Đông Phương Minh Nguyệt - HẠM ĐỘI KHẢI HOÀN - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 66 : Đông Phương Minh Nguyệt - HẠM ĐỘI KHẢI HOÀN

  Đế quốc Đại Việt.

Kinh đô An Phú.

Triêu Dương Cung.

Triêu Dương Cung thật ra là một tòa thành, có ý nghĩa tương tự như Tử Cấm Thành của Đại Thanh quốc hay Cung điện Versailles của Pháp quốc.

Triêu Dương Cung không chỉ là nơi sinh hoạt của Tuấn Văn, mà còn là nơi làm việc của triều đình và nơi hoạt động của giới quý tộc Đại Việt.

Triêu Dương Cung được xây dựng trên một diện tích 1.

800 hecta, gồm rất nhiều cung điện, đền đài, lâu các, hoa viên, thượng uyển, .

Khác với truyền thống của các cung điện Á Đông chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán với cửa cung điện luôn hướng về phương nam, Triêu Dương Cung lại hướng về phương đông, hướng về phía mặt trời.

Tên “Triêu Dương” có từ đó.

Các vua chúa người Hán cho cung điện hướng về phương nam, ngồi xoay mặt về phương nam, để bày tỏ ý muốn dòm ngó phương nam.

Còn Tuấn Văn lại quan tâm đến các lợi ích ở phương đông hơn.

Ở phía nam của Đế quốc Đại Việt chỉ có các đảo thuộc Indonesia sau này, rồi đến biển và châu Nam Cực, thật sự ít có giá trị để khai phát.

Về phía đông của Đế quốc chính là Mỹ châu, là nơi có giá trị khai phát cao hơn.

Các vùng đất ở Mỹ châu đặc biệt có rất nhiều vàng.

Người Mỹ khai phát miền Viễn Tây cũng từ các cuộc đổ xô đi tìm vàng.

Những trang phục Jeans rất phổ biến ở thời hiện đại cũng có nguồn gốc từ các mỏ vàng, từ những người đào vàng miền Viễn Tây nước Mỹ.

Tuấn Văn mua lại các lĩnh địa “hầu như vô giá trị” của Anh quốc ở Bắc Mỹ cũng là vì vàng.

Nguyên bản phải đến năm 1897 thì vàng ở đó mới bị phát hiện, và có hơn 100.

000 người đến đó đào vàng.

Nhưng hiện tại đó vẫn là những vùng đất hoang vu, vắng vẻ và “hầu như vô giá trị”, nếu không Tuấn Văn làm sao mua lại được.

Triêu Dương Cung bắt đầu được xây dựng từ năm 1860, sau cuộc chiến tranh với Đại Thanh quốc, khi vị thế của Vương quốc Pelew đã ổn định.

Sau khi thanh lý những phần tử “bất an định” ở các tỉnh tây Borneo và Đài Loan, Tuấn Văn có được vài chục vạn khổ công, nên tiến độ công trình tương đối nhanh.

Dù vậy, trải qua gần ba năm xây dựng, cung điện cũng chỉ mới hoàn thành được một nửa, bởi quy mô cung điện quá lớn.

Chỉ có điều, chi phí xây dựng cung điện hoàn toàn do Nội khố chi xuất, do Quốc khố không có dư tiền.

Tuy vậy, so với tài sản khổng lồ của Tuấn Văn thì chi phí xây dựng cung điện cũng không nhiều lắm.

Gỗ đá, gạch ngói, xi măng, sắt thép, các loại nguyên vật liệu đều là của Tuấn Văn.

Tàu thuyền vận chuyển cũng của Tuấn Văn.

Lao động là khổ công, không phải trả lương.

Kỳ trân dị vật, châu quang bảo khí là những thứ đáng giá nhất cũng có sẵn.

Sau những lần “viếng thăm” tư gia của giới hào phú ở Hàng Châu, Dương Châu, Hoài An, đặc biệt là lần “viếng thăm” Viên Minh Viên và Thanh Y Viên ở Bắc Kinh, thì những bảo vật được đưa về An Phú không biết bao nhiêu mà kể.

