Đông Phương Minh Nguyệt - DYNAMITE - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 35 : Đông Phương Minh Nguyệt - DYNAMITE

  Sau khi phong hàm cho chư tướng, vấn đề phong tước lại làm khó Tuấn Văn và chúng thủ hạ.

Ai cũng hy vọng có tước vị quý tộc, nhưng vấn đề ở chỗ Pelew nhỏ quá, không có chỗ để phong.

Mặc dù thời bấy giờ phong địa chỉ trên danh nghĩa, không có lãnh địa thật sự, nhưng ít ra phải có phong địa sau tước hiệu mới là quý tộc chân chính.

Ví dụ :

Công tước xứ Cambridge (Duke of Cambridge), Công tước xứ Anjou (Duke of Anjou), Vương tử xứ Wales (Prince of Wales), Tử tước xứ Brookeborough (Viscount of Brookeborough), .

Còn những người được phong Hiệp sĩ (Sir), Huân tước (Lord), hoặc Chuẩn Nam tước (Bar) mà không có phong địa kèm phía sau thì không phải là quý tộc chân chính, tước vị của họ không được thế tập, đối với giới quý tộc chân chính thì họ vẫn là bình dân.

Chúng thủ hạ của Tuấn Văn vẫn hy vọng trở thành quý tộc, chứ không muốn thành ngụy quý tộc.

Sau khi bàn bạc, mọi người nhất trí phải chiếm thêm đất đai, mở mang quốc thổ.

Có thêm địa bàn thì mới có thể tăng thêm tước vị.

Sau khi đánh bại Đại Thanh, quân đội trở nên tự tin và hiếu chiến hơn.

Cũng may mọi người cũng biết năng lực của mình so với Anh quốc thế nào, nên không đến nỗi tự tin quá đầu.

Đương nhiên, để đảm bảo, đối tượng phải là kẻ yếu hơn.

Nhìn trên bản đồ, Tuấn Văn đưa mắt nhìn sang phía tây, dừng ở vị trí đảo Borneo.

Chú ý ánh mắt của Tuấn Văn, Sandino Rodriguez nói :

- Bệ hạ.

Đảo Borneo là thuộc địa củaherlands.

Tuấn Văn mỉm cười nói :

-herlands chỉ chiếm phía đông nam đảo.

Ở phía tây là địa bàn của Công ty Lan Phương, chỉ là một nhóm người Hoa lưu lạc hải ngoại.

Mục tiêu của chúng ta là nơi đó.

Hiệp uy thế sau khi đánh bại Đại Thanh, chúng ta xử lý bọn họ là vừa.

Nói đoạn, Tuấn Văn bảo Trương Kiệt :

- Trình bày cho mọi người biết tình hình của Công ty Lan Phương.

Trương Kiệt vâng dạ, đứng dậy nói :

- Công ty Lan Phương chiếm cứ khu vực miền tây đảo Borneo.

Đó là những lưu dân người Khách Gia, còn gọi là người Hẹ, đến đấy tìm phương sinh kế.

Từ khoảng trăm năm trước, các tiểu vương ở miền tây Borneo nhập khẩu lao động người Hoa để làm việc trong các mỏ vàng và thiết.

Đến năm 1777, một thủ lĩnh của cộng đồng người Khách Gia là La Phương Bác đã nổi dậy chiếm lấy khu vực tây Borneo, tự xưng là Cộng hòa Lan Phương, nhưng vì thực lực quá yếu, sợ bị các nước khác dòm ngó nên đối ngoại chỉ xưng là Công ty Lan Phương, và thực chất đó chỉ là một công ty – gia tộc chứ không phải một quốc gia thực sự.

Công ty Lan Phương bị ngườiherlands ở miền đông Borneo bức bách, nên tình thế rất khó khăn.

Thực tế, không một quốc gia nào trên thế giới, kể cả Đại Thanh, công nhận Cộng hòa Lan Phương cả.

Lực lượng vũ trang của bọn họ rất yếu, chỉ khoảng 300 người, sử dụng đủ loại súng ống khác nhau, nhưng đều là loại lạc hậu.

Chỉ cần quân ta đứng xa hơn 500 mét là sẽ không hề hấn gì cả.

