Đông Phương Minh Nguyệt - HIỆP ƯỚC BẮC KINH - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 34 : Đông Phương Minh Nguyệt - HIỆP ƯỚC BẮC KINH

  Trải qua nhiều phen bức bách, uy hiếp, thậm chí ra tối hậu thư, cuối cùng Thanh triều cũng đã đồng ý hòa đàm.

Khi liên quân Anh – Pelew tiến sát Tử Cấm Thành, Cung Thân Vương Dịch Hân đã đại diện cho anh trai mình là Hoàng Đế Đại Thanh đáp ứng mọi yêu cầu của phía liên quân.

Theo nguyên bản, lần ký kết hiệp ước này có sự tham gia của ba nước Anh, Pháp, Nga.

Nhưng lần này liên quân chỉ có hai nước, nên lợi ích chia cho mỗi nước sẽ nhiều hơn.

Anh quốc vui vẻ hơn cả, bởi họ quan tâm nhất là lợi ích kinh tế, mà nền kinh tế của Vương quốc Pelew lại không có gì đáng kể, dù có cùng chia sẻ thị trường thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của họ.

Còn Pháp quốc thì khác.

Nền kinh tế Pháp dưới thời Hoàng đế Napoleon III đã trở nên phát đạt hơn cả Anh quốc (thời kỳ này Pháp quốc là chủ nợ của rất nhiều nước Âu châu), thực sự là một sự uy hiếp lớn đến thị trường các sản phẩm của Anh quốc.

Do vậy, bọn họ lại cảm thấy may mắn khi cuộc chiến lần này không có Pháp quốc tham gia.

Tuấn Văn và chúng thủ hạ cũng rất hứng khởi, vì chuyến này thu hoạch phong hậu.

Trương Kiệt được phái đến Bắc Kinh không phải chỉ để do thám tình hình.

Gã đến trước mấy ngày, đến thăm viếng Thanh Y Viên và Viên Minh Viên, rồi dọn dẹp gọn gàng hai nơi đó trước khi quân Anh đến.

Gã chỉ ưu tiên dọn đi những thứ nhỏ gọn nhưng giá trị cao như vàng ngọc châu báu, kỳ trân dị bảo, để lại hầu hết văn vật cho quân Anh xử lý.

Văn vật phải cả trăm năm nữa mới có giá trị cao, còn lúc này chỉ là nghệ thuật phẩm.

Do vậy, tuy chiến lợi phẩm của Tuấn Văn không nhiều, nhưng tính ra chiếm đến hai phần ba giá trị tổng số chiến lợi phẩm của liên quân.

Các tướng lĩnh quân Anh tự nhận là thân sĩ, nên nhiệt tình với văn vật hơn.

Do đó chiến lợi phẩm của bọn họ rất nhiều và rất nặng nề.

Dù vậy, mọi người đều rất hài lòng với thu hoạch của mình.

Sau khoảng một tuần đàm phán, đến ngày 5 tháng 9 năm Canh Thân (tức ngày 18/10/1860 dương lịch), ngay trước khi Huân tước Engil phóng hỏa thiêu hủy Thanh Y Viên và Viên Minh Viên, thì hòa ước đã được ký kết bởi đại diện ba nước tham chiến.

Do hòa ước được ký kết ở Bắc Kinh, nên được gọi là Hiệp ước Bắc Kinh.

Đại diện phía Đại Thanh là Cung Thân Vương Dịch Hân, đại diện phía Anh quốc là Huân tước Engil, và đại diện phía Vương quốc Pelew là Sandino Rodriguez.

Tuấn Văn không phái một người Việt tham gia hòa đàm là vì Thanh triều thường khinh khi những người Á Đông trong khi lại sợ hãi người Âu châu.

Tuấn Văn chỉ cần lợi ích, không muốn phát sinh những chuyện đáng tiếc.

Huân tước Engil và Sandino Rodriguez liên hợp lại có thể bức bách Thanh triều đáp ứng những điều kiện có lợi cho hai nước.

Trong các điều khoản của Hiệp ước, Thanh triều, với thân phận nước bại trận, đã đáp ứng tất cả các điều kiện của Anh quốc và Vương quốc Pelew.

Hiệp ước Thiên Tân cũng được tái ký kết, trong đó phần lợi ích của Pháp quốc được chuyển cho Vương quốc Pelew, trừ phần bồi thường chiến phí.

Anh quốc cắt giảm lợi ích của Pháp quốc để trả đũa việc bọn họ không tham gia liên quân, nhưng thực chất là sợ Pháp quốc tranh giành thị trường.

Tuấn Văn đành không nhận phần bồi thường chiến phí (của Hiệp ước Thiên Tân) để an ủi bọn họ.

