Đông Phương Minh Nguyệt - HÓA BÌNH TRỞ LẠI ? - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 76 : Đông Phương Minh Nguyệt - HÓA BÌNH TRỞ LẠI ?

  Cuộc chiến tranh Áo – Phổ diễn ra quá đột ngột và kết thúc cũng quá bất ngờ làm người Âu châu không kịp trở tay.

Các quốc gia Âu châu có muốn can thiệp cũng không có thời gian hay cơ hội.

Cuộc chiến thực tế chỉ diễn ra trong bốn tuần, bắt đầu khai hỏa vào ngày 27/6/1863 khi quân đội Áo tấn công đội quân Phổ trú đóng ở Trautenau, và ngừng bắn vào ngày 22/7/1863 khi quân đội Phổ tiến đến Lamac, một cửa ngõ tiến vào Vienna, thủ đô của Đế quốc Áo.

Chiến tranh kết thúc, đương nhiên có người vui kẻ buồn.

Vương quốc Phổ và Đế quốc Đại Việt vui vẻ hơn cả, bởi họ là những người chiến thắng.

Các đồng minh của Phổ cũng vui mừng, vì bọn họ đã có sự lựa chọn chính xác, giữ được địa vị và quyền lợi của mình.

Đế quốc Áo và các đồng minh của họ đương nhiên buồn vì đã bại trận.

Đế quốc Áo thì còn đỡ, nhà Habsburg vẫn giữ được địa vị của mình, cho dù quyền lợi có giảm đi đáng kể.

Còn các vương quốc hoặc công quốc đồng minh của Áo đều bị giải thể, sát nhập vào thành các tỉnh của Vương quốc Phổ, điều này đồng nghĩa với việc các vị vương công cũng bị truất phế.

Người dânherlands thì lại vui mừng, bởi bọn họ đã khôn ngoan ký kết Hòa ước Berlin trước khi chiến tranh nổ ra, do đó không bị tổn thất nhiều lắm, các điều khoản của hòa ước đối với bọn họ là cực kỳ nhẹ nhàng.

Nên biết, khi chiến tranh Pháp – Anh kết thúc với phe Pháp bại trận thì Pháp bị mất rất nhiều thuộc địa cho Anh và phải trả một khoản bồi thường chiến phí lớn; hoặc khi Napoleon I của Pháp bị đánh bại, thì cũng bị truất phế, và nhiều vùng đất của Pháp bị cắt nhượng cho các quốc gia trong liên minh chống Pháp, kèm theo một khoản bồi thường chiến phí cũng không hề nhỏ.

Ở Âu châu, người dân các nước chỉ sợ khoản bồi thường chiến phí, bởi nó quan hệ trực tiếp đến cuộc sống của họ (muốn có tiền để trả tiền bồi thường chiến phí thì phải tăng thuế, vơ vét của cải trong nhân dân); còn việc cắt nhượng đất đai chỉ là việc rất bình thường, vì vậy mà trong một quốc gia mới có vùng nói tiếng Pháp, vùng nói tiếng Đức, vùng nói tiếng Ý, .

Ranh giới dân tộc ở Âu châu cũng không quá rõ rệt như ở vùng Á Đông, các vị quân vương Âu châu đa số là họ hàng của nhau.

Cũng do vậy, mặt dù thất bại cầu hòa, nhưng sự ủng hộ của người dân đối với chính phủherlands lại không hề giảm sút.

Ngược lại với người dânherlands, người Pháp lại rất thất vọng khi chính phủ Pháp đã không nhanh tay ký hòa ước như chính phủherlands, để đến nỗi giờ đây liên quân Phổ

- Việt đang lăm le tràn vào biên giới.

Ở các thành phố lớn, người Pháp đổ ra đường tuần hành với các khẩu hiệu đòi chính phủ phải sớm có giải pháp chấm dứt chiến tranh.

Hiện tại, Không quân Đại Việt vì phải hỗ trợ quân Phổ trong cuộc chiến tranh Áo – Phổ, nên đã tạm thời ngừng việc thả bom các thành phố ở Pháp, do vậy mà người Pháp mới dám ra đường biểu tình.

