Đông Phương Minh Nguyệt - NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 47 : Đông Phương Minh Nguyệt - NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY

  Nhóm người Satsuma mà Trương Kiệt nhắc đến lúc này đang du nhàn hưởng thụ ánh triêu dương trên một chiếc thương thuyền hoạt động trên tuyến Thượng Hải – Đài Loan – An Phú.

Do không có hàng tuyến trực tiếp giữa Nhật Bản và An Phú, nên bọn họ phải đi theo thương thuyền tuyến Nhật Bản – Thượng Hải, nhân tiện ghé Thượng Hải tham quan tình hình xã hội của “thiên triều thượng quốc”.

Sau đó mới đáp thuyền tuyến Thượng Hải – Đài Loan – An Phú để đến kinh đô An Phú của Vương quốc Pelew.

Trong thời gian ghé thăm Thượng Hải, những điều trông thấy ở đó đã khiến cả bọn rất bất ngờ.

Tình trạng giữa khu tô giới và các khu bên ngoài thuộc Đại Thanh quốc khác nhau một trời một vực, cứ như hai thái cực.

Trong Việt tô giới (tên gọi tô giới của Vương quốc Pelew), phố xá ở đó chỉnh tề sạch sẽ, nhà cao cửa rộng ngay hàng thẳng lối, các cửa hiệu la liệt hàng hóa, việc thương mại nhộn nhịp sôi động, náo nhiệt nhưng không hỗn loạn, đặc biệt là có rất nhiều dịch vụ thư giãn, giải trí phục vụ giới thượng lưu, thu hút các thương gia, phú hào, kể cả tầng lớp quan lại của Đại Thanh.

Người dân ở đó y phục tề chỉnh, thần thái cao ngạo, hành vi thân sĩ (tự nhiên hoặc cố tỏ vẻ), đầu ngẩng cao, mắt nhìn lên trên, rõ ràng là cảnh tượng của thượng lưu xã hội, bất kể đó là người Việt hay người Pháp, người Tây Ban Nha, người Đức, người Mỹ, người Hoa, .

, thậm chí bọn họ còn gặp được vài người Nhật mang quốc tịch Pelew.

Nhờ được Giang thị Thương hội đổ tiền đầu tư với quy mô lớn để phát triển kinh tế, nên Việt tô giới phát triển rất nhanh, chưa đầy hai năm mà đã trở thành một đô thị phồn vinh.

Đa số người nước ngoài giàu có đều hoạt động chủ yếu ở đây.

Ngay cả người làm công ở đấy cũng tỏ ra cao nhân nhất đẳng.

Pháp tô giới và Anh tô giới ở cạnh đó thì kém hơn một chút, vì thiếu vốn đầu tư, nhưng so với các khu dân cư của người Hoa ở bên ngoài thì vẫn cứ như thiên đường và địa ngục.

Người Hoa y sam lam lũ, dáng vẻ ốm đói, mặt mũi vàng vọt, đầu cúi gằm thiếu tự tin, mắt nhìn xuống đất, sống trong những khu dân cư đổ nát dơ bẩn.

Ở Thượng Hải, Việt tô giới được xem là thượng lưu xã hội, Anh tô giới và Pháp tô giới kém hơn một chút, thuộc về giới trung lưu, còn khu vực của Đại Thanh quốc bị xem là bần dân khu, khu ổ chuột.

Rời Thượng Hải, bọn họ đã phần nào cảm nhận được sự giàu mạnh của Vương quốc Pelew.

Cuộc nói chuyện với những người Nhật mang quốc tịch Pelew tại Thượng Hải đã làm Phiên chủ Shimazu Nariakira cứ suy nghĩ mãi.

Người Pelew bất kể màu da, đều được người Tây dương tôn trọng, không giống như các dân tộc Á Đông khác luôn bị người Tây dương xem thường, xem là hạ đẳng dân tộc, dã man, lạc hậu, chưa khai hóa, .

Sự khác biệt đó khiến Phiên chủ Shimazu Nariakira trăn trở mãi.

Giờ đây đó đã trở thành mục tiêu mới của ông ta.