Mỹ quốc có lợi ích hạn chế vì đã tuyên bố trung lập trong cuộc chiến này, đồng thời tô giới của Mỹ quốc ở Thượng Hải (kết quả của cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ nhất) được nhượng cho Vương quốc Pelew do Mỹ quốc đã từ chối nhận nó.

Như vậy, ở Thượng Hải có ba khu tô giới phân biệt cho Anh quốc, Pháp quốc và Vương quốc Pelew.

Nội dung của Hiệp ước Thiên Tân mới bao gồm :

1.

Anh, Pháp, Nga, Mỹ và Pelew sẽ có quyền thành lập sứ quán ở Bắc Kinh.

2.

Mở cửa mười cảng cho thương mại nước ngoài, trong đó có Dinh Khẩu, Hán Khẩu và Nam Kinh.

3.

Tất cả các tàu thuyền nước ngoài, bao gồm cả các chiến hạm, được di chuyển tự do trên sông Dương Tử.

4.

Người nước ngoài được quyền đi du lịch trong lãnh thổ Đại Thanh, bao gồm cả du lịch, thương mại hoặc truyền giáo.

5.

Đại Thanh phải bồi thường cho Anh và Pháp hai triệu lượng bạc, bồi thường cho các thương nhân Anh ba triệu lượng bạc.

6.

Không được dùng từ “di” (dã man) để chỉ các nước Anh, Pháp, Nga, Mỹ và Pelew.

Nội dung của Hiệp ước Bắc Kinh bao gồm :

1.

Hiệp ước Thiên Tân là một bộ phận bổ sung của Hiệp ước Bắc Kinh.

2.

Thiên Tân trở thành một cửa ngõ thương mại tự do.

3.

Nhượng lại một bộ phận của bán đảo Cửu Long cho Anh quốc.

4.

Nhượng lại Đài Loan và các đảo phụ cận cho Vương quốc Pelew.

5.

Tự do tôn giáo.

6.

Tàu thuyền của Anh quốc và Vương quốc Pelew được độc quyền thực hiện các hợp đồng từ Trung Hoa đến Mỹ châu.

7.

Bồi thường cho Anh quốc và Vương quốc Pelew tám triệu lượng bạc mỗi nước.

8.

Hợp pháp hóa việc buôn bán thuốc phiện.

So với nguyên bản, vì có sự tham gia của Pelew nhưng thiếu sự tham gia của Pháp, Nga, nên Thanh triều mất đi Đài Loan, mà giữ được phần đất đai ở Mãn Châu lẽ ra phải nhượng cho Nga (khu vực phía đông sông Ussuri).

Đối với Đại Thanh, so với Đài Loan thì Mãn Châu quan trọng hơn nhiều.

Trong khi Mãn Châu là “long hưng chi địa” (đất khởi nghiệp), thì Đài Loan vẫn là vùng đất man di xa xôi.

Sau khi Hiệp ước được ký kết, Huân tước Engil đã ra lệnh phóng hỏa thiêu hủy Thanh Y Viên và Viên Minh Viên để ăn mừng (thật ra là để tiêu hủy chứng cứ cuộc “tham quan” của bọn họ).

Thanh triều vì bảo vệ những người có liên quan đến việc tra tấn phái đoàn ngoại giao của Anh quốc (gồm cả Cung Thân Vương và nhiều đại thần khác), nên không dám nói gì về chuyện này.

Hơn nữa, liên quân đang đóng ở ngoài thành, bọn họ có bất mãn cũng chẳng dám nói gì.

Nghỉ ngơi nửa tháng, liên quân rút về Thiên Tân, rồi xuống tàu quay về phương Nam.

Quân Anh phải đến tiếp quản bán đảo Cửu Long, còn bọn Tuấn Văn phải đến tiếp quản Đài Loan.

Tuấn Văn để lại khu trục hạm Tân Phú và ba hộ vệ hạm, cùng 3.

200 quân ở lại bình định Đài Loan.

Nguyễn Trung Trực được giao chức vụ Tổng chỉ huy.

Ngày 7 tháng 11 năm Canh Thân (tức ngày 18/12/1860 dương lịch), quân viễn chinh về đến An Phú trấn, trong sự hân hoan chào đón của những người ở đấy.

Sự kiện đánh bại Đại Thanh là một cột mốc quan trọng đối với Vương quốc Pelew.

Kể từ nay, Vương quốc Pelew đã trở thành nhị đẳng cường quốc, đứng vào hàng liệt cường (lúc này nhất đẳng cường quốc chỉ có Anh, Pháp, Phổ, Nga).

Mặc dù Pelew nước nhỏ dân ít, nhưng chuyện đó với việc trở thành cường quốc không liên quan gì với nhau.

Bỉ, Hà Lan cũng nước nhỏ dân ít, mà vẫn cứ là cường quốc.

Bồ Đào Nha cũng từng là cường quốc.

