Đông Phương Minh Nguyệt - NHỮNG SỰ KIỆN XUÂN GIÁP TÝ 1864 (2) - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 82 : Đông Phương Minh Nguyệt - NHỮNG SỰ KIỆN XUÂN GIÁP TÝ 1864 (2)

  Mùa xuân năm Giáp Tý (1864).

Kinh đô An Phú.

Văn Nghi Điện.

Sau khi bé Charles dẫn hai bé Helene và Sizzo đi chơi, Tuấn Văn nghe Trương Kiệt bẩm báo về những việc phải làm trong hôm nay.

Người được triệu kiến ngay sau đó là Thượng phụ giáo chủ Boulos Boutros Massaad của lĩnh thổ bảo hộ Mount Lebanon.

Trầm ngâm một lúc, Tuấn Văn lại hỏi :

- Boulos Boutros Massaad là người thế nào ?

Trương Kiệt nói :

- Bệ hạ.

Ông ta sinh ra tại Lebanon xứ Syria, thuộc Đế quốc Ottoman vào năm 1806, theo học tại chủng viện Ain-Ourakat, rồi sau sang Roma học trường Thần học Propaganda trong bảy năm.

Đến năm 1830, ông ta trở lại Lebanon, thụ phong linh mục và trở thành thư ký của Thượng phụ giáo chủ Hobaish Boutros Joseph.

Năm 1841, ông ta được bổ nhiệm làm Giám mục danh nghĩa của Tarsus, bởi Tarsus đã thành một xứ Hồi giáo, nên chỉ làm Giám mục danh nghĩa mà thôi.

Năm 1854, Thượng phụ giáo chủ Joseph Ragi El Khazen qua đời, ông ta được bầu kế nhiệm và sang năm sau thì được Papal của Giáo hội Cơ đốc giáo Roma công nhận.

Hobaish Boutros Joseph là Thượng phụ giáo chủ của Antioh đời trước, sau đó truyền lại cho Joseph Ragi El Khazen, rồi mới đến lượt Boulos Boutros Massaad.

Tuấn Văn ngạc nhiên hỏi :

- Ông ta là Thượng phụ giáo chủ của một chi phái thuộc Giáo hội Đông, mà lại sang Roma học Thần học, và chức vụ được Giáo hội Tây công nhận.

Thượng phụ giáo chủ là một chức sắc tôn giáo ở hàng cao nhất của Giáo hội Đông.

Giáo hội Đông là Giáo hội Chính thống giáo Đông Phương, còn Giáo hội Tây là Giáo hội Cơ đốc giáo Roma, có địa bàn thuộc Đế quốc Đông La Mã và Đế quốc Tây La Mã trước đây.

Hai Giáo hội này đối nghịch nhau từ nghìn năm trước, dẫn đến cuộc Đại Ly giáo Đông

- Tây, từng ra vạ tuyệt thông lẫn nhau, và trong các cuộc Thập tự chinh, người của Giáo hội Tây từng tàn sát rất nhiều tín đồ của Giáo hội Đông khi không buộc được họ cải giáo, thậm chí từng thiêu hủy thành Constantinople, kinh đô của Đế quốc Đông La Mã và trung tâm tôn giáo của Giáo hội Đông.

Xung đột giữa hai Giáo hội không chỉ về ý thức hệ, giáo lý mà cả nợ máu.

Do đó, Tuấn Văn mới thấy ngạc nhiên khi Thượng phụ giáo chủ Boulos Boutros Massaad lại có vẻ thân thiết với Giáo hội Cơ đốc giáo Roma, thậm chí theo học Thần học tại Roma.

Trương Kiệt liền vội giải thích :

- Bệ hạ.

Mặc dù Giáo hội Maronite là một chi phái của Giáo hội Đông, nhưng vì Giáo hội Đông quá yếu, không thể bảo hộ được bọn họ, nên đã tìm sự ủng hộ từ Giáo hội Tây.

Mặc dù Giáo hội Tây tự lo thân còn chưa xong, chẳng giúp gì được cho bọn họ, nhưng cũng sẵn sàng lên tiếng công nhận và ủng hộ trên tinh thần.

Thực tế tình hình lúc này có hơi lạ thường đối với cả Giáo hội Đông và Giáo hội Tây.

