Đông Phương Minh Nguyệt - KẾ HOẠCH CỦA TUẤN VĂN - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 59 : Đông Phương Minh Nguyệt - KẾ HOẠCH CỦA TUẤN VĂN

  Kinh đô An Phú.

Văn Nghi Điện.

Đại sứ Anh quốc là William Morton đến xin bái kiến Tuấn Văn.

Vị đại sứ này là người quen.

Tuấn Văn chợt nghĩ đến một kế, dùng quân sự kết hợp với ngoại giao để bức Đế quốc Pháp phải cầu hòa.

Đại sứ William Morton biết tính ý của Tuấn Văn, nên sau phần lễ tiết đã nói thẳng vào chính đề ngay :

- Bệ hạ.

Sau khi quân đội của quý quốc đánh bại quân Pháp ở Gia Định, Napoleon III rất tức giận, đã thề sẽ dốc đại quân trả thù.

Hiện tại quân Pháp đang tổng động viên, chuẩn bị lên đường sang Viễn Đông.

Tuấn Văn mỉm cười nói :

- Trẫm nghĩ bọn họ tối đa huy động 100.

000 quân sang Viễn Đông.

Đại sứ William Morton lắc đầu nói :

- Không nhiều thế đâu ạ ! Bên cạnh bọn họ còn có Vương quốc Phổ luôn dòm ngó.

Mà Vương quốc Phổ lại là minh hữu của quý quốc, nghe nói lúc này đã điều binh áp sát biên giới Pháp – Phổ.

Vì vậy mà Đế quốc Pháp chỉ có thể huy động được khoảng 50.

000 quân sang Viễn Đông.

Chỉ có điều, Hải quân Pháp liên hợp với Hải quân Tây Ban Nha hình thành liên hợp Hạm đội với 12 khu trục hạm, 22 hộ vệ hạm, cùng hơn trăm chiến thuyền và vận binh thuyền.

Tuấn Văn mỉm cười nói :

- Không thành vấn đề.

Chỉ cần quân Pháp không sang một lần hơn 100.

000 quân thì không thành vấn đề.

Hơn nữa, khi cần thiết, chỉ cần có đủ vũ khí, trẫm có thể động viên 4 triệu quân tham chiến.

Ở các nước Á Đông, tỉ lệ quân :

dân là 1 :

5 vẫn có thể chấp nhận được nếu tình thế nguy cấp.

Ngay ở Mỹ quốc, trong cuộc nội chiến, chính phủ Liên bang miền bắc đã ra lệnh toàn thể nam thanh niên từ 20 – 40 tuổi phải nhập ngũ, chiêu mộ được 2,1 triệu quân trong khi dân số là 21 triệu người; còn ở Liên minh miền nam, chỉ tuyển quân trong số người tự do, thì chỉ với 5 triệu người tự do đã tuyển mộ hơn 1 triệu quân, tỉ lệ quân :

dân tương đương 1 :

Vào thời Tam quốc ở Trung Hoa, các sứ quân khi đánh nhau đã huy động toàn thể trai tráng ra chiến trường, để đến nỗi mỗi khi xuân đến mà chiến tranh chưa kết thúc thì sẽ không thể tiến hành xuân canh, năm đó sẽ thiếu lương thực (ngày xưa người Trung Hoa chỉ canh tác một vụ mỗi năm, “canh chủng” vào mùa xuân, gọi là “xuân canh”, và “thu hoạch” vào mùa thu, gọi là “thu thu”).

Vào thời nhà Hồ ở Đại Việt, Hồ Quý Ly đã chiêu mộ 50

- 60 vạn quân, và Hồ Quý Ly còn hy vọng chiêu mộ được 100 vạn quân, trong khi dân số chỉ có khoảng 3 triệu (không tính người Mường, tức là các dân tộc thiểu số, bởi họ không phải là đối tượng chiêu quân).

Do đó, Đế quốc Đại Việt có hơn 20 triệu dân, khi tình thế nguy cấp, trên lý thuyết có thể huy động 4 triệu quân tham chiến.

Nhưng thực tế thì không được như vậy, bởi không đủ súng ống đạn dược.

Còn nếu cho mọi người mang gậy gộc giáo mác ra chiến trường thì không hay lắm.

