Đông Phương Minh Nguyệt - NHẤT THU - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 48 : Đông Phương Minh Nguyệt - NHẤT THU

  Sau tiết Trung Thu, đại sứ của Vương quốc Anh tại kinh đô An Phú xin gặp Tuấn Văn.

Vương quốc Pelew không hùng mạnh bằng Vương quốc Anh, nhưng Tuấn Văn lại giàu có hơn Nữ vương Anh nhiều, thậm chí được xem là vị quân vương giàu có nhất thế giới, nên có địa vị rất tôn quý, mặc dù là người Á Đông.

Đối với giới quyền quý Âu châu, Tuấn Văn được xem ngang hàng với các vị quân vương như Nữ vương Anh, Quốc vương Phổ, Hoàng đế Pháp, Hoàng đế Nga, .

đương nhiên Tuấn Văn thuộc hàng em út.

Điều đó cũng không có gì phải bất mãn, bởi Vương quốc Pelew vẫn chưa mạnh lắm, về quốc lực chưa thể sánh bằng các cường quốc Âu châu vốn đã phát triển hàng trăm năm, và Tuấn Văn nhỏ tuổi hơn các vị quân vương khác.

Tóm lại, khác với các vị quân vương Á Đông vốn bị liệt cường khinh thường, Tuấn Văn có địa vị tôn quý, ngang hàng với các quân vương Âu châu.

Vì vậy, đại sứ William Morton đối Tuấn Văn rất tôn kính.

Biết Tuấn Văn không ưa nói chuyện quanh co dài dòng mất thời gian, đại sứ William Morton cũng không theo các nghi thức ngoại giao, trực tiếp nói :

- Bệ hạ.

Nghe nói quý quốc kết minh với Vương quốc Phổ để cùng đối phó Đế quốc Pháp ?

Tuấn Văn mỉm cười nói :

- Đúng thế.

Có vấn đề gì không ?

Đại sứ William Morton nói :

- Thần có thể biết nguyên do của việc này không ạ ?

Nghe nói trước đây Đế quốc Pháp đã từng đề nghị cùng quý quốc thông sứ, nhưng đã bị từ chối.

Nay quý quốc lại cùng Vương quốc Phổ kết minh để đối phó Đế quốc Pháp.

Tuấn Văn trầm ngâm một thoáng, rồi nói :

- Hiềm khích giữa Pháp và Phổ hầu như không thể hòa giải, sớm muộn gì cũng bùng nổ chiến tranh.

Đại sứ William Morton gật đầu nói :

- Vâng ạ.

Nó không đơn giản là hiềm khích thông thường, mà là thù hận mang tính lịch sử.

Nghe nói người Phổ đang tích cực bị chiến.

Chiến tranh sớm muộn gì cũng bùng nổ.

Quý quốc định can thiệp vào cuộc chiến tranh đó ?

Tuấn Văn nói :

- Chiến tranh Pháp – Phổ chắc chắn dẫn đến sự thay đổi cách cục ở Âu châu.

Kẻ chiến thắng sẽ quật khởi, kẻ bại trận sẽ suy tàn.

Vương quốc Phổ có chiến thắng thì đối với bản quốc ảnh hưởng không lớn.

Do điều kiện địa lý hạn chế, Vương quốc Phổ dù có quật khởi cũng chỉ thành cường quốc lục quân.

Mà dù cho có thành lục quân đệ nhất thì đối với bản quốc chẳng có uy hiếp gì.

Còn Đế quốc Pháp thì ngược lại.

Nếu bọn họ chiến thắng, thế lực tất bành trướng, là điều không hay đối với những nước khác.

Đại sứ William Morton giật mình nói :

- Bệ hạ nói phải lắm.

Đế quốc Pháp quật khởi không phù hợp với lợi ích của chúng ta.

Tuấn Văn mỉm cười hỏi :

- Khanh đến đây không phải chỉ hỏi ta chuyện đó chứ ?

Đại sứ William Morton nói :

- Bệ hạ.

Vương quốc Anh hy vọng cùng quý quốc đế kết minh ước, tương tự như với Vương quốc Phổ.

Tuấn Văn mỉm cười bảo :

- Không thành vấn đề.

Lợi ích của hai nước chúng ta là nhất trí.

Quan hệ giữa các quốc gia với nhau không có nhân nghĩa đạo đức, chỉ phụ thuộc vào lợi ích.

Là bạn hay là thù, chủ yếu xem có xung đột lợi ích hay không.

Hiện tại, lợi ích của Vương quốc Pelew và Vương quốc Anh là nhất trí.

