Đông Phương Minh Nguyệt - HỘI DIỆN NGHĨA SĨ - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 55 : Đông Phương Minh Nguyệt - HỘI DIỆN NGHĨA SĨ

  Ngày rằm tháng 8 năm Nhâm Tuất (tức ngày 8/9/1862 dương lịch), ngay tiết Trung Thu, một nhóm khách đặc biệt đã đến Gia Định xin bái kiến Lý Ngân.

Những người đó là những thủ lĩnh nghĩa quân có danh vọng ở Nam Kỳ, gồm :

Trương Định, Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền, Võ Duy Dương, Nguyễn Tấn Kiều, Nguyễn Hữu Huân, và hơn chục người khác.

Lý Ngân tiếp kiến bọn họ ở dinh Tỉnh trưởng Gia Định (nguyên là dinh Tổng đốc Gia Định, rồi trở thành dinh Thống đốc Nam Kỳ thuộc Pháp).

Sau một phen khách sáo tán tụng tài dùng binh của Lý Ngân, bọn họ mới trực tiếp nói đến chính đề.

Trương Định đại diện hỏi :

- Lý tướng quân.

Nghe khẩu âm thì tướng quân là người Nam Kỳ chúng ta ?

Người Việt tuy nói cùng một thứ tiếng, nhưng khẩu âm của người Nam Kỳ và người Trung Kỳ, Bắc Kỳ rất khác nhau, rất dễ nhận biết.

Lý Ngân khẽ cười nói :

- Ta với Trương công là láng giềng.

Ta là người làng Phú Thạnh, cách Gò Công cũng không xa.

Bọn Trương Định đều giật mình.

Bọn họ đương nhiên biết làng Phú Thạnh, nơi chỉ cách Gò Công bằng một con sông.

Làng Phú Thạnh mấy năm gần đây phát triển rất nhanh, rất nhiều lưu dân từ các nơi đến đó tìm phương sinh kế.

Trương Định cũng đã từng đến đó tham quan, tìm hiểu nguyên nhân làm nên sự thịnh vượng của họ.

Tuy đã tìm ra, biết được nhờ làm ăn buôn bán với ngoại quốc nên làng Phú Thạnh mới phát triển được như vậy, nhưng Trương Định không thể học theo, bởi vì thân phận quan chức của triều đình, không tiện công nhiên vi phạm lệnh cấm buôn bán với người ngoại quốc, dù biết rằng làm như thế mới có lợi cho người dân.

Lý Ngân lại nói :

- Chúng ta, những người theo phò tá Bệ hạ đầu tiên, đều là người làng Phú Thạnh.

Ba của ta là Hương Cả làng Phú Thạnh.

Các vị Hương chức làng Phú Thạnh như Hương Chánh, Hương Quản, Cai Tuần, Biện Đình, hiện tại đều là trọng thần của triều đình.

Các tướng lĩnh cao cấp của quân đội bản quốc đa số xuất thân từ đội hộ vệ đầu tiên của Bệ hạ.

Chỉ sau này khi cương thổ đã mở rộng, mới tuyển mộ thêm những bậc anh tài từ các nơi khác.

Bệ hạ anh minh nhân từ, nên mọi thần dân của bản quốc, bất kể xuất thân, đều có cơ hội bình đẳng với nhau.

Trong quân đội có cả người gốc Đại Nam, gốc Hoa, gốc Đài Loan, gốc Malaya, gốc Java, gốc Philippine, gốc Hawai’i, gốc Pháp, gốc Tây Ban Nha, gốc Phi, .

; các tướng lĩnh của quân đội có cả người gốc Pháp, gốc Tây Ban Nha.

Trương Định giật mình hỏi :

- Bệ hạ dùng cả người Pháp, phong cho người Pháp làm tướng ?

Lý Ngân mỉm cười nói :

- Không hề gì.

Các vị ấy đều là thần dân của bản quốc và trung thành với Bệ hạ.

Bản quốc là một cường quốc, khái niệm quốc gia không hạn chế với khái niệm dân tộc.

Chẳng hạn như người Pháp, họ không chỉ là thần dân của Đế quốc Pháp.

Các nước Bỉ,herland, Thụy Sĩ, Phổ, Mỹ, đều có một bộ phận không nhỏ dân chúng là người Pháp.

