Đông Phương Minh Nguyệt - NHỮNG PHÁT MINH CỦA HOÀNG GIA KHOA HỌC VIỆN - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 60 : Đông Phương Minh Nguyệt - NHỮNG PHÁT MINH CỦA HOÀNG GIA KHOA HỌC VIỆN

  Nghe nói về bóng đèn điện, Tuấn Văn liền hỏi Tử tước Robert Taylor :

- Việc nghiên cứu bóng đèn điện tiến triển đến đâu rồi ?

Tử tước Robert Taylor vội nói :

- Trình Bệ hạ.

Chúng thần đã tìm ra vật liệu thích hợp để làm sợi đốt rồi ạ, chính là sợi tre.

Tuổi thọ của bóng đèn đã vượt qua 1.

000 giờ.

Hiện vẫn đang cải tiến quy trình hút chân không và bơm heli vào trong bóng đèn.

Ước tính khoảng nửa tháng nữa là có thể thành công.

Bóng đèn sợi tre, nghe thật tức cười, nhưng đó lại là sự thật.

Dùng dây wolfram làm sợi đốt (dây tóc) sẽ tốt hơn, nhưng vấn đề là vào thế kỷ 19, kỹ thuật thời đó chưa cho phép gia công wolfram thành sợi đốt dùng cho bóng đèn.

Năm 1802, Humphry Davy đã làm bóng đèn với sợi đốt bạch kim, nhưng ánh sáng của bóng đèn không đủ sáng và cũng không đủ lâu.

Đến năm 1810, Davy cải tiến bằng cách dùng sợi đốt carbon (than), kết quả có khá hơn một chút.

Năm 1840, Warren de la Rue chế tạo bóng đèn với sợi đốt bạch kim, đặt trong một ống chân không, kết quả tốt nhưng chi phí quá cao, không thể ứng dụng thương mại.

Những năm sau đó, có nhiều người cũng nghiên cứu cải tiến bóng đèn, như Frederick de Moleyns, John Wellington Starr, Jeangène Robert Houdin, Alexander de Lodyguine, … nhưng đều dùng sợi đốt bằng bạch kim hoặc carbon (than), chưa được hiệu quả lắm, thời gian cháy sáng tối đa chỉ được vài giờ.

Mãi đến năm 1879, sau nhiều thí nghiệm với sợi đốt bạch kim và nhiều kim loại khác, Thomas Edison đã sử dụng sợi carbon, nhưng không phải là một thanh than như nhiều người trước đây, mà làm từ bông, sợi lanh, nẹp gỗ, hoặc giấy tờ cuộn theo những cách khác nhau.

Bóng đèn này có tuổi thọ đến 13,5 giờ, được đánh giá là một thành tựu lớn.

Sau đó, Edison lại phát hiện dùng sợi tre thì bóng đèn có thể đạt đến tuổi thọ 1.

200 giờ.

Hiện tại, các khoa học gia ở Hoàng gia Khoa học Viện có thể phát hiện việc dùng sợi tre làm sợi đốt là nhờ tre là một loại thực vật cho sợi rất rõ, và cũng rất phổ biến ở Đông Nam Á.

Ở Âu châu và Mỹ châu không hề có tre, nên phải đến mười mấy năm sau, các khoa học gia ở đó mới nhận ra điều này.

Tre mà Thomas Edison dùng được vận chuyển từ Nhật Bản sang.

Quay lại với Khinh khí cầu, phụ trách đề tài nghiên cứu này là Daniel Joseph Perry giải thích với Tuấn Văn về công trình của mình :

- Bệ hạ.

Khinh khí cầu đã được chế tạo từ hơn nghìn năm trước.

Còn Khinh khí cầu hiện đại được Bartolo de Gusmão chế tạo tại Lisbon năm 1709, dùng không khí đốt nóng, chỉ bay xa được một kilômét.

Năm 1766, Henry Cavendish chế tạo Khinh khí cầu với khí hidro.

Nhưng đến năm 1783, anh em nhà Montgolfier mới chế tạo được Khinh khí cầu dùng không khí nóng có thể bay lâu được 25 phút.

Đến năm 1852, Henri Giffard đã chế tạo Khinh khí cầu có thể lái được, sử dụng động cơ hơi nước, nhưng do bơm khí hidro nên rất nguy hiểm, dễ cháy nổ khi tiếp xúc với không khí nóng.

Còn Khinh khí cầu này của chúng thần được bơm khí heli, sử dụng động cơ hơi nước, nên vừa an toàn, vừa có thể lái được.

