẽ nào lại trang bị loại vũ khí lạc hậu cho quân đội của nước họ.

Nhưng Okubo Tashimichi lại nghĩ đến một vấn đề, liền hỏi :

- Quý quốc không sử dụng loại súng trường đó hay sao ?

Nguyễn Vân Phong nói :

- Trước đây chúng ta từng sử dụng loại Pattern 1851 Minié, nhưng giờ đã đổi sang sử dụng loại Pattern 1853 Enfield tiên tiến hơn.

Có điều, ta không nghĩ loại Enfield thích hợp với các ngươi.

So với loại Minié thì loại Enfield có tiên tiến hơn một chút, nhưng giá thành cao hơn, mà chi phí sử dụng cũng cao hơn, là một loại vũ khí nhà giàu.

Ví dụ như :

loại Minié có thể bắn được 2 – 3 phát đạn mỗi phút, còn loại Enfield bắn được 3 phát đạn mỗi phút.

Loại Minié có thể bắn xa đến 900 mét, trong khi loại Enfield có thể bắn xa đến hơn 1.

000 mét.

Loại Minié chỉ dài khoảng 0,9 mét, trong khi loại Enfield dài đến gấp rưỡi, 1,4 mét, có hơi bất tiện khi sử dụng, nhất là ở những chiến trường chật hẹp.

Loại Enfield chỉ phát huy uy lực ở những chiến trường rộng lớn, với vài vạn cho đến vài chục vạn quân tham chiến.

Đứng cách xa hơn 1.

000 mét, chúng ta làm sao nhìn thấy rõ được địch quân, làm sao nhắm chính xác được.

Lúc đó chỉ có thể cho ba quân tề xạ.

Hàng vạn viên đạn đồng loạt bắn tới, dày đặc như mưa, địch quân ai không may thì trúng đạn.

Chiến đấu kiểu như thế rất hao đạn dược.

Ta nghĩ ở Nhật Bản không thể có được chiến trường như thế.

Sử dụng loại Enfield chỉ phung phí, gây thêm gánh nặng kinh tế cho các ngươi.

Từ khi bản quốc tự chế tạo được loại Enfield thì mới dám trang bị thống nhất cho quân đội, loại bỏ hẳn loại Minié.

Tuy nhiên, nếu các ngươi muốn trang bị loại Enfield thì chúng ta cũng có thể bán cho các ngươi một ít.

Có điều, loại Enfield là chế thức vũ khí của quân đội Anh quốc và Pelew, nên cũng không có dư nhiều.

Nguyên bản, loại súng trường Pattern 1853 Enfield chỉ được sản xuất 1,5 triệu khẩu, chứng tỏ nó không được trang bị phổ biến.

Quân đội Pháp khi xâm chiếm Đại Nam, Quân đội Mỹ khi đánh nội chiến, đều sử dụng loại súng trường Pattern 1851 Minié.

Còn các đội quân nhà nghèo, chỉ bắn từng phát thì sử dụng loại nào cũng thế, càng rẻ càng tốt.

Thậm chí quân giải phóng ở miền nam Việt Nam vào những năm 1960 (tức 100 năm sau), vẫn có sử dụng súng bẹ dừa (báng súng bằng bẹ dừa), súng oẳn tầm sào (nòng súng giống ống thổi lửa khi nấu bếp củi, dài như cây sào, là loại súng tự chế, tương tự như loại Pattern 1853 Enfield của 100 năm trước).

Okubo Tashimichi thấy không thể quyết định ở đây, liền nói :

- Bá tước đại nhân.

Ta xin về thỉnh ý Phiên chủ rồi sẽ trả lời đại nhân sau.

Sau khi về lâu đài Kagoshima trình báo với Phiên chủ, hôm sau Okubo Tashimichi lại đến giao một đơn đặt hàng dài, cùng số tiền đặt cọc.

Bọn họ mua rất nhiều hàng hóa, đặc biệt là các loại hàng xa xỉ đặc sản của Pelew.

Ở Nhật Bản lúc này dân chúng rất nghèo, nên thị trường chủ yếu là từ các phiên chủ và giới quý tộc.

Ngoài ra, bọn họ còn đặt mua 3.

000 khẩu súng trường loại Pattern 1851 Minié và 100 khẩu súng trường loại Pattern 1853 Enfield.

Thứ súng nhà giàu đó bọn họ chỉ mua một ít để trang bị cho đội cận vệ của Phiên chủ.

Vì sự an toàn của Phiên chủ, không nên tiết kiệm.

Còn phổ thông binh sĩ, đối với chiến trường Nhật Bản, loại Minié cũng đủ sử dụng.

Thế là cuộc xung đột đã được giải quyết mỹ mãn.

Cuộc phong tỏa Satsuma cũng chấm dứt.

Phía Satsuma cũng rất phấn khởi, bởi những mong muốn của bọn họ đều thực hiện được.

Và đối với bọn họ đây cũng là một thắng lợi quan trọng, bởi đây là Hiệp ước đầu tiên ký với ngoại quốc mà phía Nhật Bản ít bị đối xử bất bình đẳng nhất.

So với các Hiệp ước Nam Kinh, Hiệp ước Thiên Tân, Hiệp ước Bắc Kinh mà Thanh triều đã ký thì cũng khá hơn rất nhiều.

Bọn Nguyễn Vân Phong lui về cảng Naha ở Trùng Thằng đảo, hải cảng quan trọng nhất của Lưu Cầu, cách thủ phủ Shuri không xa.

Sau khi xem xét địa hình địa thế, Nguyễn Vân Phong quyết định để lại đấy năm chiếc Tuần duyên hạm phụ trách hải phòng, còn tiểu Hạm đội quay về kinh đô An Phú theo lệnh triệu tập của Tuấn Văn.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-dieu-uoc-satsuma-96255.html