Đông Phương Minh Nguyệt - DƯ ÂM CỦA TRẬN HẢI CHIẾN (2) - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 65 : Đông Phương Minh Nguyệt - DƯ ÂM CỦA TRẬN HẢI CHIẾN (2)

  Vùng biển lân cận đảo Rupat, vô số tàu thuyền tụ tập ở đấy, chờ đợi Hải quân Đại Việt giải trừ phong tỏa.

Không ít người đã dự đoán về trận hải chiến giữa Hạm đội Đại Việt và Liên hợp Hạm đội Pháp – Tây Ban Nha.

Nhưng nhìn chung, đa số đều không đánh giá cao Hải quân Đại Việt.

Giữa lúc mọi người đang bàn tán phân vân, đột nhiên, từ vùng biển phía tây bắc có một chiếc chiến hạm cỡ nhỏ treo cờ Đại Việt đang tiến nhanh đến.

Mọi người có cảm giác kết quả trận chiến đã có, nên đều đình chỉ bàn luận, nhìn về phía đó.

Quả nhiên, chiến hạm đi đến chỗ mọi người thì giảm tốc, rồi bắc loa tuyên bố :

- Các vị.

Quân đội Đế quốc đã giải quyết xong kẻ địch.

Eo biển sẽ được giải trừ phong tỏa sau nửa giờ nữa.

Các vị có thể chuẩn bị để khởi hành.

Bản quốc xin cáo lỗi vì đã làm phiền các vị.

- Xin nhắc lại.

Quân đội Đế quốc đã giải quyết xong kẻ địch .

Không gian đột ngột tĩnh lặng, mọi người bất giác sững sờ.

Nhưng chỉ trong chốc lát, không gian vỡ òa, ai nấy xôn xao bàn tán, và chẳng bao lâu thì tin tức chấn động đó lan truyền đến tận thành phố Malacca.

Ngay cả chính quyền thuộc địa ở Malacca cũng phái người đến nghe ngóng tình hình.

Mọi người bắt đầu nghi ngờ về khả năng giao tranh giữa Hải quân Đại Việt và Liên hợp Hạm đội Pháp – Tây Ban Nha, tin rằng Hải quân Đại Việt vừa vây bắt hải tặc, bởi Hải quân Pháp và Tây Ban Nha đâu đến nỗi tệ hại thế.

Eo biển chỉ mới bị phong tỏa một buổi thôi mà.

Sau một lúc, từ hướng tây bắc vọng đến một loạt còi tàu.

Mọi người bất giác lặng yên nhìn về phía đó.

Từ từ, một đoàn chiến hạm hiện ra trong tầm mắt mọi người.

Dẫn đầu là những chiếc “tàu tuần tra” cỡ nhỏ mà mọi người rất quen thuộc.

Gần một năm nay, Đế quốc Đại Việt vẫn phái những chiếc “tàu tuần tra” đó liên tục đi tuần trên biển và chặn bắt thương thuyền của Pháp quốc.

Đó thật ra là những chiếc Trinh sát hạm hoặc Ngư lôi hạm, vì tốc độ cao nên được giao phụ trách việc tuần tra, đối phó đại chiến hạm thì hơi khó, chứ đối phó thương thuyền thì dư sức.

Sau những chiếc “tàu tuần tra” là đến đại chiến hạm.

Gần trăm đại chiến hạm lần lượt diễu hành qua chỗ mọi người.

Trên các chiến hạm đều có treo cờ Đại Việt.

Nhưng rồi có không ít người phát hiện ra dị thường, thảng thốt kêu lên :

- Nhìn kìa.

Thiết giáp hạm của Pháp.

- Ô ! Liên quân thảm bại thật rồi !

- Vận binh thuyền.

Vô số vận binh thuyền.

Lẽ nào 50.

000 quân Pháp đều bị bắt.

- Ai ! Hải chiến thảm bại, nếu không bị bắt thì cũng đã xuống biển làm mồi cho cá, chứ còn chạy đi đâu được.

- Quân đội Pháp và Tây Ban Nha thật tệ hại.

- Không hẳn.

Chỉ tại quân Đại Việt quá mạnh thôi.

.

Ở trên thuyền của bọn Tommy, André, mọi người cũng bàn tán xông xao.

Hoàng tủm tỉm cười nói :

- Thế nào ?

Ta nói không sai chứ ?

