Đông Phương Minh Nguyệt - KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT MỚI - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 14 : Đông Phương Minh Nguyệt - KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT MỚI

  Sau nửa tháng chuẩn bị, đội thuyền của Tuấn Văn lại nhổ neo rời bến.

Đội thuyền gồm hai chiếc thuyền buồm bằng gỗ, chiếc nhỏ tải trọng 300 tấn, chiếc lớn tải trọng 800 tấn.

Mỗi chiếc đều có máy hơi nước và một khẩu pháo nhỏ.

Thủy thủ đoàn gồm 100 hộ vệ và 6 gã người Tây Ban Nha (gốc hải tặc), do Lý Ngân chỉ huy, thêm 1 thợ mộc và 1 thầy lang.

Chiếc thuyền lớn được đặt tên là Phú Lạc, thuyền trưởng Nguyễn Văn Tí.

Chiếc thuyền nhỏ được đặt tên là Phú An, thuyền trưởng Nguyễn Văn Chơn.

Bọn họ đều là những hộ vệ đầu tiên của Tuấn Văn, đều còn trẻ và thiếu kinh nghiệm, nên mới phải mang theo 6 gã gốc hải tặc.

Lý Ngân và hai thuyền trưởng sử dụng súng ngắn, còn 100 hộ vệ sử dụng 100 khẩu súng mà Thống đốc Singapore tặng cho.

Những khẩu súng thu được từ bọn hải tặc và 50 khẩu súng do công sứ Mỹ quốc tặng là những khẩu súng trường Pattern 1851 Minié (gọi tắt là P1851), là một loại súng trường rất phổ biến thời bấy giờ, được sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tranh Crime (1853 – 1856), Nội chiến Mỹ (1861 – 1865), chiến tranh Áo – Phổ (1866), chiến tranh Boshin ở Nhật Bản (1868 – 1869), chiến tranh giành độc lập lần thứ hai ở Ý (1859), cuộc binh biến ở Ấn Độ (1857), khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Hoa (1850 – 1864) và các cuộc nổi dậy ở nhiều nơi trên thế giới.

Súng trường Pattern 1851 Minié nặng 4,8 kilôgam, dài 0,958 mét, tầm bắn hữu hiệu 550 mét, tầm bắn tối đa 918 mét, tốc độ bắn 2 – 3 phát mỗi phút.

Còn những khẩu súng do Thống đốc Singapore tặng là loại Pattern 1853 Enfield (gọi tắt là P1853), tiên tiến hơn, là trang bị chủ yếu của quân đội Anh quốc.

Súng trường Pattern 1853 Enfield nặng 4,3 kilôgam, dài 1,4 mét, tầm bắn hữu hiệu 1.

140 mét, tầm bắn tối đa 1.

800 mét, tốc độ bắn mặc định 3 phát mỗi phút, có thể nhiều hơn.

Vì loại súng này tốt hơn nên được trang bị cho những hộ vệ tinh duệ nhất.

Trên thuyền còn mang theo nhiều loại vật tư cần thiết khác.

Đạn dược 20.

000 viên (mỗi khẩu súng 200 viên).

Lương thực 2.

000 phương, đủ cho 100 người dùng trong nửa năm.

Số lương thực đó ông Hương Chánh đã cố thu mua trong lúc bọn Tuấn Văn đi Singapore, đáng giá 1.

500 quan, nhưng vì mua với số lượng lớn nên chỉ mất có 1.

300 quan (khoảng 565 lượng bạc).

Ngoài ra còn có rất nhiều hạt giống lúa, bắp, khoai lang; cùng nhiều loại thuốc nam, thảo dược.

Tuấn Văn định xây dựng một căn cứ địa nơi hải ngoại, nên cho chuẩn bị đầy đủ mọi thứ.

Thuyền đi về phía đông, vượt qua quần đảo Philippine, lại tiếp tục đi về phía đông khoảng 800 kilômét nữa là đến một quần đảo nhỏ, trên bản đồ hàng hải mua ở Singapore ghi là Pelew, tức là quần đảo Palau ngày nay.

Palau đã có quan hệ với các nước Âu châu khá sớm.

Năm 1783, quốc vương Pelew đã cho thuyền trưởng Henry Wilson của tàu Antelope đưa con trai mình là vương tử Lee Boo đến Anh quốc.