Trước đây, bọn họ chỉ chủ trương duy tân, phát triển để đuổi kịp Tây dương liệt cường, nhưng dù phát triển mà không thể cải thiện được vị thế của Nhật Bản trong mắt liệt cường thì cũng chẳng mấy ý nghĩa.

Sở dĩ người Pelew được người Âu Mỹ tôn trọng chẳng qua là vì thực lực.

Thời đại này mọi người chỉ xem trọng thực lực.

Vương quốc Pelew có đủ thực lực để được tôn trọng.

Từ sau khi liên quân Anh – Pelew tấn công Bắc Kinh, buộc Hoàng đế Đại Thanh phải bỏ kinh thành chạy trốn, buộc triều đình Đại Thanh phải ký hòa ước nhượng địa bồi tiền, cùng với việc Hải quân Pelew liên tục được bổ sung tân chiến hạm, thực lực quân sự của Vương quốc Pelew đã được các cường quốc thừa nhận (mặc dù chưa từng có trận đánh lớn nào, chiến tranh mọi người chỉ quan tâm kết quả chứ không chú trọng quá trình).

Hơn nữa, từ khi Tuấn Văn phô trương sự giàu có của mình, cùng với hàng xa xỉ của Pelew tràn ngập trong sinh hoạt của giới quý tộc, thì khái niệm Pelew được xem đồng nghĩa với sự phú túc thịnh vượng.

Những người Âu châu đi du lịch đến kinh đô An Phú của Vương quốc Pelew, khi trở về tán thán không thôi, càng làm nhiều người hướng vãng.

Ngoài ra những thành tựu nghiên cứu khoa học của Vương quốc Pelew cũng chứng tỏ họ không hề lạc hậu về khoa học kỹ thuật.

Tổng hợp những điều trên đã tạo nên vị thế hiện tại của Vương quốc Pelew trên trường quốc tế.

Thuyền ghé Đạm Thủy, một cảng khẩu quan trọng tại Đài Loan.

Trong lúc các thương nhân trên thuyền lo mua bán với thương nhân địa phương, thì Phiên chủ Shimazu Nariakira dẫn thủ hạ vào thành phố tham quan.

Đạm Thủy, tên cổ là Kê Lung, tên hiện đại là Cơ Long, thời Thanh gọi là Đạm Thủy, người tây phương gọi là Tamsui, là một cảng khẩu thương mại có quan hệ với người tây phương từ rất sớm, là một trong mười địa phương mà tây phương liệt cường đòi Thanh triều phải mở cửa thương mại.

Nay được trao về cho Vương quốc Pelew, Đạm Thủy Thành càng thêm phát triển, hoạt lực được phát huy tối đa.

Hội đồng thành phố Đạm Thủy là một trong những Hội đồng tự trị địa phương có thế lực nhất ở Đài Loan.

Bọn họ trước tiên đi dạo một vòng trong thành, cũng như ở Thượng Hải, chủ yếu hỏi thăm người dân địa phương về cuộc sống của họ.

Shimazu Nariakira phát hiện người dân Pelew rất chủ động trong việc tranh thủ cơ hội, thậm chí sáng tạo cơ hội để kiếm tiền, để phát triển sự nghiệp.

Khác với người dân ở “thiên triều thượng quốc” chỉ dám hy vọng có thể sống qua ngày, ước mơ có thể có cuộc sống yên ổn no đủ, thì người dân Pelew rất có tinh thần thượng tiến, bởi lẽ, cơ hội bình đẳng đối với mọi người dân Pelew, nhưng cơ hội không đến với những kẻ thụ động.

Sau đó, Shimazu Nariakira tìm cách quan hệ với vài vị Nghị viên trong Hội đồng thành phố để nghiên cứu hệ thống chính trị ở đây.

Ông ta rất kinh ngạc khi thấy chính quyền địa phương có quyền hạn rất lớn, tự do độ rất cao.

Trong khi triều đình các nước Á Đông đều muốn tập trung quyền lực về trung ương vì sợ nạn sứ quân, đất nước bị chia năm xẻ bảy, thì triều đình Pelew lại trao cho địa phương quyền tự trị rộng rãi như thế.

