Đông Phương Minh Nguyệt - MANCHE ĐẠI HẢI CHIẾN - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 72 : Đông Phương Minh Nguyệt - MANCHE ĐẠI HẢI CHIẾN

  Sau cuộc họp báo của bọn Nguyễn Vân Phong ngày 6/5/1863 dương lịch, Vương quốc Anh không nói gì thêm, nhưng tuyên bố trung lập trong cuộc chiến tranh Pháp – Việt.

Nguyễn Vân Phong biết rằng mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và Đế quốc Đại Việt đã bắt đầu rạn nứt, nhưng nhớ lời dặn dò của Hoàng đế Bệ hạ, y quyết không nhượng bộ.

Hoàng đế Bệ hạ nói rất phải :

phải đánh cho bọn chúng sợ thì sau này Đế quốc Đại Việt mới yên ổn được.

Người Anh cho rằng quân đội Đại Việt không thể thắng được quân Pháp và các đồng minh, nên mới có thái độ như thế.

Phản ứng của dân chúng Âu châu thì khả quan hơn.

Sau khi báo chí đăng tải về cuộc phỏng vấn, trừ người Pháp, những người Âu châu khác, kể cả ở các quốc gia đồng minh của Đế quốc Pháp, đều không còn ác cảm với quân đội Đại Việt.

Thậm chí, nhiều quý phụ phu nhân còn đồng cảm với vị Bá tước trẻ tuổi uy quyền kia, người mà sau khi mất vợ sắp cưới, đến giờ vẫn còn đan thân gối chiếc.

Một số quý phụ còn sẵn sàng mở cửa lòng.

Ngay cả trong cộng đồng người Pháp cũng bắt đầu chuyển dần sự bất mãn lên chính phủ “vô năng” của họ.

Cho dù ở “thế giới văn minh” như Âu châu, thì vấn đề “nợ máu phải trả bằng máu” vẫn tồn tại.

Nếu không làm sao có việc quyết đấu, ngày xưa thì đấu kiếm, giờ đây thì đấu súng.

Hải quân bộ trưởng thì có thù mất vợ sắp cưới và em gái, Hải quân bộ Thứ trưởng thì bị Hải quân Pháp hủy diệt cả thị trấn quê hương phải bỏ xứ ra đi, rất nhiều binh sĩ cũng gặp tình trạng tương tự, qua đó đủ thấy Hải quân Đại Việt căm thù người Pháp như thế nào.

Mọi hành động của Hải quân Đại Việt ở Đế quốc Pháp đều có thể hiểu được.

Ngày 10/5/1863 dương lịch, Liên hợp Hạm đội đụng độ Hạm đội Đại Việt ở ngoài khơi thành phố Calais thuộc tỉnh Pas de Calais.

Đó là vị trí hẹp nhất của eo biển Manche.

Liên hợp Hạm đội đã dàn ra ở đó để ngăn chặn Hạm đội Đại Việt tiếp tục pháo kích các thành phố duyên hải của Pháp.

Trận hải chiến Manche có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của Đế quốc Pháp đã bùng nổ.

Tương quan lực lượng song phương :

Liên hợp Hạm đội có 3 Thiết giáp Khu trục hạm (Couronne, Magenta, Solférino), 14 Khu trục hạm, 18 Hộ vệ hạm, 44 Tuần duyên hạm và 52 chiến hạm cỡ nhỏ khác; Hạm đội Đại Việt có 9 Khu trục hạm, 4 Hộ vệ hạm, 16 Tuần duyên hạm, 4 Trinh sát hạm, 30 Ngư lôi hạm, 6 Cao tốc Bổ cấp hạm (chở ít hàng hơn, đặt nhiều động cơ hơi nước hơn) và 3 Hàng không mẫu hạm.

Sáng sớm, khi mù sương còn chưa tan hết, tình thế ở mũi đất Calais trở nên cực kỳ căng thẳng.

Bình thường nơi đây thương thuyền qua lại tấp nập thì hôm nay chẳng thấy bóng dáng đâu.

Hàng trăm chiến hạm dàn ra ở đó, đại pháo tua tủa sẵn sàng nhả đạn, nhìn qua là biết đại chiến sắp bùng nổ, thương thuyền nào lại dám đến gần.

Khi chiến hạm của song phương đều xuất hiện trong tầm nhìn của viễn vọng kính thì cũng báo hiệu trận hải chiến bắt đầu.

Hạm đội Đại Việt chỉ có 29 chiến hạm, 34 tiểu hạm và 9 khinh trang quân hạm (vũ trang nhẹ), đối diện kẻ địch có đến 76 chiến hạm, 52 tiểu hạm.

Nhìn bề ngoài thì thực lực song phương quá chênh lệch.

