Đông Phương Minh Nguyệt - MUA LẠI ALASKA - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 46 : Đông Phương Minh Nguyệt - MUA LẠI ALASKA

  Một vấn đề nữa được giải quyết trong dịp này là việc phân biệt giữa Quốc khố và Nội khố, để phân biệt giữa tài sản của Quốc gia và tài sản của Hoàng gia.

Tuấn Văn đã ban sắc chỉ thành lập Quốc khố từ thuế thu và vài khoản thu nhập khác của Chính vụ viện.

Thuế ở vương quốc được phân thành thuế triều đình và thuế địa phương, học theo chính sách thuế của Mỹ quốc (với thuế liên bang và thuế địa phương), trong đó triều đình và địa phương cùng phân chia các sắc thuế.

Có loại thuế do triều đình thu, có loại thuế lại do địa phương thu, mà cũng có loại do triều đình và địa phương phân chia theo tỷ lệ nhất định.

Cách thu thuế này thực hiện rất thành công ở Mỹ quốc, nên Tuấn Văn đã cho học tập ứng dụng.

Theo đó, địa phương cũng có nguồn thu ngân sách riêng, nên buộc phải dựa vào đó mà chi tiêu, thu nhiều xài nhiều, thu ít xài ít, khỏi thành gánh nặng cho triều đình.

Nhược điểm của chính sách này là các địa phương sẽ có một sự độc lập tương đối.

Nhưng thể chế của vương quốc đã cho các thành phố, thị trấn và làng được tự trị trong khuôn khổ của pháp luật.

Có quân đội hùng mạnh trong tay, Tuấn Văn không sợ các địa phương phản loạn.

Mà nếu không bị áp bức quá đáng, lại được tự trị, thì các địa phương cũng chẳng hơi sức đâu làm loạn.

Chỉ cần Tuấn Văn luôn giữ được hình tượng chính diện thì dù có kẻ muốn làm loạn, dân chúng cũng không theo.

Yêu cầu của dân chúng thời bấy giờ cũng không cao, chỉ cần được sinh hoạt yên ổn, cuộc sống no đủ là tốt lắm rồi.

Ở thời đại mà việc ăn thịt được xem là biểu hiện của sự phú túc, thì yêu cầu của dân chúng quả thật không cao.

Vấn đề ở đây là nguồn thu của Quốc khố chỉ tạm đủ chi tiêu cho các hoạt động hành chính, dân chính sự vụ, không thể đảm đương nổi khoản quân phí lớn của quân đội, nhất là của Hải quân.

Hải quân được xem là một nguồn “đốt” tiền quan trọng của mỗi quốc gia, nhưng thời buổi này lại không thể thiếu Hải quân nếu muốn trở thành cường quốc.

Không là cường quốc thì không thể phát triển kinh tế, tranh đoạt thị trường.

Do vậy, chi phí cho quân đội, đặc biệt là Hải quân, không thể tiết kiệm.

Cuối cùng, trong tứ viện của triều đình, Quốc khố được giao cho Chính vụ viện quản lý, chi tiêu.

Mỗi năm, Chính vụ viện chỉ phải chi một khoản tượng trưng cho quân đội gọi là công tác phí, chủ yếu để trả lương cho tướng sĩ ba quân.

Các khoản chi phí còn lại, cũng là khoản tốn kém nhất của quân đội, như huấn luyện phí, tác chiến phí, trang bị phí, tuyên truyền phí, .

sẽ do Nội khố phụ trách.

Tương tự Quân cơ viện, cả ngân sách cho Khu mật viện và Hoàng gia Pháp viện đều do Nội khố phụ trách.

Cả ba viện đó đều trực tiếp chịu trách nhiệm trước Tuấn Văn.

Khác với Quốc khố là tài sản của vương quốc, Nội khố là tư sản của Tuấn Văn.

Nội khố được hình thành bởi các khoản thu nhập từ các sản nghiệp của Tuấn Văn ở khắp nơi trên thế giới.

Thái Bình Dương Ngân Hàng và Hoàng gia Ngân Hàng cũng là tư sản của Tuấn Văn.

Nhờ vậy Nội khố rất sung túc.

Tuấn Văn rất giàu có.

Điều đó cả Âu Mỹ đều biết sau chuyến viếng thăm Âu Mỹ của Tuấn Văn hai năm trước.

Sau khi giải quyết các vấn đề của triều đình, Tuấn Văn nghe Trương Kiệt báo cáo riêng về những thu hoạch của Điều tra bộ :

- Bệ hạ.