Khi đó, vị Nghị viên đã cười nhạt bảo :

- Sứ quân ?

Độc lập có lợi gì cho chúng ta ?

Nếu không còn là một bộ phận của Pelew, người Tây dương có xem chúng ta là con người hay không ?

Hứ ! “Hoa nhân dữ cẩu bất đắc nhập nội”.

Tối đa là ngang hàng với trư cẩu.

Vị Nghị viên đó là người Việt gốc Hoa, trước khi trở thành thần dân của Vương quốc Pelew, đã từng phải chịu sự kỳ thị, khinh khi của người tây phương, nên có cảm giác như vậy.

Làm dân Đại Thanh và dân Pelew, thân phận khác nhau thấy rõ.

Shimazu Nariakira lập tức bừng tỉnh.

Sự hùng cường của quốc gia cũng sẽ tạo nên sự đoàn kết quốc gia.

Nếu quốc gia hùng cường, được liệt cường tôn trọng, thì người dân cũng ủng hộ triều đình, ủng hộ quốc gia, đương nhiên với điều kiện là người dân không bị triều đình bóc lột quá đáng đến mức không thể sống được.

Điều này Vương quốc Pelew làm rất tốt.

Nếu như người dân bị bóc lột quá đáng, thì những người trực tiếp cai trị là chính quyền địa phương sẽ bị xem là có tội, bị chống đối trước.

Triều đình chỉ cần can thiệp, đóng vai trò trọng tài, trừng trị những kẻ đó, rồi để người dân bầu lên một chính quyền địa phương mới là xong.

Nếu tình hình nghiêm trọng, ảnh hưởng đến triều đình, thì Thủ tướng sẽ nhận trách nhiệm, từ chức.

Tuấn Văn không trực tiếp cai trị, nên vẫn giữ được hình tượng chính diện.

Rời Đạm Thủy, phái đoàn của Satsuma lại lên thuyền hướng đến kinh đô An Phú, nơi được xem là một thành thị phồn vinh nhất Á Đông, còn được tôn vinh là “Hòn ngọc Á Đông”.

Mặc dù về quy mô dân số thì nó không bằng nhiều thành thị ở Trung Hoa, nhưng về quy mô kinh tế, sự phát triển, sự thịnh vượng thì vượt hơn rất nhiều, được xem là không kém gì các thành thị ở Âu Mỹ, mặc dù nó chỉ là một thành phố trẻ.

Chiến tranh ở Đại Nam, ở Trung Hoa, ở Mỹ quốc, cùng sự căng thẳng chính trị ở Âu châu đại lục đã góp phần tạo nên sự thịnh vượng của An Phú.

Khi đặt chân lên kinh đô An Phú, Phiên chủ Shimazu Nariakira và chúng gia thần không khỏi sửng sốt vì sự thịnh vượng và nhộn nhịp của nơi đây, mặc dù trước đó đã được nghe nói nhiều về điều đó.

Điều gây ấn tượng nhất đối với phái đoàn là cảnh phố phường nơi đây :

nhộn nhịp trong trật tự.

Người dân tự giác tuân thủ luật lệ và làm tròn bổn phận của mình.

Ở đây cũng không hề tìm thấy người nghèo khổ (tất cả đều là gia quyến của quan viên trong triều đình, binh sĩ trong quân đội và công nhân trong các công xưởng, đều có thu nhập ổn định, đủ sống, thậm chí dư ăn dư mặc).

Sau khi tham quan nhiều nơi, quan sát nhiều sự việc, Okubo Tashimichi nói với Phiên chủ Shimazu Nariakira :

- Phiên chủ.

Người dân ở đây đều có học thức.

Đó có thể là nguyên nhân cho sự thịnh vượng ở đây chăng ?

Phiên chủ Shimazu Nariakira trầm ngâm giây lâu rồi gật đầu bảo :

- Giáo dục thật sự rất quan trọng.

Nhưng để phổ cập giáo dục đến mọi người dân, sẽ rất tốn kém.

Mọi người đều gật đầu đồng cảm.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-nhung-dieu-trong-thay-96261.html