So với Tử Cấm Thành chỉ rộng 72 hecta, Cung điện Versailles rộng 821,7 hecta (gồm cung điện rộng 6,7 hecta và các công viên rộng 815 hecta), thì Triêu Dương Cung lớn hơn rất nhiều.

Ở Cung điện Versailles có phòng Gương nổi tiếng, thì các kiến trúc sư của An Phú cũng thiết kế những căn phòng lộng lẫy hơn gấp bội, trang hoàng bằng pha lê, thủy tinh chất lượng tốt nhất, hoặc tráng lớp men cùng loại với men trên gốm sứ, hoặc xây dựng toàn bằng cẩm thạch, .

Tuấn Văn là vị quân vương giàu nhất thế giới, nên cũng muốn xây dựng một cung điện lớn nhất, nguy nga lộng lẫy nhất thế giới.

Dù sao thì xài tiền của mình cũng tâm an lý đắc.

Cung điện Versailles nổi tiếng được xây dựng với chi phí khoảng 100 triệu livres.

Thời các vua Louis của Pháp, một “Louis d’or” (thường gọi là “đồng Louis vàng”) là một đồng tiền vàng nặng 6,75 gam, có giá trị 24 livres, như vậy 100 triệu livres tương đương 28.

125.

000 gam vàng (28,125 tấn vàng) hoặc 750.

000 lượng vàng).

Như vậy, tính ra kim tệ chỉ tương đương 7,5 triệu kim tệ.

Với gia sản của Tuấn Văn dư sức xây dựng Cung điện lộng lẫy hơn cung điện Versailles nhiều lần.

Đương nhiên, ở thời bấy giờ, 7,5 triệu kim tệ là một số tiền rất lớn, tương đương với 3.

852.

740 bảng Anh, trong khi tổng kinh phí của Công trình kênh đào Suez được thi công trong 10 năm, làm chết 120.

000 lao động chỉ có 7.

610.

350 bảng Anh, hoặc công trình đường dây điện báo Ấn – Âu là 450.

000 bảng Anh, công trình đường dây điện báo xuyên Đại Tây Dương là 250.

000 bảng Anh.

Werner von Siemens, người khai sinh Tập đoàn Siemens, đã bán phát minh mạ vàng bạc (kỹ thuật dùng để chế tạo “vòng xi-men”) với giá 40 đồng Louis vàng, và dùng nó để mở xưởng sản xuất đầu tiên của ông.

Kinh đô An Phú là tên gọi chung của toàn bộ quần đảo Pelew, trong đó lấy thành phố An Phú làm trung tâm.

Trên đảo Babeldaob, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Pelew, hiện tại chỉ có ba thành phố :

thành phố An Phú nằm ở phía nam đảo; thành phố Tân Phú và thành phố Tân Thạnh nằm ở phía bắc đảo.

Triêu Dương Cung nằm ở trung tâm đảo, phía nam thông đến thành phố An Phú, phía bắc thông đến thành phố Tân Phú, phía tây dựa lưng vào dãy núi Rael Kedam, phía đông là bãi biển Melekeok xinh đẹp.

Bên trong cung điện có hồ Ngardok, một hồ nước ngọt tự nhiên rộng đến 4,93 kilômét vuông, thông ra biển nhờ sông Ngerdorch.

Thành phố An Phú giờ đây có hơn 7 vạn hộ, 40 vạn cư dân, chiếm diện tích khoảng 44 kilômét vuông, có thể kể là một thành thị lớn.

Tuy so với những đại đô thị như Luân Đôn, Paris, Berlin có dân số đông đến hàng triệu người thì không lớn, nhưng có trình độ phát triển và văn minh đô thị cao hơn nhiều.

Nó nằm trên đảo, tách biệt với các tỉnh khác, nên lưu dân và những người nghèo khổ không đến được, thành ra cũng không tồn tại những “khu ổ chuột”.

Cư dân trong thành phố ngoài những người làm việc cho triều đình thì đều là công nhân trong các công xưởng ở ngoại ô thành phố, có thu nhập ổn định, cuộc sống sung túc và đều có ít nhiều học thức (ở thời đại mà đa số người dân đều mù chữ thì tốt nghiệp tiểu học đã có thể kể là có học thức).

Ngoại ô thành phố công xưởng dày đặt, hoạt động không ngừng, bao nhiêu sản phẩm làm ra đều được đưa ngay ra bến cảng, chở đi các nơi.

