Đông Phương Minh Nguyệt - LÊN ĐƯỜNG ĐẾN SINGARORE - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 10 : Đông Phương Minh Nguyệt - LÊN ĐƯỜNG ĐẾN SINGARORE

  Sau một thời gian cải trang, chiếc thuyền thu được từ bọn hải tặc trông đã khác hẳn nguyên dạng.

Thân thuyền được sơn lại, vải buồm được may mới, nội thất trên thuyền cũng được thay mới (do nhu cầu sinh hoạt của người Việt khác người tây phương).

Nói chung là chiếc thuyền trông rất mới, không ai có thể nhận ra nó là thuyền của bọn hải tặc trước đây.

Chuyến đi này, Tuấn Văn mang theo 40 hộ vệ do Lý Ngân chỉ huy.

Ngoài ra, để mở rộng tầm mắt cho các vị Hương chức trong Hội đồng làng, trừ ông Hương Chánh phải ở lại xử lý công việc trong làng, bốn người còn lại đều đi theo.

Đại sự của Tuấn Văn sau này cần bọn họ phụ tá, nên cần đưa bọn họ ra ngoài để mở mang kiến thức.

Ở mãi trong làng, tầm mắt bị giới hạn, khó làm nên đại sự.

Do mọi người chưa từng đi xa đến vậy nên để tránh lạc đường, bốn gã hải tặc đầu hàng cũng được đưa đi theo.

Lúc trước bọn Tuấn Văn bắt được chín gã, và bốn gã đó biết nghe lời nhất.

Như vậy, chuyến đi này kể luôn Tuấn Văn gồm có 50 người.

Vũ khí bao gồm 1 khẩu pháo nhỏ trên thuyền, 20 khẩu súng trường và 2 khẩu súng ngắn.

Trong làng còn lại 10 hộ vệ của Tuấn Văn với 5 khẩu súng trường, và ông Hương Chánh cũng có một khẩu súng ngắn, trừ khi gặp phải bọn hải tặc ngoại quốc, bằng không cũng đủ tự bảo rồi.

Ngày lên đường, dân làng ra bến đưa tiễn rất đông.

Những ai đi chuyến này đều mang theo nhiều tiền bạc, định sẽ mua những vật dụng cần thiết mà ở đây không có.

Nếu như chưa cần sử dụng, mang lên chợ huyện, chợ phủ bán cũng có thể kiếm được nhiều tiền.

Bọn họ xem chuyến đi này cũng như một chuyến đi chợ mà thôi, chỉ có điều đi xa một chút.

Ngày xưa, chợ quê thường họp nửa tháng hoặc một tháng một lần, những người ở xa có khi mất đến mấy ngày để đi chợ.

Chuyến này đi Singapore, đối với dân làng bình thường chẳng đi đâu xa, thì cũng như một chuyến đi chợ xa mà thôi.

Nếu nhìn trên bản đồ, từ đây đi Singapore cũng chỉ tương đương đi ra kinh đô Huế.

Mấy chục năm trước, ba ông già Ba Tri là Thái Hữu Kiếm, Nguyễn Văn Tới và Lê Văn Lợi có thể đi bộ ra Huế xin gặp vua Minh Mạng nhờ xử kiện và trở nên nổi tiếng.

Qua chuyện đó, người dân xứ này đã không ngại chuyện đi xa.

Bình thường, từ vùng Gia Định đi Singapore mất khoảng mười ngày.

Nhưng lần này đi ngược gió, Tuấn Văn vì muốn an toàn, chỉ đi gần bờ, nên phải mất hơn nửa tháng mới đến nơi.

Vào mùa hè, gió mùa tây nam (đôi khi còn gọi là gió nồm) từ khu vực Ấn Độ Dương thổi lên, mang theo hơi nóng của miền xích đạo, và làm chậm hành trình của những chiếc thuyền đi xuống phương nam.

Trên thuyền của Tuấn Văn cũng có một động cơ hơi nước nhỏ, sử dụng chân vịt, nhưng vì không có nhiều than nên chỉ sử dụng khi cần thiết (lúc không có gió).

Thời bấy giờ, tuy động cơ hơi nước đã được ứng dụng trên tàu thuyền, nhưng vì công suất không cao nên tác dụng chưa lớn, đặc biệt là những chiếc thuyền đi biển, buồm vẫn giữ vai trò quan trọng, động cơ hơi nước chỉ đóng vai trò phụ trợ.

Năm 1769, James Watt phát minh ra động cơ hơi nước, nhưng ban đầu chỉ được ứng dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp dệt.

Đến năm 1786, John Fitch mới tạo ra chiếc tàu gắn động cơ hơi nước đầu tiên, rồi sau đó được Robert Fulton cải tiến để có thể ứng dụng vào thực tế.

Nhưng đó chỉ là những chiếc tàu sử dụng guồng đẩy nước kiểu cũ, tính thực dụng chưa cao.