Chúng thần đã thử nghiệm cho Khinh khí cầu bay từ đây đến đảo Koror và ngược lại.

Khinh khí cầu này có thể bay liên tục vài ngày.

Theo tính toán của chúng thần, nếu làm túi khí lớn hơn, có thể bay liên tục từ vài tuần đến vài tháng.

Tuấn Văn nhìn Khinh khí cầu một lúc, rồi nói :

- Khinh khí cầu này có thể ứng dụng trong giao thông vận tải, nhưng phải cải tiến hơn nữa.

Các khanh hãy thử chia túi khí thành vài khoang cách biệt nhau, hoặc kết nối vài túi khí với nhau, để khi một túi khí gặp vấn đề, bị thủng chẳng hạn, thì không đến nỗi gây ra tai nạn.

Chiếc giỏ treo bên dưới có thể bố trí ghế ngồi, hoặc khoang chứa hàng hóa.

Daniel Joseph Perry vâng dạ nói :

- Bệ hạ.

Chuyện đó đơn giản lắm.

Chúng thần chỉ cần nửa tháng là có thể hoàn thành.

Tuấn Văn gật đầu hài lòng, khen ngợi bọn họ.

Bé Charles chợt nắm áo Tuấn Văn, nói :

- Phụ hoàng ơi ! Con muốn bay.

Tuấn Văn cau mày nói :

- Như thế có ổn không ?

Thấy ánh mắt bé Charles mở to đầy kỳ vọng, Daniel Joseph Perry vội nói :

- Bệ hạ.

Không sao đâu ạ.

Thần sẽ đích thân điều khiển, sẽ rất an toàn.

Tuấn Văn ngẫm nghĩ một lúc, rồi đồng ý cho bé Charles bay với Khinh khí cầu.

Khi Daniel Joseph Perry đưa bé Charles đi rồi, Tuấn Văn hỏi Viện trưởng Tử tước Robert Taylor :

- Đề tài nghiên cứu Máy phát điện tiến triển đến đâu rồi ?

Tử tước Robert Taylor nói :

- Trình Bệ hạ.

Đề tài đang do Antonio Pacinotti nghiên cứu, sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ để biến đổi năng lượng quay cơ học thành dòng điện, dựa trên phát hiện của Michael Faraday vào năm 1832.

Máy phát điện của Antonio cũng giống như những máy phát Dynamo trước đây, nhưng thay các vòng dây thành cuộn dây quấn trên một lõi thép, thay nam châm vĩnh cửu thành nam châm điện, và sử dụng động cơ hơi nước để tạo ra năng lượng quay cơ học.

Quá trình nghiên cứu đã có một số thành quả đáng kể, nhưng điện áp vẫn chưa ổn định, đang được cải tiến.

Antonio bảo rằng chậm nhất là sau ba tháng nữa sẽ thành công.

Tuấn Văn hài lòng nói :

- Tốt lắm.

Trẫm hy vọng sau ba tháng nữa, buổi tối ở An Phú sẽ tràn ngập ánh đèn.

Tử tước Robert Taylor tự tin nói :

- Bệ hạ yên tâm.

Thần sẽ cho chế tạo thật nhiều bóng đèn, chỉ cần máy phát điện được nghiên cứu thành công thì có thể trang hoàng thành phố ngay.

An Phú sẽ là thành phố tuyệt vời nhất thế giới.

Tuấn Văn ngước nhìn lên trời giây lát, thấy Khinh khí cầu chở bé Charles đi chơi đã quay lại.

Trầm ngâm giây lát, Tuấn Văn hỏi :

- Vật mà trẫm giao cho các khanh làm hôm trước đã làm xong rồi chứ ?

Tử tước Robert Taylor vội nói :

- Trình Bệ hạ.

Xong rồi ạ.

Đó là một thiết kế tuyệt vời.

Đặc biệt là bàn đạp giúp nó khỏi phải đẩy bằng hai chân và bộ giảm xóc giúp cho nó thích hợp với mọi lứa tuổi.

Nói xong, Tử tước Robert Taylor lệnh cho các phụ tá đi lấy vật đó ra đây cho Tuấn Văn xem.

Trong lúc chờ đợi, Tử tước Robert Taylor nói :

- Bệ hạ nếu không phải lo quân quốc đại sự, chuyên tâm cho việc nghiên cứu thì hẳn sẽ là một khoa học gia vĩ đại.

Tuấn Văn khẽ cười, không nói gì.

Đề ra ý tưởng thì được, chứ bảo Tuấn Văn đích thân nghiên cứu thì đành chịu.