Dù sao thì đại sứ William Morton cũng không biết rõ thật tình, nghe Tuấn Văn bảo có thể đối phó lại cuộc phản công của quân Pháp, có vẻ nhẹ nhõm, nói :

- Bệ hạ nói vậy thì thần an tâm rồi.

Tuấn Văn lại nói :

- Sau khi tiêu diệt đạo quân viễn chinh kia rồi, trẫm sẽ cho phát động giai đoạn hai của cuộc chiến.

Nếu quý quốc phối hợp, khi thành công buộc phía Pháp phải cầu hòa, trẫm sẽ yêu cầu phía Pháp nhượng lại một bộ phận cổ phần trong công ty kênh đào Suez, và quý quốc sẽ được nhượng lại một nửa trong số đó.

Đại sứ William Morton giật mình hỏi :

- Bệ hạ.

Còn có giai đoạn hai ?

Tuấn Văn khẽ cười :

- Đương nhiên.

Trẫm có tiền, Vương quốc Phổ có người.

Trẫm có thể xuất tiền thuê lính đánh thuê người Phổ đế uy hiếp biên giới Pháp.

Nếu quý quốc cũng phối hợp thì càng hay.

Đại sứ William Morton cả kinh :

- Bệ hạ định tấn công nước Pháp ?

Anh quốc không ưa Pháp quốc, không ưa Napoleon III, nhưng để cho Đế quốc Đại Việt chiếm lĩnh một số địa bàn trên đất Pháp thì cũng không hay.

Anh quốc dù là minh hữu của Đế quốc Đại Việt, cũng không hy vọng Đế quốc Đại Việt can thiệp quá sâu vào nội bộ Âu châu.

Tuấn Văn có tiền, rất nhiều tiền nữa là khác, nếu tung tiền thuê một số lượng lớn lính đánh thuê người Âu châu thì kế hoạch cũng có khả năng thành công.

Nhưng Tuấn Văn chưa có kế hoạch nhiễm chỉ Âu châu, ít nhất là trong giai đoạn này, nên mỉm cười nói :

- Trẫm chỉ định dọa Napoleon III mà thôi.

Nhưng nếu ông ta ngoan cố không chịu cầu hòa thì có thể tấn công một số khu vực ở Pháp để gia tăng sự uy hiếp.

Trẫm chỉ cần bỏ ra vài chục triệu kim tệ, tin rằng có thể thuê được không ít lính đánh thuê ở các nước.

Chiếm lĩnh Pháp quốc không phù hợp với lợi ích của trẫm.

Nhưng nếu như chiếm lĩnh được một số địa bàn ở Pháp quốc, trẫm có thể nhượng lại cho các minh hữu.

Trẫm chỉ hy vọng có thể thu được một số lợi ích từ Pháp quốc, xem như khoản bồi thường chiến phí.

Trẫm chỉ cần quý quốc cung cấp vật tư, đương nhiên trẫm sẽ trả tiền.

Trong khi thu nhập của binh lính trong quân đội các nước Âu Mỹ chưa đến 50 bảng Anh một năm, thì số tiền vài chục triệu kim tệ (1 bảng Anh tương đương 1,9466 kim tệ) sẽ có thể thuê được rất nhiều người.

Đại sứ William Morton trố mắt một lúc, rồi thở ra một hơi, nói :

- Nếu như lúc này mà Bệ hạ tung tin đó ra, tin rằng Napoleon III sẽ bãi chiến ngay.

Napoleon III rất xem trong thể diện, chưa chắc đã chịu bãi chiến.

Hơn nữa, nếu bãi chiến lúc này thì mục tiêu của cuộc chiến mà Tuấn Văn kỳ vọng sẽ khó đạt được.

Tuấn Văn nói :

- Lúc này bãi chiến chẳng có ý nghĩa gì.

Chờ đến khi đạo quân viễn chinh của Pháp bị tiêu diệt, lúc đó ký kết hòa ước sẽ có thể đòi hỏi được những điều kiện có lợi hơn.

Đại sứ William Morton nói :

- Bệ hạ.

Thần sẽ báo cáo về Luân Đôn.

