Đông Phương Minh Nguyệt - LIÊN QUÂN PHÁP – TÂY BAN NHA XÂM CHIẾM ĐẠI NAM - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 17 : Đông Phương Minh Nguyệt - LIÊN QUÂN PHÁP – TÂY BAN NHA XÂM CHIẾM ĐẠI NAM

  Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh ở Trung Hoa, buộc triều đình Đại Thanh phải ký kết Hiệp ước Thiên Tân, cắt đất nộp tiền cầu hòa, quân Pháp mới có đủ lực lượng thực hiện cuộc xâm chiếm Đại Nam.

Để đảm bảo thắng lợi, Pháp còn liên hợp với Tây Ban Nha hình thành liên quân tham chiến.

Liên quân có 2.

000 quân Pháp, 550 quân Tây Ban Nha và 450 quân Tagal (lính đánh thuê người Philippine), đi trên 14 chiến hạm, trong đó có nhiều chiến hạm lớn, được trang bị 50 khẩu đại pháo có sức công phá lớn.

Liên quân xuất phát từ Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam ngày nay), do Phó Đô đốc Hải quân Pháp Charles Rigault de Genouilly cầm đầu, phối hợp với Đại tá Lanzarotte chỉ huy đạo quân Tây Ban Nha.

Chiều tối ngày 31 tháng 8 năm 1858 (tức ngày 23 tháng 7 năm Mậu Ngọ), liên quân đã có mặt trước cửa biển Đà Nẵng.

Do trời tối không tiện chiến đấu, Charles Rigault de Genouilly cho chiến hạm dừng lại ở đó.

Sáng sớm hôm sau, Charles Rigault de Genouilly gửi tối hậu thư buộc quan Trấn thủ Đà Nẵng trong hai giờ phải nộp thành đầu hàng.

Nhưng đó chỉ là âm mưu nhằm làm quân Việt lơ là phòng bị.

Không chờ trả lời, đại pháo của liên quân đã tập trung hỏa lực tấn công vào cửa sông Đà Nẵng và các đồn quân trên bán đảo Sơn Trà.

Charles Rigault de Genouilly đã chia quân thành hai bộ phận.

Một bộ phần gồm ba chiến hạm lớn, tập trung hỏa lực công kích vào các đồn ở bán đảo Sơn Trà.

Bộ phận còn lại dưới sự yểm trợ của hỏa lực, nhanh chóng tiến gần vào cửa sông Đà Nẵng, để công kích vào đồn Đông và đồn Tây án ngữ hai bên bờ sông.

Và ngay hôm đó, đồn Đông đã thất thủ.

Qua hôm sau, liên quân lại tiếp tục pháo kích, rồi chiếm lấy đồn Tây, sau đó đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chiếm lấy hai đồn An Hải và Điện Hải.

Chỉ trong một ngày, ba đồn quân liên tục thất thủ, bán đảo Sơn Trà cũng tràn ngập quân Pháp và Tây Ban Nha.

Quân Đại Nam phải lùi về lập phòng tuyến ở Liêu Trì để ngăn liên quân tiến vào nội địa.

Đáng tiếc, phòng tuyến này chỉ được xây bằng ụ đất và rào tre (tương tự như huyện thành), rất khó kháng cự hỏa lực của đối phương.

Nhận được tin liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, vua Tự Đức sai Chưởng Vệ Đào Trí vào hiệp trợ Tổng Đốc Nam Ngãi Trần Hoằng chống cự.

Nhưng khi Đào Trí vào đến nơi thì bán đảo Sơn Trà đã thất thủ.

Vua Tự Đức liền ra lệnh cách chức Tổng Đốc Trần Hoằng vì tội đã án binh bất động, cử Đào Trí lên thay, sau đó lại phái Hữu quân Đô Thống Lê Đình Lý và Hộ Bộ Tham Tri Phạm Khắc Thận dẫn 2.

000 quân vào ứng cứu, Nội Các Tham Tri Nguyễn Duy cũng được cử vào chỉ huy quân thứ ở Quảng Nam (tức quân địa phương).

Sau khi đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tiếp tục tiến sâu vào nội địa, đánh tan phòng tuyến bằng ụ đất và rào tre của quân Đại Nam, tràn vào Cẩm Lệ.

Hữu quân Đô Thống Lê Đình Lý tử trận, Trấn thủ Hồ Đức Tư giữ đồn Hóa Khuê bị cách chức và bắt giam vì tội án binh bất động, không tiếp ứng hữu quân.

Vua Tự Đức lại cử Thống Chế Chu Phúc Minh làm Tổng Đốc quân vụ thay Lê Đình Lý, cử Nam Kỳ Kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương làm Tổng Thống quân vụ Quảng Nam, rồi cử thêm Phạm Thế Hiển làm Tham Tán để chấn chỉnh quân đội.

