Đông Phương Minh Nguyệt - DƯ ÂM CỦA TRẬN HẢI CHIẾN (1) - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 64 : Đông Phương Minh Nguyệt - DƯ ÂM CỦA TRẬN HẢI CHIẾN (1)

  Eo biển Malacca là một eo biển quan trọng trên tuyến đường thương mại quốc tế, còn được gọi là “hoàng kim hải đạo” (con đường biển vàng).

Eo biển này rộng ở cửa phía bắc, hẹp dần cho đến khoảng giữa, và tiếp tục là một eo biển hẹp cho đến Singapore ở cửa phía nam.

Đảo Rupat là một hòn đảo nằm ngay khu vực trung tâm của eo biển Malacca.

Đảo nằm ngay giữa eo biển, chia eo biển làm hai, và ở bờ phía bắc chính là thành phố Malacca danh tiếng.

Vùng biển phía tây bắc của đảo càng lúc càng rộng ra cho đến biển Andaman.

Vùng biển phía đông nam của đảo mới chân chính là một eo biển hẹp.

Đệ tam chiến đội của Hạm đội Đại Việt đã dàn ra ở đây để ngăn chặn thương thuyền các nước tiến vào vùng chiến sự.

Ngày mồng 6 tháng 2 năm Quý Hợi (tức ngày 23/4/1863 dương lịch).

Ngay từ sáng sớm, năm chiếc Tuần duyên hạm của Hải quân Đại Việt đã dàn ra ở phía trước đảo Rupat, ngăn chặn các thương thuyền từ hướng Singapore đến.

Năm chiếc Tuần duyên hạm còn lại cùng với hai chiếc Trinh sát hạm đã đến khu vực eo biển Andaman làm nhiệm vụ.

Để đảm bảo bí mật quân sự, không một chiếc thuyền nào được phép đi vào vùng biển Andaman ở phía bắc eo biển Malacca.

Ban đầu, các thương thuyền bị ngăn chặn có tỏ ra hoang mang hoặc bất mãn, nhưng khi các chiến hạm bắc loa tuyên truyền mục đích của việc ngăn chặn này thì tất cả an tĩnh hơn.

Đương nhiên, để khỏi gây nên hỗn loạn bất an, các chiến hạm chỉ tuyên bố :

- Tất cả hạm thuyền qua đây cần chú ý.

Tất cả hạm thuyền qua đây cần chú ý.

Để bảo đảm sự an toàn cho eo biển, Hải quân Đại Việt tiến hành càn quét bọn hải tặc trong khu vực.

Bản Hạm đội được lệnh tra xét bọn thủ lĩnh hải tặc đang trốn tránh.

Mong tất cả hạm thuyền phối hợp tiếp thụ kiểm tra.

Ngoài ra, phía bắc eo biển đang diễn ra việc vây bắt các thuyền hải tặc.

Mọi người tạm thời dừng lại đây ít lâu để tránh bị thiệt hại vì tên bay đạn lạc.

Những thuyền nào cố ý đi tiếp, có thể bị nghi ngờ là đi tiếp ứng bọn hải tặc, mọi hậu quả tự chịu.

- Xin nhắc lại.

Tất cả hạm thuyền qua đây cần chú ý .

Do Đế quốc Đại Việt có thế lực rất mạnh ở khu vực Á Đông, đa số các thương thuyền đều có làm ăn buôn bán với người Việt, nên trên thuyền ít nhiều đều có thuê thủy thủ là người Việt để tiện việc giao thiệp.

Khi nghe tiếng loa, mọi người đều biết đây là các chiến hạm của Đế quốc Đại Việt, và để tránh phiền phức không đáng có, mọi thương thuyền đành phải dừng lại đây, chờ đến khi việc chiến đấu kết thúc sẽ đi tiếp.

Dù sao thì bọn họ cũng hy vọng Hải quân Đại Việt có thể diệt được hải tặc, vốn là một vấn nạn trong vùng.

Cứ như thế, chẳng bao lâu sau, cạnh đảo Rubat đã tụ tập rất nhiều thương thuyền.

Chính quyền thuộc địa Malacca ở trên bờ nhanh chóng biết tin, nhưng chỉ cần không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng, bọn họ cũng không tiện hỏi đến.

Trải qua mấy giờ phong tỏa, trên biển lúc này đã tụ tập đủ loại thương thuyền lớn nhỏ, trải dài cả mấy kilômét.