Quốc vương Tây Ban Nha cũng gốc Pháp và có họ hàng với Vương tộc Pháp trước đây.

Ở bản quốc, chỉ cần nói tiếng Việt, viết chữ Việt, nhận đồng mình là thần dân của Bệ hạ, trung thành với Bệ hạ, thì đều được gọi là người Việt, bất kể xuất thân là người gốc Đại Nam hay gốc Pháp.

Một cường quốc với quốc thổ mênh mông, dân tộc rất nhiều, không làm thế thì làm sao có thể yên ổn phát triển.

Người Tàu đã từng làm thế, và họ đã làm rất tốt, nên mới có được quốc thổ rộng lớn như hiện nay.

Đó là một điều hay của bọn họ mà chúng ta nên học hỏi.

Nguyễn Hữu Huân hỏi :

- Lý tướng quân.

Pelew là một nước như thế nào ạ ?

Xem quý quân đánh bại quân Pháp dễ dàng như thế, thì Pelew hẳn phải là một nước rất cường thịnh.

Nhưng sao chúng ta chưa từng nghe nói đến nước Pelew ?

Lý Ngân mỉm cười hỏi :

- Các vị đã có ai từng đi ra khỏi Đại Nam ?

Có ai biết đến những nước nào khác ngoài những nước lân cận Đại Nam như Đại Thanh, Ai Lao, Cambodge, Xiêm La ?

Cả bọn ngơ ngác nhìn nhau.

Nguyễn Hữu Huân ngượng ngùng nói :

- Xin tướng quân thứ lỗi.

Chúng ta kiến văn thật hạn hẹp.

Nguyễn Hữu Huân là một vị Thủ khoa mà phải thú nhận như thế nên rất ngượng.

Lý Ngân mỉm cười bảo :

- Không sao.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Chỉ cần các vị chịu đi ra ngoài, kiến văn sẽ mở rộng ra thôi.

Nói đoạn Lý Ngân bảo viên phó quan lấy ra một tấm Thế giới Đại đồ (bản đồ thế giới), trải lên bàn cho bọn họ xem, rồi giải thích cho bọn họ nghe về các nước trên thế giới.

Đoạn, Lý Ngân nói :

- Không phải cứ hễ đất rộng, dân đông thì nước mạnh.

Chẳng hạn như Đại Thanh, đất rộng đấy, dân đông đấy, nhưng lại là nhược quốc.

Hồi năm Canh Thân, Bệ hạ thân chinh chỉ huy 22.

000 liên quân Anh

- Pelew chinh phạt Đại Thanh, đánh đến tận Bắc Kinh, tiến thẳng vào Tử Cấm Thành, buộc Đại Thanh phải cắt đất nộp tiền cầu hòa.

Sau cuộc chiến đó, bản triều buộc triều đình Đại Thanh ký kết hòa ước tương tự như triều đình Huế đã ký kết với Pháp quốc vậy.

Nhưng dù đã đánh đến tận Tử Cấm Thành, bản quốc cũng không đến nỗi hà khắc như Pháp quốc.

Ngoài một số quyền lợi kinh tế và quyền tự do đi lại, thì bản quốc chỉ được nhượng cho một mảnh đất nhỏ ước bằng bốn tỉnh của Nam Kỳ, cùng với 800 vạn lượng bạc.

Nghe đến chuyện đó, cả bọn đã có một khái niệm rõ ràng hơn về thực lực của Pelew.

Chỉ sử dụng 22.

000 quân mà đã có thể đánh đến tận Tử Cấm Thành của Đại Thanh quốc.

Trong khi lần này quân Pelew có đến gần 30.

000 người, lại chiến đấu trên địa bàn quen thuộc, có ưu thế rất nhiều.

Nhưng rồi Võ Duy Dương chợt hỏi :

- Tướng quân.

Quân đội của nước Pháp có đông không ?

Lý Ngân trầm ngâm giây lát, mới nói :

- Đại ước 60 vạn quân chủ lực và 50 vạn dân binh.

Có điều dân binh của họ so với quân chủ lực của triều đình Đại Nam hoặc Đại Thanh cũng mạnh hơn rất nhiều.

Bọn Trương Định đều giật nảy mình.

