Đông Phương Minh Nguyệt - NHỮNG SỰ KIỆN XUÂN GIÁP TÝ 1864 (1) - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 81 : Đông Phương Minh Nguyệt - NHỮNG SỰ KIỆN XUÂN GIÁP TÝ 1864 (1)

  Mùa xuân năm Giáp Tý (1864).

Kinh đô An Phú.

Văn Nghi Điện.

Tuấn Văn ngồi trên long ngai, ngắm nhìn hai vị khách nhỏ tuổi :

tiểu công chúa Helene và tiểu vương tử Sizzo.

Cả hai là con của Vương tử Günther Friedrich von Schwarzburg Rudolstadt.

Vị Vương tử của công quốc Schwarzburg-Rudolstadt đến 67 tuổi mới sinh được hai người con đáng yêu này, nên cực kỳ yêu quý.

Tiểu công chúa Helene đã được đính hôn với bé Charles, Tuấn Văn cũng đã nhận đỡ đầu tiểu vương tử Sizzo, nên cũng có thể xem cả hai là người nhà.

Bé Charles đi vòng quanh Helene mấy vòng, rồi hớn hở nói :

- Phụ hoàng ơi ! Em bé dễ thương quá hà ! Tuấn Văn khẽ cười.

Bé Charles lúc này đã lên chín tuổi, tự cho mình đã là người lớn, đối Helene và Sizzo mới bốn tuổi gọi là em bé.

Sizzo nghe nói vậy, vội lên tiếng :

- Ca.

Sizzo .

dễ thương .

Hai bé Helene và Sizzo đã được cho học tiếng Việt trước khi sang đây, nhưng trong thời gian ngắn, chỉ mới có thể biểu đạt được ý, chứ nói chưa trôi chảy lắm.

Nhưng được như thế cũng tốt lắm rồi.

Bé Charles nghe Sizzo nói vậy, bật cười hi hi, bước đến xoa má Sizzo, nói :

- Phải lắm ! Sizzo cũng dễ thương nữa nha ! Em bé còn nhỏ nếu không quá xấu thì đều trông rất dễ thương.

Cả Helene và Sizzo đều rất dễ thương, da trắng má hồng, đôi mắt trong veo, vì xuất thân quý tộc, được giáo dục từ nhỏ nên rất hiểu lễ.

Tuấn Văn thấy bé Charles thích cả hai bé, vui vẻ nói :

- Con phải yêu quý cả Helene và Sizzo đó nha ! Bé Charles ưỡn ngực nói :

- Đương nhiên rồi ạ ! Con là ca ca mà.

Helene có vẻ hơi bẽn lẽn.

Còn Sizzo thì mạnh dạn hơn, nắm tay bé Charles nói :

- Ca.

Sizzo .

muốn .

đi chơi.

Bé Charles quay sang nói với Tuấn Văn :

- Phụ hoàng ơi ! Con dẫn hai em bé đi chơi nha.

Tuấn Văn mỉm cười bảo :

- Được rồi.

Con cứ dẫn hai em đi chơi.

Nhưng phải trông chừng hai em cẩn thận đó nha.

Bé Charles gật đầu nói :

- Con nhớ rồi ạ ! Sau đó bé Charles dẫn cả hai em bé đi ra ngoài chơi.

Triêu Dương Cung rất rộng lớn, có rất nhiều nơi để đi chơi.

Trong thành phố cũng vậy.

Giữa lúc cuộc sống của giới quý tộc ở Âu châu khá là đơn điệu, chẳng có mấy hình thức giải trí, chủ yếu là yến tiệc, bài bạc, đua ngựa, hay xem ca kịch, nhạc hội, thì ở kinh đô An Phú có đủ trò giải trí, rất phong phú, tha hồ hưởng thụ nhân sinh.

Tuấn Văn đã đưa nhiều trò giải trí từ thế giới của mình đến đây, khiến cho sinh hoạt của giới quý tộc Đại Việt trở nên phong phú đa dạng hơn nhiều so với giới quý tộc Âu châu.

Nhờ vậy mà ngành du lịch đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế.

Cả ba bé đi rồi, Tuấn Văn quay sang hỏi Trương Kiệt đang đứng bên cạnh :

- Sắp tới còn gặp ai nữa ?

Trương Kiệt không chỉ là Bộ trưởng của Điều tra bộ thuộc Quân cơ viện, mà còn gần như là quản gia của Tuấn Văn, phụ trách kiểm soát các sản nghiệp của Tuấn Văn và chuyên trách thực hiện những mệnh lệnh đặc biệt, kiểu như kế hoạch Columbia chẳng hạn.