Nguyễn Vân Phong liền ra lệnh cho Hạm đội chiến thuật tháo lui.

Các chỉ huy của Liên hợp Hạm đội nhìn thấy đối phương tháo lui, hân hoan cổ vũ, thúc giục các chiến hạm đuổi theo tiêu diệt đối phương để tuyệt hậu hoạn.

Hạm đội Đại Việt còn tồn tại thì vùng duyên hải Pháp quốc không thể nào yên ổn.

Bọn họ cũng không thể phong tỏa nơi đây mãi được.

Đây là tuyến giao thương huyết mạch của rất nhiều quốc gia ở Bắc Âu, trong đó có cả đồng minh của Đế quốc Pháp, thành viên của Liên hợp Hạm đội là Vương quốcherlands.

Nếu phong tỏa kéo dài, thiệt hại kinh tế biết bao nhiêu mà kể.

Ảnh hưởng đến lợi ích của giới tư bản trong nước, chính phủ cũng khó yên ổn.

Hạm đội Đại Việt lui dần về phía sau.

Liên hợp Hạm đội tiến dần về phía trước.

Song phương vẫn giữ vững trận hình, có thể phát động chiến đấu bất cứ lúc nào.

Đột nhiên, Nguyên soái Patrice de Mac-Mahon cau mày nói :

- Xem tình hình thì đối phương không phải định rút chạy.

Nên đề phòng đối phương có âm mưu.

Đô đốc Adolphe de Eguilly cười nói :

- Nguyên soái quá đa nghi rồi.

Đối phương thực lực không bằng chúng ta, nên phải rút lui.

Nhưng trong các trận hải chiến, đâu phải cứ muốn rút lui là quay đầu rút lui ngay được.

Các chiến hạm mỗi khi chuyển hướng rất phiền phức.

Nguyên soái Patrice de Mac-Mahon toàn danh là Marie Edme Patrice Maurice de Mac-Mahon, là một danh tướng của Đế quốc Pháp, từng tham gia các cuộc chiến tranh Angeria, Krym, Italia, và được Hoàng đế Napoleon III phong làm Công tước xứ Magenta.

Napoleon III đã cử ái tướng làm Tổng chỉ huy của chiến dịch này.

Nhưng dù là một danh tướng, Nguyên soái Patrice de Mac-Mahon vẫn là một tướng lục quân, đối hải chiến không thông thạo bằng Đô đốc Adolphe de Eguilly, nên cũng không nói gì thêm.

Lúc này, Hạm đội Đại Việt tuy hơi lui về phía sau một chút, nhưng tốc độ của các chiến hạm lại không nhất trí, giữa nhanh hai bên chậm, thành ra diễn biến thành trận hình cánh cung.

Nếu có người Hán giỏi Binh Pháp hiện diện ở đây hẳn sẽ nhận ra đây là trận thế “vu hồi bao sao”, tức chuẩn bị bao vây địch nhân.

Sau một lúc, từ phía sau trận hình của Hạm đội Đại Việt xuất hiện 120 Khinh khí cầu, bay vượt qua các chiến hạm, hướng thẳng về phía Liên hợp Hạm đội.

Không quân Đại Việt đã xuất trận.

Nguyên soái Patrice de Mac-Mahon đang nhìn các chiến hạm truy đuổi địch hạm, đột nhiên thấy Không quân Đại Việt xuất hiện, cả kinh nói :

- Cái gì ?

Cái gì kia ?

Mọi người cùng nhìn về phía đó.

Một người thốt lên :

- Khinh khí cầu.

Không ngờ người Việt cũng vận dụng Khinh khí cầu trong chiến tranh.

Khinh khí cầu đối với người Âu châu không lạ.

Nhưng người Mỹ mới là những người đầu tiên vận dụng Khinh khí cầu trong chiến tranh.

Trong cuộc nội chiến, người Mỹ đã sử dụng Khinh khí cầu để quan sát trận hình pháo binh của đối phương, chỉ đạo mục tiêu cho pháo binh phe mình.

Nhưng người Mỹ chỉ mới sử dụng cố định Khinh khí cầu, tức là Khinh khí cầu được neo giữ cố định với mặt đất, rồi cho quan sát binh lên đó quan sát tình hình đối phương.

Các tướng lĩnh liên quân đương nhiên biết đó là Khinh khí cầu, nhưng khi thấy Khinh khí cầu bay về phía Liên hợp Hạm đội, ai nấy đều có cảm giác bất an.

Nguyên soái Patrice de Mac-Mahon đột nhiên nói :

- Nếu như đối phương ở trên đầu chúng ta, thả pháo đạn xuống thì nguy mất.

Chuyện tốt không linh, chuyện xấu linh.