Vị vương tử này đến Anh vào năm 1784, chết sau đó ít lâu vì bệnh đậu mùa, được chôn cất ở Quảng trường nhà thờ thánh Mary, Rotherhithe, đông nam Luân Đôn và được Công ty Đông Ấn Độ thuộc Anh xây dựng một đài tưởng niệm cạnh đó.

Điều này chứng tỏ vương quốc Pelew được Anh quốc thừa nhận.

Quần đảo Pelew gồm 8 hòn đảo lớn và hơn 200 đảo nhỏ, tổng diện tích đất liền 458 kilômét vuông, dân số rất ít (theo thống kê năm 2005, Palau có dân số chưa đến 20.

000 người, trong đó hòn đảo lớn nhất Babeldaob chiếm 70% diện tích mà chỉ chiếm có 30% dân số, là “một trong những hòn đảo đông dân cư kém phát triển nhất ở Thái Bình Dương”, với các bộ tộc theo chế độ mẫu hệ).

Tuấn Văn ước tính lúc này trên đảo Babeldaob chỉ có khoảng 2 – 3 nghìn dân, mà chủ yếu tập trung ở vùng Airai phía nam đảo.

Phía nam Airai là đảo Koror có dân cư đông đúc.

Tộc trưởng của bộ tộc lớn nhất ở đó tự xưng là quốc vương Pelew.

Vì khu vực phía bắc ít dân, nhiều sông ngòi, nên Tuấn Văn đã ra lệnh cho thuyền ghé vào bờ vịnh ở phía bắc đảo.

Đảo Babeldaob nằm trải dài từ bắc xuống nam, với bờ phía đông là những bãi cát dài và bờ phía tây là những khu rừng rậm.

Trên đảo có nhiều đồi núi, cao nhất là núi Ngerchelchuus cao 210 mét; cùng với hơn chục con sông lớn nhỏ, nhiều hồ và thác nước đẹp.

Đội thuyền cặp vào bờ vịnh phía nam.

Sau khi khảo sát, Tuấn Văn đã cho đóng trại bên một con sông có nhiều cá sấu.

Thịt cá sấu có thể ăn, da cá sấu có thể làm đồ trang sức, là một nguồn kinh tế đáng kể.

Gần đó là núi Ngerchelchuus, dưới chân núi có khu rừng rậm lớn nhất đảo, nên không sợ thiếu gỗ.

Trong lúc dựng trại thì một tiểu đội 10 người do Lý Ngân thống lĩnh được phái đi trinh sát khu vực quanh đó.

Đảo Babeldaob không lớn lắm (chỉ lớn gấp rưỡi cù lao nơi làng Phú Thạnh).

Chỉ sau ba ngày là toán trinh sát của Lý Ngân đã thăm dò gần hết khu vực phía bắc và vẽ lại bản đồ địa hình đơn giản.

Lấy trung tâm là ngọn núi Ngerchelchuus, Lý Ngân thấy có con sông thì vẽ một đường dài biểu diễn con sông, thấy có rừng thì ghi rừng, có núi thì ghi núi.

Lý Ngân còn dùng một con thú săn được để dụ một người dân bản địa dẫn đường.

Gã ta chỉ con sông, hô Ongimi, Lý Ngân ghi vào Ongimi; chỉ ngọn núi, hô Ngerchelchuus, Lý Ngân lại ghi vào Ngerchelchuus, .

Cứ như thế, một bản đồ địa hình đơn giản đã hoàn thành.

Khi toán trinh sát về phục mệnh, Tuấn Văn nhìn bản đồ, rất hài lòng.

Lý Ngân đã chứng tỏ được tài năng của mình.

Trên bản đồ không chỉ có địa hình, mà còn có vị trí các bộ tộc lân cận cùng với dân số mỗi bộ tộc (quan sát và ước đoán).

Quanh ngọn núi Ngerchelchuus có nhiều sông hồ, như sông Did, sông Sebeluu, sông Ongimi, hồ Ngerchetang, thác Taki, .

Nơi mọi người cắm trại là sông Ongimi, bắt đầu từ hồ Ngerchetang và đổ ra biển.

Xung quanh có ba bộ tộc là Ngetbong, Ngerutoi và Urdmau, với dân số mỗi bộ tộc chỉ có khoảng 30 người.