Mãi đến năm 1804, chiếc tàu hơi nước sử dụng chân vịt của John Stevens xuất hiện, mới giúp động cơ hơi nước được sử dụng rộng rãi trên các tàu thuyền.

Nhưng cho đến lúc ấy, động cơ hơi nước vẫn chưa thể thay thế cho buồm.

Đến cuối thập niên 1840, do động cơ hơi nước giúp làm giảm sự phụ thuộc của các trận chiến vào gió, đã dẫn tới việc chế tạo ra những chiếc tàu chiến tuyến (ship of the line) được trang bị chân vịt, nhưng vỏ làm bằng gỗ.

Phải đến sự ra đời của khu trục hạm (frigate) được bọc thép vào năm 1859 mới nhanh chóng dẫn tới sự lụi tàn của những chiếc tàu chiến tuyến được trang bị động cơ hơi nước.

Đến năm 1865, người Pháp hạ thủy chiếc Belliqse, chiếc tuần dương hạm bọc thép đầu tiên.

Cho đến thập niên 1870, nhiều nước khác đã chế tạo những tàu bọc thép chuyên biệt dùng trong tuần tra, cướp phá nhanh và độc lập, được gọi là thiết giáp tuần dương hạm.

Dù vậy, mãi đến thập niên 1890, thiết giáp tuần dương hạm vẫn còn được chế tạo với những cột buồm, cho phép chúng hoạt động cách xa các cảng tiếp than thân thiện.

Các tàu tuần tra không bọc thép, được chế tạo bằng gỗ, hoặc là phối hợp gỗ với sắt thép, vẫn tiếp tục thông dụng cho đến cuối thế kỷ 19.

Lớp vỏ giáp của các tàu bọc thép làm tăng trọng lượng của chúng, cũng có nghĩa là chúng bị giới hạn trong các hoạt động tầm gần với động cơ hơi nước.

Chúng không phù hợp cho các nhiệm vụ ở tầm xa, các cuộc chiến ở nơi xa xôi.

Nói tóm lại, lúc này là năm 1858, các chiến hạm vẫn phổ biến là thuyền buồm bằng gỗ, tuy có trang bị động cơ hơi nước dùng chân vịt những vẫn chỉ có tác dụng phụ trợ.

Chiếc thuyền của Tuấn Văn tuy có lạc hậu, nhưng cũng chưa đến nỗi nào.

Nhờ sự dẫn đường của bốn thủy thủ người Tây Ban Nha (hải tặc đầu hàng), thuyền của bọn Tuấn Văn bình an đến được eo biển Malacca.

Khi gần đến nơi, Tuấn Văn ra lệnh treo cờ lên đỉnh cột buồm.

Đó là một lá cờ nền vàng (quốc kỳ của Đế quốc Đại Nam lúc bấy giờ là một lá cờ màu vàng không có hình vẽ gì), ở giữa có hình một chiếc khiên và một cây thánh giá.

Tuấn Văn sử dụng hình thánh giá để việc giao thiệp với người tây phương thuận lợi hơn, mặc dù trong bọn họ không có ai là giáo dân.

Nhưng Tuấn Văn hiểu kinh thánh, hiểu về Cơ Đốc giáo và có những vật dụng của vị linh mục người Mỹ đã qua đời vì đắm tàu.

Tuấn Văn chỉ cần khoác chiếc áo choàng mà vị linh mục kia để lại, thì trông cũng chẳng khác gì là linh mục.

Bọn Lý Ngân và các vị Hương chức rất tín phục Tuấn Văn, nên đối với sự an bài đó cũng chẳng thắc mắc.

Nhập hương tùy tục mà.

Mọi người đến địa bàn của người tây phương thì cũng phải có cách tự bảo vệ.

Tuấn Văn đến Singapore là để tìm mua thêm vũ khí chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược sắp tới của liên quân Pháp – Tây Ban Nha.

Nhưng lý do đó làm sao nói ra được.

Nếu bị phát hiện, nhà cầm quyền Anh sẽ bắt cả bọn giao cho người Pháp mất.

Chỉ có lý do mua vũ khí để bảo vệ đạo là thích hợp nhất.

Các nước tây phương lúc bấy giờ rất ủng hộ chuyện đó.

Khi thuyền đi vào địa phận eo biển Malacca, bọn Tuấn Văn gặp phải các chiến hạm tuần tra của Hải quân Anh vàherlands.

Tuấn Văn cùng bọn họ giao thiệp, nhờ có bộ áo choàng linh mục nên không gặp vấn đề gì.

Hiệp ước Anh –herlands năm 1824 đã chia vùng này thành hai phần, Anh quốc kiểm soát Malaya, vàherlands kiểm soát Dutch East Indies, tức là hai quốc gia Malaysia và Indonesia ngày nay.