Nguyên soái Patrice de Mac-Mahon vừa dứt lời thì các Khinh khí cầu của Không quân Đại Việt đã bay đến phía trên Liên hợp Hạm đội, và thả bom đạn xuống.

Soái hạm là một trong những chiến hạm lớn nhất, nên cũng được ưu tiên chiếu cố.

Rất nhiều bom đạn loại lớn đổ xuống, khiến nhiều chiến hạm bị hư hỏng nặng, cột buồm bị gãy, pháo tháp bị hủy, kho đạn bị nổ, phòng máy bị hỏng, .

Binh lính cũng thương vong không nhẹ.

Do lần đầu đối mặt với Không quân, liên quân không hề có kinh nghiệm, cũng không có vũ khí phòng không, nên Liên hợp Hạm đội chỉ có thể giơ lưng chịu trận chứ không thể phản kích.

Hạm pháo không thể xoay nòng thẳng đứng, còn súng trường đối các Khinh khí cầu của Không quân Đại Việt ảnh hưởng không đáng kể.

Không quân Đại Việt sau khi thả hết cơ số bom, lại quay về mẫu hạm bổ sung, sau đó quay lại chiến trường thả bom tiếp.

Vô số bom đạn từ trên không đổ xuống đầu, khiến cho trận hình của Liên hợp Hạm đội hỗn loạn không sao kể siết.

Có chiến hạm tránh sang phải, cũng có chiến hạm tránh sang trái, va chạm nhau thường xuyên.

Không ít chiến hạm mất khả năng di chuyển, quay ngang ra đó, càng làm cản trở việc tránh né của các chiến hạm khác.

Không khí tràn ngập khói của đạn pháo, ảnh hưởng tầm nhìn, càng làm giảm khả năng tránh thoát.

Ba chiếc Thiết giáp hạm là đối tượng được đặc biệt chiếu cố, nên đã mất khả năng tác chiến từ sớm.

Nguyên soái Patrice de Mac-Mahon và các tướng lĩnh liên quân phải chuyển sang một chiến hạm mới để tiếp tục chỉ huy tác chiến, hay cũng có thể nói là để tiện lợi hơn khi muốn tháo chạy, bởi lúc này bọn họ đã nhìn thấy thất bại.

Cũng cùng lúc đó, các chiến hạm của Hạm đội Đại Việt đã tỏa ra bán bao vây Liên hợp Hạm đội.

Do số lượng chiến hạm có hạn nên Nguyễn Vân Phong chỉ đành chấp nhận bán bao vây.

Các Ngư lôi hạm áp sát chiến hạm đối phương phóng ngư lôi, cũng gây cho Liên hợp Hạm đội tổn thất không nhỏ.

Chiến đấu diễn ra hơn hai giờ thì kết thúc.

Liên hợp Hạm đội tháo chạy khỏi chiến trường, để lại rất nhiều chiến hạm hư hỏng nặng, mất khả năng di chuyển.

Trừ khi bị ngư lôi tấn công, hoặc bị Không quân thả bom trúng kho đạn pháo, còn không thì đa số chiến hạm chỉ bị mất khả năng di chuyển hoặc mất khả năng chiến đấu, chứ không bị chìm.

Trận này, Liên hợp Hạm đội tổn thất quá nửa số chiến hạm, gần ba phần tư thực lực, bởi số chiến hạm tổn thất chủ yếu là đại chiến hạm, trong đó có 12/14 Khu trục hạm.

Chỉ có hai Khu trục hạm may mắn chạy thoát, một trong số đó có tân Soái hạm chở Nguyên soái Patrice de Mac-Mahon và Đô đốc Adolphe de Eguilly.

Giải quyết xong Liên hợp Hạm đội, Nguyễn Vân Phong ra lệnh thu dọn chiến trường.

Các Ngư lôi hạm và Trinh sát hạm di chuyển khắp chiến trường, cứu vớt thủy binh đối phương lâm nạn.

Trừ những chiến hạm đã bị đánh chìm, trên chiến trường còn lại 3 Thiết giáp Khu trục hạm, 9 Khu trục hạm, 14 Hộ vệ hạm, 11 Tuần duyên hạm và 8 chiến hạm cỡ nhỏ khác.

Thủy binh liên quân trên đó đều giơ cờ trắng đầu hàng.

Nguyễn Vân Phong ra lệnh kéo các chiến hạm đó về quân cảng, sửa chữa lại tái sử dụng.

Không quân chỉ nhận được một mệnh lệnh ngắn gọn :

- Vào sâu trong nội lục thả bom các thành phố của Pháp.

Chú ý nhắm vào các mục tiêu giá trị.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-manche-dai-hai-chien-96311.html