Giáo hội Đông thì yếu ớt, bởi hoạt động chủ yếu trên địa bàn của Đế quốc Nga, nơi mà hàng giáo sĩ phải phục vụ và trung thành với Hoàng đế, cũng như tại Đế quốc Ottoman với Hồi giáo là quốc giáo.

Nhưng những vị Thượng phụ giáo chủ của Giáo hội Đông lại có một số quyền lực nhất định.

Chẳng hạn như Thượng phụ giáo chủ của Antioh là Boulos Boutros Massaad cai trị xứ Mount Lebanon với khoảng 1 triệu dân (là phần phía bắc của Greater Lebanon, phần phía nam thuộc về dân Hồi giáo).

Ngược lại, Giáo hội Tây về tổng thể thì rất hùng mạnh, tín đồ đông đảo, địa bàn trải rộng khắp thế giới, nhưng hàng chức sắc của Tòa thánh lại bị người dân Ý căm thù, chỉ tồn tại được ở Roma nhờ sự bảo hộ của Hoàng đế Napoleon III của Pháp.

Lúc này, Papal (Đức Thánh Cha) của Tòa thánh Roma là Pius IX, đắc cử ngày 16/6/1846, đảm nhiệm chức vụ Mục tử đoàn chiên chúa ngày 21/6/1846.

Triều đại của Ngài là sự suy yếu, dẫn đến sự kết thúc của Papal State (Quốc gia của Đức Thánh Cha) và triều đại của các vị Papal tập quyền chuyên chế.

Papal State là một quốc gia lớn ở miền trung nước Ý (những ai có chơi game “Medieval :

Total War” sẽ biết quốc gia này), với thủ đô là Roma, và có nhiều công quốc chư hầu như Toscana, Modena, Parma, .

Sau khi Papal Pius IX lên ngôi thì Cách mạng Ý bùng nổ.

Khi đó, một số lực lượng cách mạng giết vị Giám mục của Tổng giáo phận Paris, và một số khác ép buộc Papal và Tòa thánh phải ra khỏi nước Ý thì Ngài tin rằng chủ nghĩa tự do chính trị là mối nguy hiểm đối với Giáo hội và xã hội.

Vì thế, Ngài đã giữ lập trường cứng rắn chống đối chủ nghĩa đó.

Sự xung đột giữa Tòa thánh và người dân Ý lên đến đỉnh điểm, khi Quốc vương Carlo Alberto của Piamonte thống lĩnh các quốc gia Ý tuyên chiến với Đế quốc Áo vào năm 1848, thì Tòa thánh từ chối tham gia cuộc thánh chiến của người dân Ý chống lại Đế quốc Áo nhằm giải phóng dân tộc Ý khỏi sự đô hộ của Áo.

Từ đó, người dân Ý bất mãn với Papal và Tòa thánh.

Tháng 11 năm 1848, đúng ngày khai mạc Viện dân biểu, chủ tịch nội các Rossi bị ám sát.

Dân chúng bao vây Điện Quirinal (nơi làm việc của Papal và các chức sắc Tòa thánh), khiến Papal Pius IX phải cải trang chạy xuống xứ Gaeta thuộc Vương quốc Napoli.

Từ Gaeta, Ngài kêu gọi sự can thiệp của các cường quốc Âu châu, nhưng không được đáp ứng.

Phải sang năm sau, qua nhiều cuộc vận động, Hoàng đế Napoleon III của Pháp mới sai tướng Oudinot đem quân tái chiếm Roma, đưa Ngài và hàng chức sắc quay về, tái lập chế độ chuyên chế như xưa.

Quân đội Pháp trú đóng lại Roma từ đó đến nay để bảo vệ Tòa thánh, trong khi người dân Ý vẫn luôn tìm cơ hội đánh đuổi quân Pháp, giành lại Roma.

Khi nhận thấy việc thiết lập một bang Ý với Papal là một vị quân chủ lập hiến, cũng như việc xây dựng nền Cộng hòa là điều bất khả thi, những nhà cách mạng đã quay sang ủng hộ Quốc vương Victor Emmanuel II của Vương quốc Piamonte và Sardinia tiến hành thống nhất nước Ý.