Nhân lúc chờ đợi, người trên các thuyền tụ họp thảo luận kinh nghiệm làm ăn, hoặc bàn tán những chuyện trên trời dưới đất.

Trên boong một chiếc thương thuyền, một nhóm hơn chục người, gồm cả người Âu châu và người Á Đông, đang vừa nâng chén cạn ly, vừa sôi nổi bàn tán thời sự.

Cả bọn đa số là người Âu châu, chỉ có hai người Á Đông, đều có quốc tịch Đại Việt, bởi hiện thời trong số các dân tộc Á Đông chỉ có người Việt mới được người Âu châu nhận đồng là người văn minh.

Một người Âu châu tay nâng cao ly rượu, cười hắc hắc nói với vẻ thần bí :

- Ta tin chắc Hải quân Đại Việt ngăn chặn chúng ta không phải vì vây bắt hải tặc đâu.

Một người lộ vẻ không tin :

- Tommy.

Dựa vào đâu mà ngươi nói vậy ?

Gã Tommy uống cạn ly rượu, rồi mới nói :

- Ngươi không nghe nói hai nước Pháp và Tây Ban Nha kết hợp thành liên quân sang đánh Đại Việt hay sao ?

Ta tin chắc ở phía trước chính là chiến trường.

Một người trong bọn gật gù nói :

- Cũng có lý.

Tính thời gian thì giờ cũng là lúc Liên hợp Hạm đội đến đây rồi.

Rất có thể phía trước chính là chiến trường.

Một người chợt hỏi :

- Các ngươi thấy rằng phe nào có ưu thế hơn ?

Gã Tommy nói :

- Phe liên quân đông hơn, nhưng phe Đại Việt có ưu thế địa lợi.

Ta nghĩ song phương đều có cơ hội chiến thắng.

Một người trong bọn lại lắc đầu bảo :

- Ta lại thấy không phải.

Trận này phe liên quân ưu thế quá lớn, thực lực chênh lệch quá nhiều.

Phe Đại Việt khó tránh thất bại.

Những người khác đều ngạc nhiên nhìn gã.

Tommy hỏi :

- André.

Ngươi nghe được tin gì à ?

Gã André nói :

- Ta nghe nói phe liên quân có đến hơn chục Khu trục hạm, hơn hai chục Hộ vệ hạm cùng hơn trăm chiến hạm cỡ nhỏ khác, lại mang theo 50.

000 Lục quân.

Không chỉ có thể, Pháp quốc còn phái mấy chiếc Thiết giáp hạm mới đóng, thuộc loại tiên tiến bậc nhất thế giới, gia nhập Hạm đội viễn chinh.

Đế quốc Đại Việt chỉ có một số chiến hạm cỡ nhỏ, e rằng không địch lại được.

Lẽ ra bọn họ nên dụ liên quân lên đất liền, rồi dựa vào địa hình và sự ủng hộ của dân chúng mà chống cự thì cơ hội sẽ nhiều hơn.

Gã Tommy giật mình hỏi :

- Ngươi nói mấy chiếc Thiết giáp hạm đó phải chăng là chiếc “La Gloire” nổi tiếng ?

Gã André gật đầu nói :

- Đúng thế.

Cả hai chiếc chị em của nó là “Invincible” và “Normandie” cũng được phái đi tham chiến.

Hạm đội như thế, dù đụng độ Hạm đội của Anh quốc cũng có thể kháng tranh, nói gì tiểu Hạm đội của Đế quốc Đại Việt.

Một người trong bọn hỏi :

- Mấy chiếc Thiết giáp hạm đó lợi hại lắm sao ?

Gã Tommy giải thích :

- “La Gloire”, “Invincible” và “Normandie” đều là những chiến hạm tiên tiến vào hàng bậc nhất hiện nay, chỉ mới bắt đầu hoạt động chưa được hai năm.

Nó có tải trọng 5.

630 tấn, trang bị 36 khẩu pháo loại 163mm, tốc độ đạt đến 13 hải lý một giờ, đặc biệt là được bọc một lớp vỏ thép dày 110 – 119mm.

Với lớp vỏ thép dày như thế, ngươi nghĩ thử xem, đạn pháo làm sao mà phá thủng được.

Người Pháp rêu rao rằng nó là vô địch, là pháo đài trên biển.

Napoleon III còn xem nó là biểu tượng cho sức mạnh quân sự Pháp.