Nguyễn Tri Phương thấy đối phương thuyền to súng dữ, không chủ trương đánh chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của đối phương, mà cho đào hào đắp lũy ngăn cách bán đảo Sơn Trà với phần nội địa, bao vây liên quân ngoài mé biển, đồng thời còn cho tập kích, phục kích và thực hiện vườn không nhà trống để cô lập và triệt đường tiếp tế của đối phương.

Liên quân bị vây trên bán đảo, bị đói, bị bệnh, gặp rất nhiều khó khăn.

Charles Rigault de Genouilly đã viết thư về Pháp nói rằng :

“Chính phủ bị đánh lừa về bản chất của cuộc đi đánh lấy Nam Kỳ; người ta trình bày rằng việc viễn chinh này chỉ là một việc dễ dàng thôi, nho nhỏ thôi; thực ra, nó không dễ, cũng không nhỏ .

Người ta cho rằng dân chúng sẽ nổi lên hưởng ứng, thật ra .

trái hẳn lại với sự dự đoán đó .

Người ta báo cáo rằng quân đội Việt không có gì, sự thật thì quân chính quy rất đông, còn dân quân .

thì không đau ốm và không tàn tật .

Trên bộ thì không hành quân lớn được, dù là chỉ hành quân ngăn ngắn mà thôi; binh lính không chịu đựng nổi .

Quân Pháp đa số bị bệnh kiết lỵ vì không hợp thủy thổ, do đó không đủ thực lực tấn công quân Đại Nam, bị cầm chân trên bán đảo.

Đến ngày 2 tháng 2 năm 1859 (tức 30 tháng chạp năm Mậu Ngọ), Charles Rigault de Genouilly chỉ để lại 1.

000 quân và 6 tàu chiến lại đấy, giao cho Đại tá Faucon chỉ huy, số còn lại lên chiến hạm đi về phía nam mở mặt trận mới ở Gia Định.

Đội quân ở bán đảo Sơn Trà phải đến ngày 22 tháng 3 năm 1860 mới rút lui.

Tổng cộng thời gian chiến dịch là 19 tháng, liên quân tử thương 128 người.

Nguyên bản giáo sĩ Pellerin khuyên Charles Rigault de Genouilly đem quân ra chiếm Bắc Kỳ, vì ở đó có nhiều giáo sĩ và giáo dân thân Pháp, lại còn có nhiều người tôn phù nhà Lê nổi lên giúp sức.

Nhưng Charles Rigault de Genouilly không tin tưởng lời nói đó, vì khi ở Đà Nẵng, liên quân chờ mãi mà không thấy giáo sĩ và giáo dân ở Nam Ngãi nổi lên hưởng ứng, nên quyết định chuyển vào nam đánh chiếm Gia Định.

Ngày 29 tháng 1 năm 1859, trước khi rời Đà Nẵng, Charles Rigault de Genouilly đã viết thư gửi Bộ trưởng Hải quân Pháp nói rằng :

“Sài Gòn nằm trên một con sông mà chiến thuyền của chúng ta dễ vào, và hễ quân lên bộ thì đánh thành được ngay, không phải lưng cõng, vai mang, băng đồng mệt nhọc.

Sài Gòn lại là một vựa thóc.

Nhân dân và binh lính ở kinh thành Huế sống một phần nhờ gạo Sài Gòn.

Đến tháng ba thì thuyền chở thóc gạo sẽ kéo buồm từ Sài Gòn ra Huế.

Chúng tôi quyết chặn thóc gạo đó lại .

Do vùng Nam Kỳ lục tỉnh có nhiều sông ngòi, nhiều sản vật, nhiều của cải và nhiều lúa gạo nhất Đại Nam, nên Charles Rigault de Genouilly mong muốn chiếm lĩnh Nam Kỳ để có thể vừa lập nghiệp vừa phòng thủ, vừa lưu thông thương mại dễ dàng.

Vì thế, Charles Rigault de Genouilly đã dẫn 2.

000 quân, đi trên 8 chiến hạm tiến vào phía nam.

Ngày 10 tháng 2, Pháp quân pháo kích đồn Phước Thắng (Vũng Tàu).

Ngày 11, các chiến hạm Pháp tiến vào sông Nhà Bè, vừa đi vừa tháo dỡ chướng ngại vật trên sông và triệt phá 12 đồn trại ở hai bên bờ.

Quân Đại Nam hễ đánh là tan, chỉ trong 4 ngày mà 12 đồn trại liên tiếp tan vỡ.

Chiều ngày 15, quân Pháp đến Đồn Hữu Bình mới gặp phải sự chống trả đáng kể từ quân Đại Nam.

Song phương pháo kích dữ dội suốt đêm.

Quân Đại Nam định dùng thuyền nhỏ chở đầy rơm khô và thuốc súng để thi kế hỏa công, nhưng bị gian tế báo cho quân Pháp biết, đốt sạch.

Sáng hôm sau, 7 chiến hạm dàn trận pháo kích dữ dội.