Tình hình nội chiến ở Mỹ quốc đã thăng cấp.

Tình thế đang bất lợi cho phe Liên bang miền bắc.

Ngày 6/11/1860, Abraham Lincoln trở thành đảng viên Cộng hòa đầu tiên đắc cử Tổng thống, và mặc dù chưa chính thức trở thành Tổng thống, đã tuyên bố không chấp nhận một xã hội có nô lệ, gây chia rẽ đất nước.

Ngày 20/12/1860, bang Nam Carolina phản đối chính sách của Lincoln và tuyên bố ly khai khỏi Liên bang (bị gọi là Liên bang miền bắc).

Ngày 9/2/1861, các bang Mississippi, Florida, Alabama, Georgia, Louisiana, Texas cũng tuyên bố ly khai, và cùng bang Nam Carolina thành lập Liên minh miền nam đối lập với Liên bang miền bắc.

Jefferson Davis được bầu làm Tổng thống.

Ngày 4/3/1861, Abraham Lincoln chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Liên bang Mỹ (Liên bang miền bắc).

Ngày 12/4/1861, quân đội miền nam do tướng Pierre Beauregard nã pháo vào đồn Sumter ở Charleston, bang Nam Carolina.

Nội chiến bùng nổ.

Ngày 15/4/1861, Abraham Lincoln tuyên cáo tuyển mộ khẩn cấp 75.

000 quân.

Ngày 17/4/1861, các bang Virginia, Arkansas, Tennessee, Bắc Carolina tuyên bố ly khai.

Liên minh miền nam có 11 bang, gồm 9 triệu dân.

Liên bang miền bắc có 21 bang, 20 triệu dân.

Ngày 19/4/1861, Abraham Lincoln ra lệnh phong tỏa các cảng ở miền nam.

Miền nam thiếu nguyên liệu sản xuất và hàng hóa không thể xuất khẩu.

Kinh tế khó khăn.

Ngày 4/7/1861, Quốc hội (Liên bang miền bắc) chỉ đồng ý tuyển mộ thêm 50.

000 quân chứ không phải 75.

000 quân như Abraham Lincoln yêu cầu.

Ngày 21/7/1861, quân đội miền bắc bại trận tại Bull Run, chỉ cách Washington 25 dặm về phía tây nam.

Ngày 10/8/1861, quân đội miền nam đại thắng ở trận Wilson’s Creek, giành quyền kiểm soát phần tây nam bang Missouri.

Nguyên nhân của nội chiến được cho là bởi bài phát biểu của Abraham Lincoln trước khi chính thức nhậm chức Tổng thống, quân đội miền bắc lại hầu như toàn bại trận trước quân đội miền nam, dù rằng quân số đông hơn, đã khiến tình thế của Liên bang miền bắc càng thêm bất lợi.

Ngay cả một danh tướng thời đó là Robert Edward Lee cũng không nhận lời mời của Abraham Lincoln làm Tổng tư lệnh quân đội miền bắc, mà đến Liên minh miền nam nhận chức Tổng tư lệnh quân đội miền nam.

Tuấn Văn nghe báo cáo, không nói gì.

Khác với bọn họ, Tuấn Văn không đánh giá cao Liên minh miền nam.

So với Liên minh miền nam thì Liên bang miền bắc là chính thống, có dân số đông hơn nhiều (21 triệu so với 9 triệu), nên dễ dàng tuyển mộ binh sĩ với số lượng lớn.

Trong cuộc nội chiến, sau khi tổng động viên toàn bộ nam thanh niên từ 20 đến 40 tuổi, Liên bang miền bắc đã gọi được hơn hai triệu quân, trong khi Liên minh miền nam chỉ gọi được hơn một triệu quân.

Trương Kiệt lại nói :

- Nội chiến bùng nổ, trai tráng phải ra chiến trường, nền kinh tế Mỹ càng thêm khó khăn.

Mỹ quốc đầu tư công ty trực thuộc Thái Bình Dương Ngân Hàng lại mua được rất nhiều nhà xưởng, công ty.

Đặc biệt, họ còn mua được hai công ty đóng tàu, loại có thể đóng chiến hạm cỡ lớn.

Tuy giá không rẻ, nhưng có thể tự sản xuất các loại hạm pháo.

Hiện tại chỉ có thể mua được công ty đóng tàu, chứ các công ty sản xuất vũ khí bộ binh, vật tư chiến tranh như súng, đạn, đại pháo, .