Cảng An Phú thương thuyền vào ra tấp nập.

Hàng hóa sản xuất tại An Phú hầu như là loại được ưa chuộng nhất, hoàn toàn cung không đủ cầu, mang lại lợi nhuận rất cao cho giới tư bản ở đây.

Cũng nhờ vậy mà người dân An Phú có thu nhập bình quân đầu người cao hàng đầu thế giới.

Thành phố Tân Phú có dân số ít hơn rất nhiều, chỉ có hơn 3 vạn dân, chủ yếu làm việc trong các ngành công nghiệp quân sự, các xưởng vũ khí, chiến bị vật tư, phục vụ cho nhu cầu của quân đội.

Còn thành phố Tân Thạnh cũng chỉ có hơn 2 vạn dân, đã phát triển thành một quân cảng, xưởng đóng tàu thuyền của Hải quân cũng tọa lạc tại đấy, dân cư trong thành phố chủ yếu là gia quyến của công nhân đóng tàu, hoặc binh lính Hải quân.

Dù hai thành phố này nhỏ hơn thành phố An Phú ở phía nam rất nhiều, nhưng tiêu chuẩn sinh hoạt không hề kém hơn, thậm chí còn cao hơn, bởi công nhân làm việc ở đó đa số có tay nghề cao, hưởng lương cao hơn hẳn lao động phổ thông ở các công xưởng tại An Phú.

Hơn nữa, các thành phố cách nhau không xa, ngồi thuyền tối đa chỉ mấy giờ là đến.

Chiều hôm nay, cảng An Phú đột nhiên náo nhiệt khác thường.

Trên đường phố dọc theo bờ biển, tại các phòng ốc gần biển, trên bến cảng, .

mọi người tụ tập đông đảo, ánh mắt nhìn về những quân hạm đang nối đuôi nhau vào cảng.

Đặc biệt, ánh mắt mọi người đều hướng về ba chiếc chiến hạm cỡ lớn, toàn thân lấp loáng sắt thép, trông rất hung hãn.

Mặc dù nội bộ của nó đã bị bom đạn tạc tang hoang, nhưng mọi người chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài hùng tráng của nó.

Không biết ai đó trong đám đông chợt hô lớn :

- Quân ta đại thắng.

Hoàng đế Bệ hạ vạn tuế, vạn vạn tuế.

Không ít người cũng hô theo, và chẳng mấy chốc, cả bến cảng vang dậy những tiếng tung hô.

Tiếp đó lại lan vào thành phố, lan ra ngoại ô.

Quân ta đại thắng, quân địch thảm bại đầu hàng.

Tin đó làm người Việt sôi sục nhiệt huyết, tràn đầy tự hào, nhưng cũng khiến cho một ít người cảm thấy buồn vui lẫn lộn.

Lẽ ra các quân hạm phải đến quân cảng ở Tân Thạnh, nhưng vì lý do chính trị, Tuấn Văn đã cho toàn Hạm đội ghé qua cảng An Phú trước.

Hơn 60.

000 tù binh được đưa đến đây, mục đích chủ yếu là làm khổ công phục vụ cho công trình xây dựng Triêu Dương Cung.

Sau trận hải chiến ở biển Andaman, 50.

000 lính lục quân Pháp đều đầu hàng, cộng thêm hơn 10.

000 lính thủy của Hải quân Pháp và Tây Ban Nha còn sống sót, tổng cộng lên đến hơn 60.

000 tù binh.

Theo quán lệ quốc tế, bắt tù binh lao động là việc hợp lý hợp pháp.

Tuấn Văn cho bọn họ tham gia công trình xây dựng Triêu Dương Cung, để sau này thông qua lời nói của bọn họ tuyên truyền với người Âu châu về cung điện.

Còn việc cho bọn họ ghé qua thành phố An Phú, cũng là để bọn họ tận mắt nhìn thấy sự thịnh vượng của nơi đây.

Hơn nữa, cả hai thành phố Tân Thạnh và Tân Phú đều là nơi sản xuất chiến bị vật tư, không tiện để bọn họ quan sát quá nhiều.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-ham-doi-khai-hoan-96298.html