Song phương đều không muốn Đế quốc Pháp quật khởi, nên đế kết minh ước phù hợp với lợi ích của hai vương quốc.

Đương nhiên, việc thương lượng các điều khoản của minh ước sẽ do chúng thần hạ tiến hành.

Đại sứ William Morton lại nói :

- Bệ hạ.

Còn một việc nữa thần muốn trình với Bệ hạ.

Bản quốc hy vọng có thể mua lại khoản nợ của chính phủ Ai Cập.

Trước đây, Tuấn Văn đã cho chính phủ Ai Cập vay, với thế chấp là 20% cổ phần của Công ty kênh đào Suez.

Có lẽ phía Anh quốc đã nhận ra lợi ích và ảnh hưởng quốc tế của kênh đào Suez, nên muốn xen vào.

Tuấn Văn ngẫm nghĩ giây lát, rồi mỉm cười nói :

- Ta không thiếu tiền.

Nếu như Vương quốc Anh có thứ gì khiến ta mãn ý để đổi thì ta sẽ đổi.

Đại sứ William Morton ngẩn người.

Quả thật Tuấn Văn không thiếu tiền.

E rằng cộng hết tài sản của các quân vương Âu châu cũng không bằng tài sản của Tuấn Văn.

Sau một lúc, đại sứ William Morton hỏi :

- Bệ hạ muốn thứ gì ạ ?

Tuấn Văn mỉm cười nói :

- Nghe nói ở Canada đang rất lộn xộn, người ở đó đang đòi trở thành lĩnh thổ tự trị.

Đại sứ William Morton giật mình hỏi :

- Bệ hạ muốn Canada ?

Tuấn Văn khẽ cười nói :

- Không.

Quý quốc đã không giải quyết được rắc rối ở đó.

Ta không nghĩ bản quốc có thể giải quyết được.

Ta hy vọng có thể mua lại các lãnh thổ ở phía tây, quan trọng nhất là Lĩnh thổ Tây Bắc.

Thay vì sớm muộn gì cũng phải giao lại cho người Canada, chi bằng bán lại cho ta để đổi lấy các lợi ích ở Ai Cập.

Đại sứ William Morton ngần ngừ hỏi :

- Tại sao Bệ hạ muốn mua nó ạ ?

Dường như bệ hạ cũng vừa mua lại vùng đất Alaska từ Đế quốc Nga.

Các vùng đất đó rất hoang vắng và lạnh giá, trừ thổ dân thì chẳng có mấy người, lợi ích kinh tế cũng chẳng có gì.

Nói thật với Bệ hạ, thổ dân ở đó thường xuyên gây ra nhiều việc rắc rối, trị mãi không được.

Tuấn Văn nói :

- Quan trọng là nó không có mấy người, nên không cần thiết lập tỉnh quận, trực tiếp trở thành lĩnh địa riêng của ta.

Còn việc hoang vắng lạnh giá không thành vấn đề.

Người Nga vẫn đày những kẻ có tội đến vùng Siberi đấy thôi.

Ở bản quốc cũng có lắm kẻ không thích hợp làm thần dân của ta.

Sau khi mua lại vùng Alaska, ta định đầu tư khai thác nó, cho trồng nhân sâm theo kiểu Trường Bạch Sơn ở Trung Hoa.

Nhưng khi xem lại, ta thấy mấy con sông quan trọng ở Alaska có nguồn nằm bên phía Canada.

Hiện tại Canada thuộc Vương quốc Anh thì không vấn đề gì.

Nhưng sau khi Lĩnh thổ Canada tự trị thành lập thì có thể xảy ra rắc rối.

Đại sứ William Morton nói :

- Bệ hạ.

Việc này thần phải thỉnh thị Luân Đôn mới được.

Mấy tháng sau, song phương hiệp thương ký kết một hiệp ước nhượng địa.

Theo đó, Vương quốc Anh nhượng lại cho Tuấn Văn ba vùng lĩnh thổ ở Bắc Mỹ là Lĩnh thổ Tây Bắc (North Western Territory), Lĩnh thổ Rupert’s Land (Rupert’s Land Territory) và Thuộc địa British Columbia (Colony of British Columbia).

Ba vùng lĩnh thổ này tuy rộng lớn, nhưng khó quản lý, và cũng chẳng mang lại lợi ích gì cho Vương quốc Anh (chẳng hạn như vào năm 1860, dân số không phải thổ dân của Thuộc địa British Columbia chỉ có 150 người, thổ dân thì .

không thể xác định).