đang trong thời kỳ hoàng kim, sản xuất suốt ngày đêm cũng không đủ đáp ứng nhu cầu, lại được ưu tiên cung ứng công nhân, nên không ai chịu bán.

Chỉ có chiến hạm, vì chi phí đầu tư cao, chu kỳ sản xuất lâu, không ai đảm bảo được rằng khi đóng xong thì chiến tranh vẫn còn, nên không tìm được đơn đặt hàng, lâm vào cảnh khó khăn.

Thật ra cả người Mỹ cũng không nghĩ rằng nội chiến sẽ kéo dài và tàn khốc, do vậy mà Quốc hội của Liên bang miền bắc chỉ đồng ý tuyển mộ 50.

000 quân, trong khi Tổng thống Abraham Lincoln yêu cầu 75.

000 quân.

Tuấn Văn nói :

- Cho khẩn trương di dời về khu vực California, chậm nhất là đến hết mùa thu năm sau.

Tất cả.

Trương Kiệt vâng dạ, rồi nói :

- Bệ hạ.

Theo tin từ phái đoàn của chúng ta ở Âu châu, Thủ tướng đại nhân đã đạt được thỏa thuận liên minh sơ bộ với Vương quốc Phổ để cùng đối phó với Đế quốc Pháp.

Theo đó, nếu chiến tranh Pháp – Phổ xảy ra thì chúng ta phải ủng hộ Vương quốc Phổ, và phái Hạm đội quấy nhiễu các thuộc địa của Pháp, ngăn chặn các thương thuyền của Pháp.

Ngược lại, nếu chiến tranh Pháp – Pelew xảy ra thì Vương quốc Phổ phải bố trí đại quân gần biên giới để uy hiếp Đế quốc Pháp, cầm chân một bộ phận quân đội Pháp.

Tuấn Văn gật đầu hỏi :

- Về phía Đế quốc Nga thì thế nào ?

Trương Kiệt nói :

- Bệ hạ.

Thủ tướng đại nhân đã đạt được thỏa thuận với Đế quốc Nga về việc mua lại Alaska.

Có hai phương án :

trả 3 triệu kim tệ trong 5 năm, hoặc 2,5 triệu kim tệ trong năm nay.

Tuấn Văn nói :

- Trả ngay.

Sớm ký kết Hiệp ước để tránh rắc rối.

Nguyên bản Mỹ quốc sẽ mua lại Alaska từ Đế quốc Nga vào năm 1867 với giá 7,2 triệu đô la Mỹ, tương ứng 2.

889.

897 kim tệ Pelew, mua trả góp trong nhiều năm.

Lúc đó Đế quốc Nga đang gặp khó khăn về tài chính, nhất là sau khi bị đánh bại tại Krym, nền kinh tế Nga đã yếu lại càng khó khăn hơn.

Đế quốc Nga không đủ năng lực để kiểm soát Alaska, mỗi năm lại phải chi tiền để duy trì một sự kiểm soát khiêm tốn ở đó, nên phải tìm cách bán đi để kiếm tiền bổ sung vào ngân sách triều đình đang thiếu hụt nghiêm trọng.

Thực tế, phái đoàn Đế quốc Nga đến Mỹ đã dùng vài trăm nghìn đô la Mỹ để hối lộ các thượng nghị sĩ Mỹ, để hợp đồng được thông qua.

Mỹ quốc đã mua Alaska, nhưng chỉ trả góp được vài đợt đầu rồi thôi.

Lần này, phái đoàn Vương quốc Pelew sang thăm Đế quốc Nga, đề nghị mua lại Alaska để “củng cố tình hữu nghị Nga

- Pelew”, đã được triều đình Nga hoan nghênh nhiệt liệt.

Tuấn Văn không thiếu tiền, nên đã ra lệnh hoàn thành hợp đồng mua bán đó ngay.

Trương Kiệt lại nói :

- Bệ hạ.

Theo tin từ bắc phương báo về, Phiên chủ của phiên Satsuma ở Nhật Bản giả trang làm thương nhân, dẫn theo một phái đoàn đến bản quốc khảo sát, học tập kinh nghiệm.

Tuấn Văn mỉm cười bảo :

- Chuyện đó cũng không tệ.

Xem ra ông ta cũng là người có chí lớn, muốn học theo Pyotr Đại Đế của Đế quốc Nga.

Không nên hạn chế bọn họ, đương nhiên trừ những nơi quốc gia trọng địa, quân sự cấm địa.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-mua-lai-alaska-96259.html