Trừ khi đồng là Thiết giáp hạm, chiến hạm bình thường làm sao chịu nổi khi đối diện với nó.

Những người khác nghe nói vậy, đều lắc đầu nói :

- Nếu vậy thì tình thế đối Đế quốc Đại Việt không hay tí nào ! Chỉ có hai người Việt là không hề lộ vẻ bi quan.

Một người nói :

- Không đâu.

Ta tin rằng Đại Việt sẽ chiến thắng.

Thậm chí chiến thắng vang dội, chiến thắng lẫy lừng.

Gã André nhíu mày hỏi :

- Hoàng.

Dựa vào đâu mà ngươi bảo thế ?

Những người khác cũng nói :

- Phải đó.

Ta thấy thực lực song phương quá chênh lệch.

Đế quốc Đại Việt đâu có Thiết giáp hạm đâu ?

Hoàng ung dung nói :

- Hoàng đế Bệ hạ của bản quốc là một đấng Thánh hiền, thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lý, biết cả việc của năm trăm năm trước và việc của năm trăm năm sau.

Nói như người Âu châu các ngươi thì Hoàng đế Bệ hạ là một đấng Tiên tri.

Như ngươi đã nói đó, nếu bản quốc nhược thế, thì Hoàng đế Bệ hạ tất phải chọn chiến trường trên đất liền, huy động sức dân chống giặc.

Nhưng nay Hoàng đế Bệ hạ đã chọn chiến trường trên biển, thậm chí chặn giặc từ bên ngoài eo biển Malacca, chứng tỏ quân ta cường thế, chắc chắn thắng lợi.

Người Việt còn lại cũng nói :

- Các ngươi cho rằng Thiết giáp hạm là vô địch.

Nhưng biết đâu Hoàng đế Bệ hạ còn có pháp bảo lợi hại hơn cả Thiết giáp hạm thì sao ?

Mọi sự sắp đặt của Hoàng đế Bệ hạ đều có ý nghĩa của nó, chỉ là chúng ta chưa hiểu được mà thôi.

Gã André nói với vẻ hoài nghi :

- Các ngươi tán tụng Hoàng đế của các ngươi quá rồi đó.

Sự việc chưa chắc như các ngươi đã nói.

Hoàng ung dung nói :

- Chắc chắn như vậy.

Hoàng đế Bệ hạ đã phái quân xuất trận, tất định thắng lợi.

Các ngươi nên nhớ, trong cuộc chiến Gia Định lần thứ nhất, Hoàng đế Bệ hạ chỉ phái 300 hộ vệ quân đã có thể tiêu diệt 2.

000 liên quân Pháp – Tây Ban Nha cùng toàn bộ Hạm đội của bọn họ.

Trong cuộc chiến Bắc Kinh năm 1860, Hoàng đế Bệ hạ thống lĩnh 22.

000 liên quân Anh – Việt đã có thể tiêu diệt 30.

000 kỵ binh tinh nhuệ của Thanh triều, cùng vô số bộ binh, công chiếm vô số thành trì, công kích đến tận Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.

Còn trong cuộc chiến Gia Định lần thứ hai, Hoàng đế Bệ hạ chỉ phái chưa đến 30.

000 quân mà đã tiêu diệt hoàn toàn liên quân Pháp – Tây Ban Nha và chiếm lĩnh toàn cảnh Đại Nam trong khoảng thời gian rất ngắn.

Bản quốc trên có Thánh quân ngự trị, dưới thì quân dân một lòng, tất định đánh bại mọi kẻ địch.

Sau nhiều trận chiến thắng lợi vang dội, sau khi quốc thế được nâng cao vượt bậc, sánh vai cùng các cường quốc năm châu, trở thành Á Đông bá chủ, Tuấn Văn đã được quân dân Đại Việt thần thánh hóa.

Ngay cả các khoa học gia ở Hoàng gia Khoa học Viện cũng nhìn Tuấn Văn bằng ánh mắt đầy sùng kính.

Đối với một quốc gia theo chế độ quân chủ, quân vương là biểu tượng của quốc gia, đại diện cho sự đoàn kết quốc gia, nên việc sùng bái quân vương luôn được khuyến khích, mặc dù quân vương có thực quyền hay không, chẳng hạn như Nữ vương / Quốc vương Anh, Thiên hoàng Nhật Bản, .

nghìn năm không đảo.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-du-am-cua-tran-hai-chien-1-96295.html