Bị người dân bức bách, lại thấy phe cộng hòa hoạt động mạnh lên uy hiếp đến ngôi vị của mình, Hoàng đế Napoleon III của Pháp đành phải gửi đến phái đoàn ngoại giao của Đế quốc Đại Việt đề nghị hòa đàm.

Napoleon III chấp nhận hòa đàm, một phần vì bị liên quân Phổ

- Việt uy hiếp, nhưng một phần cũng vì thấy hai hiệp ước Berlin và Praha rất khoan dung, không hề có các điều khoản khắc nghiệt khó chấp nhận.

Nhân lúc đại quy mô chiến tranh chưa nổ ra, ký kết hòa ước có thể giảm sự thiệt hại đến mức thấp nhất.

Ngày 2/9/1863 dương lịch, sau mấy ngày hòa đàm, Đế quốc Pháp và Đế quốc Đại Việt chính thức ký kết hòa ước tại Luxembourg, kết thúc cuộc chiến tranh Pháp – Việt lần thứ ba.

Các điều khoản của hòa ước này không được khoan dung so với Hiệp ước Berlin ký kết với Vương quốcherlands, nhưng đối với người Pháp thì vẫn còn chấp nhận được, theo đó Đế quốc Pháp nhượng lại toàn bộ các thuộc địa ở Á châu cho Đế quốc Đại Việt, nhượng lại 20% cổ phần trong Công ty Kênh đào Suez cho Hoàng đế Đại Việt; còn Đế quốc Đại Việt vô điều kiện phóng thích tù binh Pháp (riêng số tù binh ở An Phú, phía Đại Việt sẽ đưa bọn họ đến Suez giao cho nhà chức trách Pháp ở đó, nhưng chính phủ Pháp phải trả chi phí ăn ở đi lại là 10 kim tệ mỗi người).

Nói “toàn bộ các thuộc địa ở Á châu” nghe có vẻ rất nhiều, nhưng thật ra sau sự thất bại của Napoleon I thì phần lớn thuộc địa của Pháp đã bị các quốc gia trong liên minh chống Pháp tước đoạt.

Lúc này ở Á châu, Đế quốc Pháp chỉ kiểm soát vài thành phố nhỏ ở miền nam Ấn Độ, như Pondichery (293 kilômét vuông), Karaikal (160 kilômét vuông), Mahé (9 kilômét vuông), Yanaon (30 kilômét vuông), Chandernagor (19 kilômét vuông), Trincomalee (7,5 kilômét vuông) và bảo hộ khu vực Mount Lebanon (1.

985 kilômét vuông).

Mount Lebanon là một khu vực cạnh núi Lebanon (là vùng xung quanh Beirut ngày nay).

Năm 1860, cuộc nội chiến bùng nổ ở Lebanon, với hơn 20.

000 tín đồ Cơ đốc giáo Maronite thiệt mạng, 380 làng Cơ đốc giáo và 560 nhà thờ bị phá hủy.

Giáo hội Cơ đốc giáo Maronite do Thánh Maron thành lập vào thế kỷ thứ tư, là một chi phái của Giáo hội Chính thống giáo Đông phương, được cả Giáo hội Chính thống giáo Đông phương và Giáo hội Cơ đốc giáo La Mã công nhận.

Pháp đã đưa 12.

000 quân vào can thiệp với danh nghĩa bảo vệ tín đồ Cơ đốc giáo.

Năm 1861, Đế quốc Ottoman đã cho Mount Lebanon trở thành một khu tự trị dành cho người Cơ đốc giáo Maronite, 6.

000 quân Pháp vẫn còn trú đóng ở đó, và theo Hiệp ước Lucxembourg thì bọn họ sẽ được thay thế bằng quân đội Đại Việt.

Ba hiệp ước Berlin, Praha và Luxembourg đã vẽ lại bản đồ chính trị của Âu châu.

Trong lúc các nước khác lo cải sửa lại chiến lược quốc gia của họ thì Đế quốc Đại Việt và Vương quốc Phổ khẩn trương củng cố những vùng lĩnh thổ mới giành được.