Vì vậy, trong đợt phong thưởng vừa rồi, Trương Kiệt mới được thăng làm Công tước, công trạng được xem ngang hàng với Lý Ngân và Nguyễn Vân Phong.

Nghe hỏi, Trương Kiệt cung kính nói :

- Bệ hạ.

Lát nữa sẽ triệu kiến Thượng phụ giáo chủ của Antioh là Boulos Boutros Massaad đến từ lĩnh thổ bảo hộ Mount Lebanon, thuộc dòng Cơ đốc giáo Maronite; rồi đến các đại biểu của Luxembourg, Venezia và Schleswig.

Buổi chiều Bệ hạ sẽ đến quân cảng Tân Thạnh dự lễ hạ thủy chiếc chiến hạm mới nhất của bản triều.

Tuấn Văn trầm ngâm giây lát, rồi hỏi :

- Vương quốc Phổ thu hồi công quốc Schleswig chắc không gặp phải khó khăn gì chứ ?

Xem bọn họ chuyển nhượng cho trẫm rất sảng khoái.

Trương Kiệt nói :

- Bệ hạ.

Đúng là không gặp vấn đề gì ạ.

Vương quốc Phổ đã huy động lực lượng của cả dân tộc Đức, chỉ để chống lại một Vương quốc nhỏ, yếu hơn Đế quốc Áo nhiều, nên kết quả không có huyền niệm gì.

Chiến tranh đơn giản hơn cuộc chiến tranh Áo – Phổ nhiều, và các quốc gia Âu châu cũng không ai tin rằng phía Đan Mạch có thể giành được thắng lợi.

Quân đội của Vương quốc Đan Mạch chỉ có 50.

000 quân, lại phải phòng bị các nơi, đặc biệt là Vương quốc Thụy Điển ở phía bắc, nên chỉ huy động được 38.

000 quân cho mặt trận phía nam, trong khi phía Đức huy động đến 50.

000 quân Phổ và 40.

000 quân các công quốc Đức.

Chiến tranh thực tế chỉ diễn ra trong ba tuần, nên người Âu châu còn gọi đây là cuộc “Chiến tranh ba tuần”.

Chỉ có một trận chiến lớn ở vùng biên giới giữa hai công quốc Holstein và Schleswig.

Khi phòng tuyến của quân đội Đan Mạch ở đó bị chọc thủng, quân đội Đức tiến vào chiếm lĩnh Schleswig thì song phương nghị hòa, chiến tranh kết thúc.

Phía quân đội Đan Mạch thì không rõ, nhưng phía quân đội Đức thương vong không cao, chỉ vài trăm người.

Công quốc Schleswig mới được Vương quốc Phổ nhượng lại cho Tuấn Văn hồi cuối năm vừa rồi, sau cuộc chiến tranh Schleswig lần thứ hai.

Nguyên bản lịch sử, cuộc chiến tranh kéo dài chín tháng, bởi lúc đó Vương quốc Phổ chưa khống chế được Liên minh Đức (chiến tranh Áo – Phổ chưa diễn ra), nên liên quân không thống nhất, gặp phải nhiều vấn đề khi liên hợp tác chiến.

Còn lần này, Vương quốc Phổ đã khống chế toàn bộ các công quốc Đức, và Vương quốc Đan Mạch cũng không mạnh bằng Đế quốc Áo trước đây, nên chiến tranh diễn ra và kết thúc rất nhanh.

Vương quốc Phổ huy động một lực lượng lớn quân đội Đức, dùng ưu thế quân sự tuyệt đối nhanh chóng đè bẹp quân đội Đan Mạch đang trong lúc rối loạn vì sự chuyển giao quyền lực.

So với cuộc chiến tranh Áo – Phổ với tổng quân số song phương lên đến 1,1 triệu người thì cuộc chiến lần này có quy mô không lớn, thậm chí cũng có thể xem là một cuộc xung đột biên giới giữa hai Vương quốc.

Trước đó, Quốc vương Đan Mạch tuy kiêm nhiệm cả tước vị Công tước Schleswig và Công tước Holstein, nhưng cả hai công quốc trên đều nằm trong Liên minh Đức, nay là Liên minh Bắc Đức.