Vùng eo biển Malacca là biên giới trên biển của hai bộ phận đó, nên có Hải quân cả hai nước tuần tra kiểm soát.

herlands là tên thật của quốc gia ở tây bắc Âu châu mà nhiều người vẫn gọi là Hà Lan hay Holland.

Nơi đó vốn là lãnh thổ của Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức.

Sau cuộc chiến tranh tám mươi năm, đến năm 1781, các bang Holland, Zeeland, Groningen, Friesland, Utrecht, Overijssel, và Gelre tách ra khỏi Đế quốc và thành lập nền cộng hòa, gọi là Republic of the Seven Unitedherlands.

Khi Napoleon I Bonaparte xâm chiếmherlands, thành lập Vương quốc Hà Lan (Kingdom of Holland), giao cho anh trai là Louis I Bonaparte làm quốc vương.

Sau khi Napoleon I Bonaparte thất bại trong trận Leipzig năm 1813, buộc phải rút quân thì người dân nước này thành lập Liên hiệp Vương quốcherlands (United Kingdom of theherlands).

Sau khi mất đi nhiều thuộc địa, ngày nay tên nước này là Vương quốcherlands (Kingdom of theherlands).

Như vậy, tên gọi Hà Lan hay Holland chỉ được sử dụng khi nước này bị Pháp xâm chiếm và dòng họ Bonaparte cai trị (1806

- 1810).

Do đó, gọi họ là Hà Lan cũng giống như gọi Việt Nam là Giao Chỉ (tên gọi khi bị nước Tàu đô hộ), là một cách gọi không hay.

Được các chiến hạm tuần tra hướng dẫn, bọn Tuấn Văn sau nửa tháng lênh đênh trên biển, cuối cùng cũng cập cảng Singapore an toàn.

Quan viên trên cảng nhìn thấy bọn Tuấn Văn, ngạc nhiên hỏi :

- Các vị đến từ Quảng Châu ?

Thời bấy giờ, vùng Quảng Châu có nhiều thương nhân nước ngoài hoạt động, phong khí khá thoáng, nên xuất hiện linh mục người Á châu là chuyện bình thường.

Hơn nữa, quốc kỳ của Đại Thanh cũng có nền màu vàng.

Còn Hương Cảng mới được cắt nhượng cho Anh quốc sau Hiệp ước Nam Kinh, vẫn chưa phát triển thành một đại đô thị.

Gã ta thấy Tuấn Văn là linh mục, nên nói chuyện khá khách khí.

Thời bấy giờ, linh mục dù bất kể màu da gì cũng đều được tôn trọng.

Có thể bà con chưa biết :

Ông già Ba Tri Ông già Ba Tri, thật sự có đến 3 người là Thái Hữu Kiểm, Nguyễn Văn Tới và Lê Văn Lợi.

Câu chuyện về ông già Ba Tri lưu truyền trong dân gian và cũng được ghi lại trong một số sách:

'Monographie de la province de Bến Tre' (Chuyên khảo tỉnh Bến Tre) do một người Pháp soạn năm 1929, 'Kiến Hòa xưa và nay' của Huỳnh Minh (1965), 'Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (từ năm 1757 đến 1954)' của Nguyễn Duy Oanh (1971).

Câu chuyện :

Ông Thái Hữu Kiểm là cháu nội ông Thái Hữu Xưa.

Ông Xưa từng có công giúp Nguyễn Ánh, được phong chức 'Trùm cả An Bình Đông', Ba Tri.

Năm 1806, ông Kiểm dựng chợ Trong bên cạnh rạch Ba Tri, giúp cho dân cư ở khu vực này có nơi làm ăn sinh sống.

Khi đó có ông Xã Hạc ở chợ Ngoài chơi ép, đắp đập chặn không cho ghe thuyền từ sông Hàm Luông vào chợ Trong.

Ông Kiểm bất bình, kiện lên phủ huyện, phủ huyện xử chợ Trong thua với lập luận :

'Mỗi làng đều có quyền đắp đập trong địa phận làng mình'.

Cả Kiểm cùng dân buôn bán ở chợ Trong không chịu phán quyết trên.

Ông liền cùng hai ông già nữa là Nguyễn Văn Tới và Lê Văn Lợi, khăn gói đi bộ từ Ba Tri ra Huế (lộ trình khoảng hơn 1.

000 cây số)

- để đưa đơn lên nhờ vua phúc thẩm lại phán quyết bất công kia.

Cuối cùng sau một thời gian dài dò đường đi, ba ông già cũng tới nơi.

Lúc này vua Gia Long mới băng hà, vua Minh Mạng vừa lên ngôi.

Vua thụ lý rồi xử cho dẹp bỏ đập, với lý do rạch là rạch chung, đường giao thông chung của cả chợ Ngoài lẫn chợ Trong.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-len-duong-den-singarore-96187.html