Nguyễn Vân Phong phái 300 quân đến trú đóng tại Luxembourg và 500 quân trú đóng tại Venezia, hỗ trợ Phạm Hưng Hào tổ chức chính quyền địa phương theo quy cách của Đế quốc Đại Việt.

Công quốc Luxembourg trở thành lĩnh địa riêng của Tuấn Văn, giống như kinh đô An Phú, Lĩnh địa Vietian Columbia và Lĩnh địa Nam Thái Bình Dương; được phân thành ba quận :

Diekirch, Grevenmacher và Luxembourg.

Venezia được thiết tỉnh, phân thành 10 quận :

Belluno, Padova, Rovigo, Treviso, Venezia, Verona, Vicenza, Pordenone, Udine, Gorizia-Trieste.

Dưới cấp quận là các thành phố / thị trấn / làng, được tổ chức Hội đồng quản hạt do người dân địa phương tự bầu ra.

Nhờ uy thế sau cuộc chiến tranh, người dân địa phương tạm thời yên ổn, nhưng tương lai thì chưa biết thế nào.

Phạm Hưng Hào ra lệnh cho mỗi quận cử ra một đại biểu, đến kinh đô An Phú trình bày nguyện vọng của dân địa phương với Hoàng đế Bệ hạ.

Đó cũng là một cách hữu hiệu để mua chuộc lòng dân.

Các cuộc chiến tranh Pháp – Việt lần thứ ba và chiến tranh Áo – Phổ kết thúc, khiến người dân Âu châu thầm thở phào, nghĩ rằng hòa bình đã quay trở lại với Âu châu.

Nhưng không, mọi người đã không thấy rằng Đế quốc Đại Việt đã cố ý bỏ sót một đối tượng.

Các thành viên tham gia Liên hợp Hạm đội tại trận hải chiến biển Manche gồm Đế quốc Pháp, Đế quốc Áo, Vương quốcherlands và Vương quốc Tây Ban Nha.

Trong khi cả Pháp, Áo vàherlands đều đã ký kết hòa ước, thì Tây Ban Nha lại bị bỏ sót.

Và Vương quốc Tây Ban Nha còn tham gia đầy đủ cả ba cuộc chiến tranh Pháp – Việt, là một đối tượng quan trọng cần phải “tính sổ” chỉ sau Đế quốc Pháp.

Lúc này ở Tây Ban Nha, chính phủ của Leopoldo O'Donnell đã bị Manuel de Pando lật đổ sau ba năm cầm quyền (là chính phủ tồn tại dài nhất trong giai đoạn này).

Tuy rằng đây là một cuộc đảo chính, nhưng vì trong suốt 50 năm qua, ở Tây Ban Nha liên tục diễn ra các cuộc cách mạng, nội chiến, nội dậy, đảo chính, phản đảo chính, … nên người Âu châu đã quá quen thuộc, cũng không để tâm đến ai sẽ cầm quyền ở Tây Ban Nha.

Nên biết, nguyên bản trong 35 năm cai trị của Nữ vương Isabel II của Tây Ban Nha (1833

- 1868), đã có đến gần 50 chính phủ thay nhau cầm quyền, trong đó chính phủ lâu nhất cũng chỉ tồn tại chưa đến ba năm, ngắn nhất thì chỉ được một ngày.

Tình hình chính trị hỗn loạn như thế thật là hiếm có.

Trải qua 50 năm hỗn loạn (1814

- 1863), tình thế của Tây Ban Nha đã trở nên rất tồi tệ :

chính trị bế tắc, kinh tế phá sản, đời sống người dân rất khó khăn.

Tóm lại, Vương quốc Tây Ban Nha chẳng có gì để đòi hỏi.

Ký kết hòa ước với Vương quốc Tây Ban Nha chẳng mang lại lợi ích gì cho Đế quốc Đại Việt, vì thế mới bị cố ý bỏ sót.

Phải đến cuối năm, khi triều đình Đại Việt ra lệnh cấm tàu thuyền của Tây Ban Nha sang khu vực Á Đông, thì mọi người mới nhớ rằng giữa Đế quốc Đại Việt và Vương quốc Tây Ban Nha vẫn chưa giải trừ tình trạng chiến tranh.

 

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-hoa-binh-tro-lai-96319.html