Và trước đó Venice và Genoa cũng từng là cường quốc.

Trận chiến này cũng xóa bỏ được sự tự ti “nhược quốc quả dân” của người Việt, đương nhiên chỉ là những thủ hạ của Tuấn Văn, còn những người Việt ở Đại Nam chẳng biết gì về bên ngoài nên không ảnh hưởng.

Dù gì thì bọn họ cũng bao vây được Bắc Kinh, đánh bại được Đại Thanh, buộc Thanh triều phải cắt đất nạp tiền cầu hòa.

Trong buổi yến hội mừng khải hoàn, Tuấn Văn tuyên bố sẽ tổ chức lại quân đội, phong hàm cho những người lập công, đồng thời sắp tới cũng sẽ học theo Anh quốc mà phong tước quý tộc.

Tin vui này khiến mọi người đều hân hoan, yến hội càng thêm vui vẻ.

Hôm sau, Tuấn Văn bắt đầu tổ chức quân đội.

Hiện tại, tổng quân số của quân đội Pelew là 11.

500 người, gồm cả hải lục quân.

Hải quân có sáu khu trục hạm :

Long Phú (4.

000 tấn), Mỹ Phú (3.

220 tấn), Thuận Phú (3.

220 tấn), An Phú (2.

344 tấn), Tân Phú (1.

800 tấn) và Tân Thạnh (1.

800 tấn), trong đó ba chiếc Long Phú, Mỹ Phú và Thuận Phú thuộc loại tiên tiến nhất thời bấy giờ.

Ngoài ra còn có năm hộ vệ hạm, mười tuần duyên hạm và gần trăm chiến thuyền cỡ nhỏ (thu được từ Đại Nam và Đại Thanh).

Tổng quân số 3.

500 người.

Lục quân gồm 8.

000 người, được chia thành viễn chinh quân và vệ binh.

Viễn chinh quân được phân thành tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn.

Theo quân chế của viễn chinh quân, mỗi tiểu đội gồm 10 người, trong đó có tiểu đội trưởng và tiểu đội phó.

Ba tiểu đội hợp thành một trung đội, thêm trung đội trưởng và trung đội phó, tổng cộng 32 người.

Ba trung đội hợp thành một đại đội, thêm đại đội trưởng, đại đội phó và hai cận vệ, tổng cộng 100 người.

Ba đại đội hợp thành một tiểu đoàn, thêm tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó và hai cận vệ, phối thuộc một tiểu đội pháo binh, tổng cộng 312 người.

Ba tiểu đoàn hợp thành một trung đoàn, thêm trung đoàn trưởng, trung đoàn phó, phối thuộc một tiểu đội cận vệ, một tiểu đội trinh sát binh, một tiểu đội công binh và một trung đội pháo binh, tổng cộng 1.

000 người.

Ba trung đoàn hợp thành một sư đoàn, thêm sư đoàn trưởng, sư đoàn phó, hai phó quan, phối thuộc một trung đội cận vệ, một trung đội trinh sát binh, một trung đội công binh và một đại đội pháo binh, tổng cộng 3.

200 người.

Viễn chinh quân có hai sư đoàn, 6.

400 người.

Còn quân chế của vệ binh tương tự như viễn chinh quân, nhưng chỉ tổ chức đến cấp đại đội, gồm 16 đại đội độc lập, 1.

600 người.

Về quân hàm, Lục quân gồm 5 cấp 18 bậc :

tân binh, binh nhì, binh nhất; hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ; thiếu úy, trung úy, thượng úy, đại úy; thiếu tá, trung tá, thượng tá, đại tá; thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng, đại tướng.

Ngoài ra còn có các vinh hàm :

Thống tướng, Nguyên soái, Đại nguyên soái, chỉ phong cho những tướng lĩnh có công lao kiệt suất.

Đối với Hải quân, tương ứng với cấp tướng là Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc, Đại Đô đốc; cùng với các vinh hàm :

Thủy sư Đô đốc, Hải quân Nguyên soái, Hải quân Đại nguyên soái.

Lý Ngân được phong hàm Thiếu tướng, Bộ trưởng Lục quân.

Lê Đức An và Võ Đình Hiếu được phong hàm Đại tá, Sư đoàn trưởng của Viễn chinh quân Đệ nhất sư đoàn, và Đệ nhị sư đoàn.

Sandino Rodriguez và Renault Lambert được phong hàm Đại tá, Sư đoàn phó hai sư đoàn trên.

Fernando Martin được phong hàm Đại tá, Tư lệnh vệ binh.

Nguyễn Vân Phong và Nguyễn Trung Trực cũng được phong hàm Đại tá Hải quân, Tư lệnh và Phó Tư lệnh Hạm đội Pelew.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-hiep-uoc-bac-kinh-96235.html