Đổi lại, Tuấn Văn nhượng lại cho Vương quốc Anh khoản nợ của chính phủ Ai Cập, và cho chính phủ Anh vay mười triệu bảng Anh không lãi suất trong ba năm.

Vương quốc Anh vì muốn tăng cường ảnh hưởng ở Ai Cập, để can thiệp vào vấn đề kênh đào Suez, nên đã chấp nhận nhượng lại ba vùng đất mà lúc đó xem ra chẳng mấy quan trọng, lại sắp phải trao trả hoặc nhượng lại cho chính quyền của người Canada.

Thật ra người Anh cũng không chịu thiệt, bởi nguyên bản chỉ đến năm 1868, họ bán cho chính quyền Canada vùng Lĩnh thổ Rupert’s Land (chiếm diện tích gần bằng một nửa tổng diện tích ba vùng trên, lại nằm gần các khu vực phát đạt là Quebec và Ontario) với giá chỉ 300.

000 bảng Anh, và ít năm sau lại nhượng cả những phần còn lại.

.

Đế Quốc Đại Nam.

Kinh thành Huế.

Lo buồn về chiến sự ở Nam Kỳ bất thuận, một hôm, Tự Đức Hoàng đế gọi Tổng quản thái giám đến hỏi :

- Tiểu Thuận.

Nghe nói Đức Thiên Mụ ở chùa Thiên Mụ rất linh ứng, rất nhiều người đến đó xin quẻ, cầu phúc ?

Tổng quản thái giám vội đáp :

- Bệ hạ.

Năm xưa đức Tiên vương vào trấn thủ Thuận Hóa đã được Đức Bà Thiên Mụ hiển linh phò trợ, nên xây chùa để phụng thờ.

Từ đó về sau, Đức Bà vẫn rất linh ứng.

Tự Đức liền sai sắp xa giá ra chùa Thiên Mụ để xin quẻ, cầu phúc.

Đến cửa chùa, nhìn thấy tấm biển “Thiên Mụ Tự” trên cổng chùa, Tự Đức bảo :

- Sử dụng chữ “Thiên” để đặt tên e phạm đến oai Trời.

Nên đổi lại thành “Linh”.

Chúng thần hạ đương nhiên chỉ biết vâng dạ, và từ đó Thiên Mụ Tự bị đổi tên thành Linh Mụ Tự.

Vào đến chính điện, Tự Đức sai đốt nhang, rồi đứng lầm rầm khấn vái :

- Đức Bà tại thượng.

Xin cho trẫm hỏi khí số của giang sơn Đại Nam còn được bao lâu ?

Khấn vái xong liền cầm ống quẻ xóc nhẹ một hồi.

Kết quả ống quẻ rơi ra một quẻ.

Tự Đức nhìn xem thì thấy chỉ có hai chữ “Nhất thu”.

Tự Đức nhíu mày nói :

- Như thế là ý gì ?

Mau thượng hương lần nữa.

Xong đâu đấy, Tự Đức lại xóc ống quẻ.

Lần này, phải chờ một lúc thì ống quẻ mới rơi ra một quẻ.

Tự Đức nhìn thấy lại là “Nhất thu”.

Tự Đức rất không vui, lại bảo :

- Mau thượng hương lần nữa.

Xong rồi lại xóc ống quẻ lần nữa, vừa xóc vừa thầm nghĩ :

“Lần này mà lại là “Nhất thu” thì trẫm sẽ phá bàn thờ”.

Sau một lúc, Tự Đức lại xóc rơi ra một quẻ mới.

Tự Đức nhìn xem thì thấy lần này không phải là hai chữ “Nhất thu” mà là một bài thơ :

“Nhậm nhi bất tất nhớ oan cừu, Tiền nhân phá miếu hậu nhân tu, Cho dù có phá tan thần án, Ta vẫn y nhiên bảo nhất thu.

” Tự Đức có tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm.

Nhậm nhi tức là Tự Đức.

Tự Đức xem xong, mặt biến sắc, biết rằng Đức Bà đã nổi giận, vội vàng vái lạy ba lạy, rồi rời chùa, hối hả hồi cung.

Một lát sau, một người từ trong chùa hối hả đi ra, đến một nhà trọ ở gần chùa, tìm một vị khách thương đang trú ở đó, báo :

- Đại gia.

Tự Đức đã về rồi.

Lúc rời chùa mặt mày còn tái nhợt.

Vị khách thương bảo :

- Đây là 100 lượng bạc của ngươi.

Có lẽ ngươi cũng nên lánh đi một thời gian.

Người kia đi rồi, vị khách thương cũng vội vã trả phòng, rời đi.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-nhat-thu-96263.html