Năm 1859, dân chúng trong hai tỉnh Romania, Umbria và tại các biên trấn thuộc Papal State đã nổi dậy, tuyên bố bãi bỏ quyền của Papal và Tòa thánh, đòi sát nhập lĩnh thổ Tòa thánh vào Vương quốc Piamonte, tức nước Ý thống nhất đang hình thành.

Papal Pius IX đã ra vạ tuyệt thông với tất cả những ai tham dự vào việc “cướp đất Tòa thánh” (cách mà các Papal thời Trung cổ vẫn làm đối với những kẻ chống đối), nhưng vẫn vô hiệu và càng làm dân chúng Ý bất mãn nhiều hơn.

Hậu quả của nó là các công quốc chính như Toscana, Modena, Parma và tỉnh Romania bị sát nhập vào Vương quốc Piamonte.

Sang năm sau (1860), Garibaldi chiếm Sicilia và Napoli, lật đổ Francois, vị quân chủ ngoại quốc cuối cùng trên đất Ý, thì các quốc gia Ý chính thức thống nhất thành Vương quốc Ý.

Do việc Hồng y quốc vụ khanh Antonelli của Tòa thánh từ chối yêu cầu của Thủ tướng Cavour đòi chấm dứt việc chiêu mộ lính đánh thuê trong quân đội Tòa thánh, nên các tỉnh Umbria, Castelfidardo cũng bị sát nhập vào Vương quốc Ý.

Tòa thánh mất đại bộ phận lĩnh thổ của Papal State, chỉ có Roma và vùng phụ cận nhờ có quân đội Pháp bảo hộ nên còn giữ lại được.

Người dân Ý muốn chọn Roma làm thủ đô của Vương quốc Ý thống nhất (Roma là biểu tượng của người dân Ý từ thời La Mã cổ đại), nhưng vì quân đội Pháp đóng ở đó nên không thành công.

Vì thế mà họ rất bất mãn.

Sau cuộc chiến tranh Áo – Phổ, Đế quốc Áo thất bại, liền cùng với Đế quốc Pháp thành lập liên minh chống Phổ.

Vương quốc Ý cũng định tham gia liên minh này, nhưng người dân Ý đòi quân đội Pháp phải rút khỏi Ý, trao trả Roma, nên cuộc thương lượng không thành, Vương quốc Ý đã không thể tham gia vào liên minh chống Phổ.

Theo nguyên bản lịch sử, khi chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ, Napoleon III buộc phải gọi quân đội Pháp ở Roma về nước, thì Vương quốc Ý cũng thừa cơ đưa quân chiếm lại Roma.

Qua cuộc trưng cầu dân ý, dân chúng Roma đã bỏ phiếu với tỷ lệ 133.

648 / 1.

507, ủng hộ việc chuyển Roma từ Tòa thánh sang triều đình Ý, và chọn Roma làm thủ đô.

Pius IX phản đối việc “cướp đất Tòa thánh” và lại ra vạ tuyệt thông những người âm mưu cũng như tham dự, nhưng vẫn vô ích.

Cuộc xung đột giữa Tòa thánh và Vương quốc Ý lên đến đỉnh điểm.

Ngày 13/5/1971, triều đình Ý ban hành đạo luật đơn phương giải quyết vấn đề Papal State, theo đó thì lĩnh thổ của Tòa thánh chỉ còn lại khu Vatican như ngày nay, Điện Quirinal vốn là nơi làm việc của Papal và các chức sắc Tòa thánh, thì nay trở thành trụ sở chính phủ Ý.

Từ đó, Papal Pius IX tự giam mình trong khu Vatican, không hề bước chân ra ngoài.

Tòa thánh còn cấm tín đồ Công giáo Ý tham gia các cuộc bầu cử (nhưng ít có hiệu quả).

Tóm lại, tình hình ở Ý lúc này đang rất bất lợi cho Tòa thánh và Papal, phải nhờ quân đội Pháp bảo hộ mới giữ được Roma, vì thế có muốn hỗ trợ cho Giáo hội Maronite ở Mount Lebanon cũng lực bất tòng tâm.

Thành ra Thượng phụ giáo chủ Boulos Boutros Massaad đã sang kinh đô An Phú tầm cầu viện trợ.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-nhung-su-kien-xuan-giap-ty-1864-2-96331.html