Thực sự thì lực lượng của Công ty Lan Phương cũng khá so với một số quốc gia trong khu vực.

Như Vương quốc Pelew trước đây thì khỏi nói.

Vương quốc Hawai’i (một Vương quốc được các cường quốc Âu châu công nhận) cũng chỉ có khoảng 100 quân, tuy có súng, nhưng vẫn còn cởi trần đóng khố.

Các Vương quốc Bali và Acer cũng vậy.

Chỉ vì lực lượng của các cường quốc Âu châu ở Á Đông không nhiều, lại phải đóng giữ nhiều nơi, nên họ không thể phân binh đi chiếm đóng những nơi mà họ cho là không đáng.

Cứ nhìn lực lượng của Pháp ở Á Đông thì biết.

Hào xưng đệ nhị cường quốc, nhưng chiến tranh với Đại Nam chỉ huy động được vài nghìn quân.

Đế đảm bảo chinh phục tây Borneo, Tuấn Văn phái Đệ nhị sư đoàn viễn chinh quân tham chiến.

Đệ nhất sư đoàn đang làm nhiệm vụ ở Đài Loan.

Đệ nhị sư đoàn sẽ chia ra làm ba đạo, công kích các cứ điểm của Công ty Lan Phương, chỉ giữ lại thuận dân quy phục, và bắt hết những kẻ chống đối đi làm khổ công khai mỏ.

Những kẻ cầm đầu sẽ bị xử lý để triệt hậu hoạn.

Cuộc chinh phục của Nguyễn Trung Trực ở Đài Loan cũng vậy, và hiệu quả thấy rõ.

Nếu nương nhẹ cho bọn họ thì không thể nào ổn định được.

Thời đại này là giữa thế kỷ 19, là thời kỳ của chủ nghĩa cường quyền, mạnh được yếu thua, thắng làm vua thua làm giặc.

Những cuộc chiến tranh tử thương hàng trăm nghìn đến hàng triệu người là rất bình thường.

Ví dụ, nội chiến Mỹ (1861

- 1865) ở Mỹ châu, có 620.

000 người tử vong, 412.

200 bị thương; loạn Thái Bình Thiên Quốc (1850 – 1871) ở Trung Hoa, có khoảng 20 triệu người chết; chiến tranh Krym (1954

- 1956) ở Âu châu, có 744.

000 người tử thương.

Do đó, một cuộc chiến tranh chỉ chết vài vạn người vẫn được xem là một cuộc chiến tranh nhỏ, hoặc chỉ là xung đột mà thôi.

Thậm chí, những công trình xây dựng cũng làm chết rất nhiều người lao động, như :

đường sắt xuyên Ai Cập (chết 80.

000 người), kênh đào Suez (chết 120.

000 người), .

Sau khi đại quân xuất chinh, Tuấn Văn định đi kiểm tra các sản nghiệp của mình, thì hai nhà hóa học là John Smith và Robert Taylor cùng nhau đến tìm Tuấn Văn, báo tin công trình nghiên cứu mà Tuấn Văn giao cho đã thành công.

Tuấn Văn ngạc nhiên hỏi :

- Nhanh thế cơ à ?

John Smith nói :

- Bệ hạ.

Có phương hướng rồi, chỉ phải làm các thí nghiệm thôi mà.

Có gì khó đâu.

Robert Taylor cũng nói :

- Chỉ có bệ hạ mới thật tài giỏi, chuyện gì cũng biết cả.

Nghe nói công trình nghiên cứu của bọn Thompson cũng sắp thành công rồi đấy ạ.

Tuấn Văn liền theo bọn họ đến một khu đất trống để xem thử uy lực của thứ chất nổ mới.

Chỉ thấy một phụ tá của bọn họ mang một gói chất nổ với dây cháy chậm rất dài, đem chôn dưới một vách núi gần đó, rồi châm ngòi, bỏ chạy thật nhanh.

Sau một lúc, một tiếng nổ kinh thiên động địa vang lên.

Rồi cả một đoạn vách núi lớn đổ sụp xuống.

Sức công phá của nó thật khủng khiếp.

Tuấn Văn chợt nhớ đến từ “bộc phá” mà bộ đội Việt Minh hay dùng trong kháng chiến chống Pháp.

John Smith giải thích :

- Bệ hạ.