Tin rằng Luân Đôn sẽ phối hợp với Bệ hạ.

Sau khi đại sứ William Morton cáo lui, Tuấn Văn định đi sang Hoàng gia Khoa học Viện để xem tiến độ nghiên cứu các loại vũ khí mới đã đến đâu rồi, thì bỗng thấy bé Charles lon ton chạy vào, kêu gọi rối rít :

- Phụ hoàng ơi ! Phụ hoàng ơi ! Bé Charles năm nay đã bảy tuổi, và càng lớn càng thêm đáng yêu, nhất là đôi má bầu bĩnh và ánh mắt màu xanh ánh vàng tuyệt đẹp.

Bé được phong làm Vương tử xứ Đài Loan, nên tên theo quy cách quý tộc Âu châu sẽ là Prince Charles of Taiwan (hoặc Prince Charles de Taiwan, Prinz Karl von Taiwan).

Tuấn Văn cúi xuống nắm tay bé, ôm bé vào lòng, âu yếm hỏi :

- Có chuyện gì mà con vui vẻ thế ?

Bé Charles hớn hở nói :

- Phụ hoàng ơi ! Mấy vị bên Hoàng gia Khoa học Viện vừa phát minh ra một thứ hay lắm, có thể chở chúng ta bay lên trời đó.

Bé Charles thường hay sang Hoàng gia Khoa học Viện chơi, vì ở đó có nhiều thứ mới lạ, hấp dẫn.

Hoàng gia Khoa học Viện là một nơi trọng địa, người bình thường không thể tùy tiện ra vào.

Nhưng bé Charles thì có thể ra vào tùy ý.

Và lần này, bé biết được tin tức về phát minh mới, trong khi những quan chức ở Hoàng gia Khoa học Viện chưa kịp tấu trình với Tuấn Văn.

Nghe bé nói, Tuấn Văn chợt nghĩ ngay đến Khinh khí cầu, bởi thời này chưa thể nào chế ra máy bay được.

Tuấn Văn liền cười bảo :

- Nào ! Chúng ta hãy cùng đi xem nó.

Đoạn Tuấn Văn dắt tay bé Charles cùng đi đến Hoàng gia Khoa học Viện.

Cung điện của Tuấn Văn nằm ở trung tâm thành phố, còn Hoàng gia Khoa học Viện tọa lạc trên một ngọn đồi ở vùng ngoại ô phía tây bắc.

Khoảng cách không xa lắm, chỉ mất hơn mười phút đi xe ngựa.

Thời bấy giờ, phương tiện giao thông chủ yếu trên bộ đương nhiên là xe ngựa.

Tuy ở Âu Mỹ đã bắt đầu phát triển xe lửa từ thập niên 1820, nhưng ở Vương quốc Pelew trước đây và Đế quốc Đại Việt hiện tại thì xe lửa chưa được phát triển, bởi quốc thổ của Đế quốc nằm rải rác ở nhiều nơi, cách xa nhau, và sử dụng giao thông đường thủy còn tiện lợi hơn.

Tuy nhiên, triều đình đã lên kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt ở Borneo trong tương lai không xa, để kết nối các khu mỏ với hải cảng.

Đến Hoàng gia Khoa học Viện, Viện trưởng là Tử tước Robert Taylor cùng các quan chức của viện hướng dẫn Tuấn Văn đi tham quan thành tựu mới của bọn họ.

Ở quảng trường của viện, một toán khoa học gia và trợ thủ đang thử nghiệm một khinh khí cầu.

Sau khi xem một lúc, Tuấn Văn hỏi :

- Độ an toàn của nó ra sao ?

Phụ trách đề tài nghiên cứu này là Daniel Joseph Perry vội nói :

- Trình Bệ hạ.

Khinh khí cầu này đã được cải tiến đáng kể, không giống như các khinh khí cầu trước đây, nên rất an toàn.

Các khinh khí cầu trước đây được bơm khí hidro nên dễ gây cháy nổ.

Còn khinh khí cầu này được bơm khí heli là một khí trơ, rất an toàn.

Chúng thần lấy ý tưởng từ việc bơm khí trơ vào trong bóng đèn đấy ạ.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-ke-hoach-cua-tuan-van-96285.html