Hoàng đế Bệ hạ liệu sự như thần, đã phái quân xuất chiến thì không có lý do gì thua được.

Bản quốc đại thắng.

Chiến thắng vang dội.

Chiến thắng lẫy lừng.

André đột ngột nói :

- Ta phải xin nhập quốc tịch Đại Việt mới được.

Mọi người giật mình.

Một người hỏi :

- Vì sao ngươi lại quyết định như thế ?

André nói :

- Nước Bỉ của ta quá yếu, lại nằm giữa Pháp và Phổ.

Hai nước đó mà có xích mích gì thì chúng ta lại lo lắng không yên.

Nhập tịch Đại Việt sẽ yên tâm hơn.

Ít ra việc thương mại với Viễn Đông sẽ càng thêm đảm bảo.

Dù sao thì sau khi nhập tịch Đại Việt, ta vẫn giữ được quốc tịch Bỉ, chẳng ảnh hưởng gì cả.

Những người khác thấy cũng có lý.

Hình thế của Vương quốc Bỉ ở Âu châu không hay cho lắm.

Vương quốc Bỉ (tiếng Hà Lan :

Koninkrijk Belgiml;; tiếng Pháp :

Royaume de Belgique; tiếng Đức :

Königreich Belgien; tiếng Hán Việt :

Vương quốc Bỉ Lợi Thì) là một quốc gia rất trẻ, chỉ mới được thành lập từ năm 1830, sau cuộc Cách mạng Bỉ.

Vương quốc Bỉ không có dân tộc riêng (không tồn tại dân tộc Bỉ), mà gồm 59% người gốc Hà Lan và 41% người gốc Pháp, cùng với một số ít người gốc Đức.

Vương quốc Bỉ còn nổi danh là “vùng đất chiến trận của Âu châu”.

Rất nhiều cuộc chiến tranh giữa các nước Âu châu (chủ yếu là Pháp và Đức) đã diễn ra trên vùng đất hiện tại là lĩnh thổ Bỉ.

Giai đoạn đầu, sau khi Đế quốc Frank tan rã, trên lĩnh thổ Bỉ có nhiều thái ấp nhỏ là chư hầu của Quốc vương Pháp hoặc Hoàng Đế La Mã Thần Thánh.

Sau cuộc chiến tranh tám mươi năm (1568 – 1648), Liên bangherlands Thống nhất thành lập (&ldquoherlands” nghĩa là “các vùng đất thấp”).

Đến thời kỳ Napoleon I, các quốc gia vùng đất thấp (gồm cả Vương quốc Bỉ,herlands và Luxembourg) bị sát nhập vào Pháp.

Sau khi Napoleon I bị đánh bại, Đệ nhất Đế chế Pháp tan rã, thì các quốc gia vùng thấp trở lại thành Vương quốcherlands Thống nhất (1815).

Cuộc Cách mạng Bỉ năm 1830 đã tách khu vực phía nam của Vương quốcherlands Thống nhất ra thành Vương quốc Bỉ.

Dù Vương quốc Bỉ theo chế độ quân chủ lập hiến nhưng quyền bầu cử bị giới hạn (đến năm 1893 mới cho phép tất cả nam giới được đi bầu cử, nữ giới được đi bầu cử vào năm 1949).

Tóm lại, vì Vương quốc Bỉ là một quốc gia trẻ, không có dân tộc riêng, không có ngôn ngữ riêng (lúc này ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp), lĩnh thổ Bỉ lại là vùng đất chiến loạn, nên André cũng chẳng có tinh thần dân tộc mãnh liệt, gia nhập quốc tịch Đại Việt chẳng thấy có vấn đề gì.

Hơn nữa, André là người gốc Pháp, nên lo ngại sau cuộc chiến này, việc làm ăn buôn bán của mình sẽ trở nên khó khăn hơn.

Người Đại Việt đặc biệt thù địch người Pháp.

Việc nghiêm cấm tàu thuyền của Đế quốc Pháp đi sang Viễn Đông cũng cho thấy rõ điều đó.

Chiến tranh Pháp – Việt đã khiến cho người Pháp thiệt hại về kinh tế không biết bao nhiêu mà kể.

Sau cuộc chiến này, mọi người đều tin rằng quốc thế của Đế quốc Đại Việt sẽ tăng cường rất nhanh, trở thành chân chính nhất đẳng cường quốc, ngang hàng với Vương quốc Anh, Đế quốc Pháp, Đế quốc Nga, Vương quốc Phổ.