Quân Đại Nam tháo chạy.

Pháo đài thất thủ.

Qua hôm sau, các chiến hạm Pháp đã đến trước Gia Định Thành.

Khi đến đây, quân Pháp được giáo sĩ Lefèbvre hướng dẫn, nên biết rõ lực lượng và cách bố phòng của quân Đại Nam trong thành.

Lúc này, khi biết tin quân Pháp chuẩn bị tấn công Gia Định Thành, thì trong thành chỉ có 1.

000 quân.

Các tướng lĩnh trong thành khẩn cấp chinh tập quân từ các tỉnh lân cận được thêm 1.

000 người nữa.

Như thế, trong trận này 2.

000 quân Đại Nam sẽ phải chiến đấu với 2.

000 quân tinh nhuệ Pháp, lực lượng mới đánh bại Thanh triều hồi mấy tháng trước.

Quân Pháp tuy thất bại ở Đà Nẵng, nhưng vì khí hậu và bệnh tật chứ không phải vì quân Đại Nam binh dũng tướng tài.

Kết quả của Trận Gia Định Thành đã chứng tỏ điều đó.

Sáng sớm ngày 17 tháng 2, Charles Rigault de Genouilly cho đại pháo trên tất cả các chiến hạm bắn yểm hộ, rồi cho quân đổ bộ lên bờ.

Quân Pháp tiến theo con đường gần bờ sông (ngày nay là đường Tôn Đức Thắng, chỗ gần bến Bạch Đằng), tiến sát đến chân thành rồi đặt chất nổ phá cửa thành.

Pháo trên thành cũng có bắn xuống, nhưng chẳng mấy hiệu quả.

Khi cửa đông bị phá vỡ, quân Pháp tiến vào thành thì song phương xông vào nhau hỗn chiến.

Đến 10 giờ sáng, khi song phương đang hỗn chiến thì Hộ Đốc Võ Duy Ninh đột ngột ra lệnh rút lui.

Quân Đại Nam tháo lui, và bị đối phương truy kích biến thành tháo chạy, để lại vô số súng đạn, lúa gạo và hơn trăm chiến thuyền bằng gỗ trên sông Thị Nghè.

Khi chạy đến thôn Phước Lý (tổng Phước Lộc, huyện Bình Long, phủ Tân Bình, tức khu vực Nhà Bè gần sông Soài Rạp) thì Hộ Đốc Võ Duy Ninh và Án Sát Lê Từ tự sát, còn Đề Đốc Trần Trí, Bố Chánh Vũ Thực, Lãnh Binh Tôn Thất Năng được sự yểm trợ của đạo dân binh do Lê Huy và Trần Thiệu Chính chỉ huy, nên chạy thoát được về Đồn Tây Thới.

Tuy tàn quân dần dần tụ tập lại đó, nhưng lương thực vũ khí gần như mất sạch, tình thế chẳng mấy khả quan.

Gia Định Thành rơi vào tay quân Pháp, cùng với vô số vật tư, trong đó có 200 khẩu đại pháo bằng sắt hoặc bằng đồng, 1 hải phòng hạm, 7 chiến thuyền, 86 tấn thuốc súng, tiền bạc trị giá 180.

000 francs, và lương thực đủ cho 10.

000 quân dùng trong 1 năm.

Tổng giá trị là 20 triệu francs Đó là chưa kể đến số tài sản rơi vào túi riêng của quân Pháp.

Trận Gia Định Thành chứng tỏ sự thờ ơ, trễ nãi trong việc binh bị của triều đình nhà Nguyễn.

Mặc dù liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã tấn công Đà Nẵng từ nửa năm trước, vậy mà các nơi trong nước chẳng hề có phòng bị gì.

Trong trận Đà Nẵng, quân Quảng Nam của Tổng Đốc Nam Ngãi chỉ có 2.

000 người, triều đình Huế huy động quân cứu viện cũng chỉ có thêm 2.

000 người nữa, trong khi Đà Nẵng gần sát kinh thành, quan hệ đến sự an nguy của kinh thành Huế.

Còn khi Pháp vào đánh Gia Định, trong thành chỉ có 1.

000 quân phòng thủ, Hộ Đốc Võ Duy Ninh huy động quân các tỉnh được thêm 1.

000, trong khi trong thành có đủ vũ khí và lương thực cho 10.

000 quân dùng trong 1 năm.

Và chỉ sau mấy giờ giao tranh thì thành thất thủ.

(phụ chú :

sách Địa chí TP.

Hồ Chí Minh tập I, có đoạn :

“Kho thóc thành Gia Định cháy mãi hai năm mà khói còn nghi ngút.

Hai mươi bốn tháng nắng mưa không làm tắt được đám cháy nào.

Quân Pháp cũng cướp giật, đốt luôn nhiều phố xá thương mãi và thôn xóm dân cư.

”)

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-lien-quan-phap-tay-ban-nha-xam-chiem-dai-nam-96201.html