Xa hơn một chút, ở gần bờ biển phía đông là các bộ tộc Choll, Elab, Ngebuked, Ngkeklau, và Ulimang, với dân số mỗi bộ tộc từ 40 – 70 người.

Về phía đông nam khu trại có một bộ tộc lớn là Ngiwal với khoảng 100 dân.

Phía nam khu trại cũng có một bộ tộc lớn là Imeong với khoảng 150 dân.

Gã hướng đạo bản địa chỉ biết những vùng lân cận đó, nên bọn Lý Ngân cũng chỉ mới khảo sát được bao nhiêu đó.

Tuấn Văn cũng đã thấy tạm đủ, nên cho mọi người nghỉ ngơi, chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.

Khu trại của bọn Tuấn Văn dựng bằng gỗ, vuông vức mỗi cạnh 100 mét.

Bên trong chia thành các dãy phố ngang dọc như bàn cờ, tuy đơn giản nhưng trật tự.

Lương thực vật tư trên thuyền được chuyển hết lên trại, cất vào nhà kho.

Do chỉ có 76 người xây dựng (đã phái 10 người canh thuyền, 10 người canh trại, 10 trinh sát), nên mấy ngày qua chỉ dựng xong bức tường vây quanh trại, ngôi nhà cho Tuấn Văn ở và làm việc, cùng với mấy nhà kho chứa lương thực vật tư.

Mọi người chưa có chỗ ở, đành ở tạm trong các túp lều.

Sau hai ngày nghỉ ngơi, Tuấn Văn chỉ để lại 26 người canh trại, 10 người canh thuyền, rồi phái Lý Ngân dẫn theo 70 người đi chinh phục bộ tộc Imeong ở phía nam.

Tuy đó là bộ tộc lớn nhất trong khu vực, nhưng lại nằm đan độc trong một vùng hẻo lánh, cách rất xa các bộ tộc khác.

Phái 70 người súng đạn đầy đủ đi đối phó 150 người gồm cả già trẻ trai gái, cởi trần đóng khố, chỉ dùng gậy gộc, nên không có vấn đề gì.

Do cần nhân lực, Tuấn Văn dặn Lý Ngân không nên giết hại nhiều người, nếu gặp chống đối thì chủ yếu xử lý giới quý tộc mà thôi.

Hai ngày sau, Lý Ngân đắc thắng trở về.

Những thủ lĩnh của bộ tộc Imeong sau khi bị xử lý hết, cả bộ tộc bị buộc phải di dời đến trại của bọn Tuấn Văn, mang theo tất cả tài sản, kể cả những ngôi nhà gỗ đơn sơ của họ.

Cả bộ tộc giờ còn lại 133 người.

Tuấn Văn cho bọn họ giữ lại tài sản của mình, và dựng lại nhà phía nam khu trại.

Qua những thành viên mới này, Tuấn Văn phát hiện lương thực của người dân ở đây không phải là lúa gạo, mà là các loại khoai :

khoai lang, khoai môn, khoai sọ đầm lầy khổng lồ (củ rất lớn).

Đặc biệt, món ăn khoái khẩu của bọn họ là Demok, được làm từ lá khoai môn, nước cốt dừa và cua đất.

Vì vậy, Tuấn Văn ra lệnh trồng khoai ở khắp nơi xung quanh khu trại.

Khoai có thời gian thu hoạch ngắn, nhiều tinh bột, là một nguồn lương thực thích hợp thay thế cho lúa gạo.

Ở vùng này nếu không phải đồi núi thì là rừng rậm, đầm lầy hoặc bãi biển, Tuấn Văn chưa thấy những vùng đất bằng phẳng có thể trồng lúa được.

Có lẽ vì thế mà khu vực phía bắc này dân cư thưa thớt chăng ?

Có thêm nhân công, Tuấn Văn cho xây dựng bến thuyền và một khu trại mới ở cửa sông Ongimi.

Trong khi đó, Lý Ngân lại suất lĩnh 50 người đi chinh phục ba bộ tộc Ngetbong, Ngerutoi và Urdmau ở lân cận.

Tổng dân số của ba bộ tộc này còn ít hơn bộ tộc Imeong, chỉ mang lại cho khu trại thêm 92 cư dân.

Đến lúc này, khu trại đã có hơn 300 người, đã tương đối có chút nhân khí.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-khai-pha-vung-dat-moi-96195.html