Quốc thế tăng đồng nghĩa với ảnh hưởng lực tăng.

Cây cao bóng cả.

Người dân Đại Việt cũng sẽ có địa vị cao hơn, được tôn trọng hơn, tham gia thương mại quốc tế cũng được đảm bảo hơn.

Hiện tại, người Việt ở Đế quốc Đại Việt không chỉ mang nghĩa hẹp trong cộng đồng người gốc Đại Nam (những người này thật ra phải gọi là dân tộc Kinh mới đúng), mà là tất cả những ai nói tiếng Việt, viết chữ Việt và nhận đồng văn hóa Việt.

Thần dân của Đế quốc Đại Việt đến từ cả năm châu, gồm cả người da trắng, da vàng, da nâu, da đỏ, da đen; tổng số dân tộc trong “Cộng đồng các dân tộc Việt” lên đến hơn trăm, nên để đơn giản, mọi người chỉ gọi nhau là “người Việt”.

Giống như ở Mỹ quốc, dù người da trắng hay da đen, đều được gọi chung là “người Mỹ”.

Ngoài André, một số người khác cũng có ý nghĩ tương tự.

Đối với những thương nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đa quốc tịch là việc bình thường.

Có nhiều quốc tịch thì sẽ có nhiều chỗ dựa, khi gặp vấn đề sẽ có nhiều nơi để xin giúp đỡ.

Đối với bọn họ, lợi ích tối đại hóa là quan trọng hơn cả.

Song quốc tịch hoặc đa quốc tịch, đối với đại quốc hoặc cường quốc cũng rất có lợi.

Khi cần can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, lý do tốt nhất là để bảo vệ lợi ích của kiều dân nước mình.

Chẳng hạn như, nếu André có quốc tịch Đại Việt, một khi André đắc tội giới quyền quý trong Vương quốc Bỉ, rồi bị bọn họ chèn ép bức hại, thì Đế quốc Đại Việt sẽ có đầy đủ lý do để can thiệp.

Đó cũng là lý do chính để cường quốc chấp nhận đa quốc tịch trong khi nhược quốc chỉ chấp nhận cho quốc dân có một quốc tịch duy nhất.

Khi đoàn quân hạm của Đế quốc Đại Việt đã đi qua hết rồi, cơn bão nổi lên trong lòng những người có mặt vẫn âm vang không dứt.

Đế quốc Đại Việt đại thắng.

Liên quân Pháp – Tây Ban Nha đại bại.

Dù cho mọi người cảm thấy khó tin, nhưng đó lại là sự thật.

Tin tức chấn động đó nhanh chóng truyền đi các nơi.

Đầu tiên, chính quyền thuộc địa Malacca ở gần hơn cả, nên biết tin trước nhất.

Giới chức ở đó sau một phen chấn động, đã vội vã sai người đưa tin về Singapore.

Sau đó ít lâu, Thống đốc Singapore hay tin, vội vã triệu tập thuộc hạ bàn bạc cách ứng phó với tình hình mới.

Trước đây, đối thủ của Anh quốc ở khu vực Đông Ấn Độ (tức khu vực Đông Nam Á) chủ yếu là thực dânherlands ở Sumatra và Java.

Ngày nay đã có thêm sự uy hiếp của Đế quốc Đại Việt.

Mặc dù hai nước là minh hữu, nhưng lợi ích quốc gia quan trọng hơn một bản minh ước.

Công sứ các nước ở Singapore cũng hay tin, vội khẩn cấp gửi báo cáo về nước.

Các thuyền đưa thư được các thế lực liên tiếp gửi đi, sử dụng tốc độ tối đa để có thể đưa tin về nước sớm nhất.

Thời bấy giờ, đường dây điện báo Ấn – Âu chưa có, nên mọi tin tức đều phải gửi đi thông qua các thuyền đưa thư.

Rồi sau đó, khi tin tức về đến Âu châu thì cả Âu châu chấn động, chính phủ các nước đều khẩn trương tìm đối sách, bởi cán cân thế lực của thế giới đã thay đổi.

Bọn họ phải tính đến ảnh hưởng và lợi ích mà Đế quốc Đại Việt sẽ tranh thủ trong thời gian tới.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-du-am-cua-tran-hai-chien-2-96297.html