Quốc vương Frederick VII của Đan Mạch đã cho sửa đổi Hiến pháp, định sát nhập hai công quốc trên vào Vương quốc Đan Mạch, nhưng kể từ năm 1849 (năm sửa đổi Hiến pháp) cho đến năm 1863, Hiến pháp trên vẫn bị hai công quốc đó nhiều lần phản đối.

Mâu thuẫn đó đã là mầm mống của cuộc chiến tranh Schleswig lần thứ hai.

Ngày 15/11/1863 dương lịch, Quốc vương Frederick VII của Đan Mạch qua đời mà không có con, nên một người họ hàng xa lên kế vị thành Quốc vương Christian IX.

Vương quốc Đan Mạch tuân thủ luật Salic trong vấn đề thừa kế (các quốc gia ở Đức và Bắc Âu đều tuân thủ luật này).

Quốc vương Frederick VII thuộc dòng Oldenburg, còn Quốc vương Christian IX thuộc dòng Glücksburg, có họ hàng khá xa.

Theo luật Salic, việc kế vị đó là bất hợp pháp, nên có rất nhiều người họ hàng của Quốc vương Frederick VII trong dòng Oldenburg tranh giành ngôi Quốc vương Đan Mạch, trong đó có Frederick VIII von Schleswig-Holstein.

Cuối cùng tuy Christian IX thành công kế vị, nhưng phía Đức từ chối công nhận.

Điều đó có nghĩa là, Christian IX có thể lên ngôi Quốc vương Đan Mạch, nhưng không thể thừa kế hai tước vị Công tước Schleswig và Công tước Holstein.

Mâu thuẫn phát sinh từ đây.

Ngày 18/11/1863 dương lịch, sau khi kế vị được ba ngày, Quốc vương Christian IX của Đan Mạch đã ký ban hành bản Hiến pháp năm 1849 vốn gây tranh cãi.

Hành động đó đã làm người Đức phẫn nộ.

Vương quốc Phổ thống lĩnh Liên minh Bắc Đức tuyên chiến với Vương quốc Đan Mạch, tuyên bố xuất quân thu hồi hai công quốc Holstein và Schleswig.

Để đối phó, chính phủ Đan Mạch ra lệnh rút quân khỏi công quốc Holstein ở phía nam, lập phòng tuyến ở biên giới Holstein – Schleswig.

Mặc dù việc rút lui được cho là một hành động khôn ngoan để rút ngắn chiều dài phòng tuyến và tránh khủng hoảng chính trị (do dân Holstein đều là người Đức, không ủng hộ chính phủ Đan Mạch), nhưng đã khiến một bộ phận quân đội Đan Mạch bất mãn.

Quân đội Đức sau khi chiếm lĩnh công quốc Holstein đã tiến nhanh về phía biên giới giữa Holstein và Schleswig, dùng sức mạnh tuyệt đối đè bẹp quân đội Đan Mạch, phá tan phòng tuyến ở đó, tràn vào chiếm lĩnh Schleswig.

Chiến tranh chỉ kéo dài bốn tuần thì kết thúc.

Quân đội Đức chỉ thu hồi hai công quốc Holstein và Schleswig, chứ không tiến vào lĩnh thổ Đan Mạch.

Và sau đó, công quốc Schleswig ở phía bắc được nhượng lại cho Tuấn Văn theo thỏa thuận trước đây.

Nó được xem như là vùng đệm giữa hai Vương quốc Phổ và Đan Mạch vốn thù địch nhau.

Công quốc Schleswig có hai cộng đồng người Đức và người Đan Mạch.

Một trong hai cộng đồng này nắm quyền thống trị thì cộng đồng kia không phục.

Khi giao lại cho Tuấn Văn thì lại không gặp phải vấn đề gì.

Nhất là trong mắt người Âu châu thì Đế quốc Đại Việt hùng mạnh hơn cả Vương quốc Phổ và Vương quốc Đan Mạch.

Đối với dân chúng ở Schleswig, dù có thuộc Vương quốc Phổ hay Vương quốc Đan Mạch thì đều có thể là nguyên nhân của những cuộc chiến tranh trong tương lai, gia nhập Đế quốc Đại Việt có thể giữ được vị trí trung lập, tránh được chiến tranh.

Quan trọng hơn cả, đối với người dân địa phương thì việc Đế quốc Đại Việt ở quá xa cũng là một ưu thế.

Vì ở xa triều đình trung ương, bọn họ sẽ có được quyền tự chủ nhiều hơn.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-nhung-su-kien-xuan-giap-ty-1864-1-96329.html