Nhưng trong mắt các nhà khoa học ở Hoàng gia Khoa học Viện thì Tuấn Văn là một nhà phát minh vĩ đại.

Lát sau, các phụ tá mang ra một chiếc xe đạp, kiểu xe với thiết kế hiện đại, chứ không phải kiểu xe không có bàn đạp, phải đẩy bằng chân như xe đạp thời bấy giờ.

Do điều kiện kỹ thuật, đối với Tuấn Văn nó chỉ tạm được, nhưng đối với những người khác thì nó rất tuyệt vời.

https:

//lh4.

googsercontent.

com/-1Oe1ZRiCSqs/TxMTmH5MKHI/AAAAAAAAAk8/3ecP0hXozgE/w263-h197-n-k/800px-BMX_bicycle.

jpg “xe đạp Royal – An Phú” Chiếc xe đạp mà Tuấn Văn cho chế tạo là chiếc xe kiểu nhỏ, thích hợp cho trẻ con sử dụng.

Đó là quà tặng của Tuấn Văn dành cho bé Charles.

Hiệu xe được đặt là Royal (Hoàng gia).

Đặt tên tiếng Anh để tiện xuất khẩu sau này.

Theo Tuấn Văn thì nếu có khả năng kiếm tiền thì phải tận lực kiếm tiền, đặc biệt là kiếm tiền từ nước khác để về phát triển nước mình.

Đế quốc mới lập, cơ sở công nghiệp vẫn chưa hoàn thiện, cần phải đầu tư phát triển nhiều hơn nữa.

Sau khi thử xe xong, Tuấn Văn hài lòng nói :

- Tốt lắm.

Charles sẽ rất thích đây.

Khanh có thể cho chế tạo kiểu lớn hơn, cấp cho mỗi người trong viện một chiếc.

Kinh phí sẽ do Nội khố chi xuất.

Tử tước Robert Taylor cả mừng nói :

- Tạ ân điển Bệ hạ.

Xe đạp thời bấy giờ cũng có ý nghĩa như xe ô tô con thời hiện đại vậy, là một thứ xa xỉ chỉ dành cho người có nhiều tiền.

Cũng như vào đầu thế kỷ 21, mọi người đều rất quen thuộc với ti vi, video, máy CD, máy VCD, …, không còn mấy ai sử dụng máy cassette nữa, nhưng vào giữa thế kỷ 20, đó lại là một thứ hàng xa xỉ.

Khinh khí cầu hạ xuống.

Tuấn Văn đến đón bé Charles, mỉm cười hỏi :

- Con thấy thế nào ?

Bé Charles hớn hở nói :

- Thú vị lắm phụ hoàng ơi ! Ở trên đó nhìn xuống dưới thấy thứ gì cũng bé tí xíu hết đó.

Tuấn Văn hỏi Daniel Joseph Perry :

- Khinh khí cầu này có thể bay đến độ cao nào, thời gian hoạt động tối đa là bao lâu, tốc độ là bao nhiêu ?

Daniel Joseph Perry vội đáp :

- Trình Bệ hạ.

Nó có thể bay cao đến hơn 10 kilômét, độ cao lý tưởng là 2

- 4 kilômét.

Nó có thể hoạt động liên tục trong 84 giờ, sau đó chỉ cần hạ xuống đất, bảo dưỡng khoảng nửa ngày là có thể hoạt động tiếp.

Việc bảo dưỡng cũng đơn giản.

Tốc độ hoạt động lý tưởng của nó là 32 kilômét một giờ, và tốc độ tối đa có thể đạt đến là 40 kilômét một giờ.

Tuấn Văn liền ra lệnh thành lập một xưởng chế tạo Khinh khí cầu, với mục đích sử dụng cả trong dân dụng lẫn quân sự.

Tuấn Văn có ý định dùng Khinh khí cầu để ném bom quân Pháp.

Bé Charles chợt nhìn thấy chiếc xe đạp, hai mắt tròn xoe đầy hứng thú, vừa chỉ chiếc xe vừa hỏi :

- Phụ hoàng ơi ! Nó là gì thế ạ ?

Tuấn Văn mỉm cười bảo :

- Đó là xe đạp Royal, quà của phụ hoàng cho con đó.

Bé Charles hơn hở chạy đến vuốt ve chiếc xe, hoan hỉ nói :

- Cám ơn phụ hoàng.

Con thích lắm.

Tuấn Văn mỉm cười nói :

- Được rồi.

Để phụ hoàng hướng dẫn con tập chạy xe.

 

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-nhung-phat-minh-cua-hoang-gia-khoa-hoc-vien-96287.html