Chỉ có vài nghìn quân Pháp mà đã đánh cho quân Đại Nam tơi tả.

Chúng nghĩa sĩ tuy có lòng yêu nước, nhưng chật vật đối phó mãi mà cũng chẳng mấy hiệu quả.

Trương Định vội hỏi :

- Bản quốc quân đội có đông không ?

Có thể đánh lại quân Pháp không ?

Bọn họ đều là người yêu nước, trong thâm tâm lại thừa nhận quân đội Pelew cũng là quân đội Việt, nên vì sự an nguy của xã tắc, bọn họ bất giác xem việc của Pelew cũng là việc của mình.

Lý Ngân nghe hỏi, trầm ngâm giây lát, rồi bảo :

- Ban đầu chúng ta chỉ có vài trăm người, theo Bệ hạ luyện tập việc quân cơ, với mục đích chống lại bọn hải tặc tây dương vào cướp phá xóm làng.

Vào năm Kỷ Dậu, sau khi tiêu diệt số quân Pháp ở Gia Định, Bệ hạ đoán biết rằng triều đình Huế sợ nghĩa quân hơn sợ giặc, nên đã dẫn chúng ta rời Tổ quốc ra hải ngoại.

Sau mấy năm đông chinh tây chiến, chúng ta mới gây dựng được cơ nghiệp như hiện nay.

Chỉ có điều, bản quốc mới lập, đất rộng người thưa, nên quân đội không đông lắm.

Dân số cả nước chỉ có hơn 200 vạn người, nên tối đa chỉ có thể triệu tập 20 vạn quân.

Bệ hạ không muốn làm nhọc sức dân, nên quân đội bản quốc chỉ có vài vạn.

Nguyễn Hữu Huân lo lắng nói :

- Như thế làm sao có thể thắng được nước Pháp ?

Bọn chúng hay tin bại trận, hẳn sẽ phái thêm quân sang đây.

Những người khác cũng đều tỏ vẻ lo lắng.

Trương Định nói :

- Chúng ta hãy khẩn cấp chiêu mộ nghĩa quân chống Pháp.

Chỉ cần triều đình cấp vũ khí.

Chúng ta có thể chiêu mộ mười vạn nghĩa quân.

Nguyễn Hữu Huân nói :

- Như thế chưa chắc ăn thua.

Nước Pháp có đến 60 vạn quân chủ lực và 50 vạn dân binh kia mà.

Chúng ta phải làm sao để có thể động viên cả nước chống giặc mới xong.

Võ Duy Dương nói :

- Vậy xin Bệ hạ hãy ban chiếu Cần vương.

Triều đình Huế đã mất thiên mệnh, nên bọn họ chẳng quan tâm gì đến triều đình Huế nữa.

Trong thâm tâm bọn họ, triều đình Huế chống Pháp, chỉ có từ bại đến đại bại.

Thế nhưng, việc này gọi là Hoàng đế chưa lo mà thái giám đã rối trước.

Lý Ngân mỉm cười nói :

- Không cần quá lo lắng như vậy.

Bản quốc tuy dân ít quân ít, nhưng không có nghĩa là yếu.

Không phải cứ dân đông quân đông thì sẽ là một cường quốc.

Đại Thanh có cả trăm vạn quân, bốn ức nhân khẩu, nhưng lại bị 22.

000 liên quân đánh cho tan tác, mất cả kinh thành.

Sự cường thịnh của một nước biểu hiện ở tổng hợp thực lực, gồm cả quân sự, kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao, kỹ thuật, .

chứ không chỉ biểu hiện ở quân số.

Bản quốc có nền kinh tế phát triển, dân trí cao, đa số người dân biết chữ, nền hành chính minh bạch và đơn giản, minh hữu hùng mạnh, khoa học kỹ thuật phát triển, quân đội tố chất cao.

Chỉ cần lần này đánh bại Pháp quốc, bản quốc sẽ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới.

Nghĩ đến việc trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, Lý Ngân rất hứng khởi.

Đó là ước vọng của triều đình và dân chúng Pelew.

Địa vị cường quốc có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Pelew, qua đó ảnh hưởng đến sinh kế của mọi người dân.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-hoi-dien-nghia-si-96277.html