Công thức của loại chất nổ này cũng khá đơn giản :

ba phần nitroglyxerin, một phần bọt biển và một ít phụ gia natri cacbonat.

So với nitroglyxerin nguyên chất, nó ổn định hơn nhiều, và sức công phá cũng rất mạnh.

Tuấn Văn hài lòng hỏi :

- Tên của nó là gì ?

Theo thông lệ quốc tế, những nhà phát minh có thể đặt tên cho phát minh của mình, tùy theo ý thích, nhưng không được dùng tên những người còn sống để đặt.

John Smith nói :

- Bệ hạ.

Chúng ta gọi nó là Dynamite, gốc tiếng Hy Lạp có nghĩa là sức mạnh.

Tuấn Văn gật đầu nói :

- Tốt lắm.

Hai người hãy làm các báo cáo để gửi đi đăng ký bằng phát minh.

Sau đó chúng ta sẽ bàn đến công trình nghiên cứu tiếp theo.

John Smith nói :

- Xong hết rồi ạ.

Chúng ta đang chờ công trình nghiên cứu tiếp theo đấy ạ.

Tuấn Văn nhìn hai người họ, rồi mỉm cười bảo :

- Tốt lắm.

Về phát minh này, hai người có thể chọn nhận ngay 100.

000 kim tệ, hoặc hưởng 20% từ thu nhập của phát minh này trong tương lai.

Cả hai đưa mắt nhìn nhau.

Số tiền 100.

000 kim tệ tương đương 10.

000 lượng vàng, lúc bấy giờ là một tài sản rất lớn, có thể mua được một chiến hạm cỡ lớn.

Còn 20% thu nhập tương lai rất không đảm bảo.

Cả hai trao đổi thật nhanh, rồi John Smith đại diện nói :

- Đa tạ Bệ hạ đã ban thưởng.

Chúng ta nhận 100.

000 kim tệ ạ.

Tuấn Văn gật đầu nói :

- Được rồi.

Lát nữa ta sẽ cho người mang tiền đến cho hai người.

Các phụ tá cũng được thưởng mỗi người 300 kim tệ.

Giờ chúng ta về viện nghiên cứu để bàn về công trình nghiên cứu tiếp theo.

Mọi người đi về viện nghiên cứu.

Tuấn Văn ngẫm nghĩ một lúc, cố nhớ lại, rồi vẽ ra một bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố một cách đơn giản.

Gọi là đơn giản bởi vì nó chỉ có các ô xếp theo hàng và cột đại diện cho bảy chu kỳ, tám nhóm A và tám nhóm B, ngoài ra chỉ có một vài nguyên tố mà Tuấn Văn nhớ được vị trí, như :

H, Li, Na, K, hoặc F, Cl, Br, I hoặc O, S, N, P, C, Si, Mg, Ca, và nhóm khí hiếm, là những nguyên tố được học nhiều, dùng nhiều.

Khi Tuấn Văn đã vẽ xong, John Smith ngạc nhiên hỏi :

- Bệ hạ.

Đây là hệ thống tuần hoàn các nguyên tố ?

Tuấn Văn giật mình hỏi :

- Hai người cũng biết nó ?

John Smith lắc đầu nói :

- Không ạ.

Mấy chục năm trước, Johann Döbereiner đã lập ra bảng ghi chép mối liên hệ giữa khối lượng nguyên tử và các tính chất hóa học của từng nguyên tố.

Nhiều người đã dựa vào đó để cố gắng lập ra một bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố, nhưng đều chưa thành công.

Robert Taylor ngắm nghía một lúc, rồi hỏi :

- Bảng này trông lạ lắm.

Nguyên lý của nó thế nào ạ ?

Tuấn Văn liền giải thích nguyên lý của việc lập bảng, sau đó giao cho hai người họ việc hoàn thiện bảng này.

Tuấn Văn cần phát triển khoa học kỹ thuật, trong đó hóa học là một ngành quan trọng.

Nhưng không có bảng hệ thống tuần hoàn thì rất khó làm việc.

Mà Tuấn Văn không thể chờ thêm mười năm nữa, khi Mendeleev tìm ra nó.

Thời gian mười năm có thể xảy ra rất nhiều chuyện, không thể chờ đợi.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-dynamite-96237.html