Đông Phương Minh Nguyệt - NHỮNG SỰ KIỆN XUÂN GIÁP TÝ 1864 (3) - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 83 : Đông Phương Minh Nguyệt - NHỮNG SỰ KIỆN XUÂN GIÁP TÝ 1864 (3)

  Mùa xuân năm Giáp Tý (1864).

Kinh đô An Phú.

Văn Nghi Điện.

Tuấn Văn triệu kiến Thượng phụ giáo chủ Boulos Boutros Massaad của xứ Mount Lebanon.

Ngài Thượng phụ giáo chủ lúc này đã 58 tuổi, diện mạo nếu nói theo kiểu người Á Đông là “tiên phong đạo cốt”, dễ gây hảo cảm nơi người đối diện.

Sau khi hành lễ, Ngài Thượng phụ giáo chủ liền kể lể nỗi khổ cực của người Maronite ở Mount Lebanon :

- Thánh hoàng.

Dân Maronite khổ cực lắm đấy ạ.

Vụ loạn lạc năm 1858 đã làm hơn 20.

000 người dân Maronite thiệt mạng, 380 làng Cơ đốc giáo và 560 nhà thờ bị phá hủy, hơn 100.

000 người bị mất nhà cửa.

Khi quân Pháp can thiệp vào năm 1860, cảnh loạn lạc chấm dứt, nhưng dân Maronite lại bị giới hạn ở một xứ miền núi, cắt ra từ hai hạt Biqa và Beirut, cùng với cảnh hoang tàn hiện tại, và viễn cảnh nghèo đói khốn cùng trong tương lai.

Nếu cứ như vậy, dân chúng không thể sống được, sự oán hận ngày càng gia tăng, sớm muộn gì cũng lại nổi dậy trong tương lai thôi.

Cúi mong Thánh hoàng xót thương, cứu dân Maronite trong cảnh khốn cùng.

Theo nguyên bản lịch sử, Ngài Thượng phụ giáo chủ sau khi không tìm được sự hỗ trợ từ Roma, đã sang Paris xin Hoàng đế Napoleon III của Pháp hỗ trợ.

Nhưng lúc này, Đế quốc Pháp đã chuyển giao lĩnh thổ bảo hộ Mount Lebanon cho Đế quốc Đại Việt, nên Ngài Thượng phụ giáo chủ đã chuyển đường đi sang kinh đô An Phú.

Hiện tại tình hình ở Mount Lebanon cũng tương đối ổn định, có hai sư đoàn viễn chinh Đại Việt trú đóng ở đó, triều đình Ottoman và người Hồi giáo cũng ít nhiều tôn trọng, không phải lo nhiều về vấn đề an ninh.

Nhưng sự hoang tàn sau chiến loạn, sự nghèo đói ở một xứ miền núi, mới là vấn đề quan trọng hàng đầu.

Sự giàu có của Tuấn Văn mọi người đều biết, nên Ngài Thượng phụ giáo chủ hy vọng nhận được viện trợ kinh tế từ Tuấn Văn hoặc từ triều đình Đại Việt.

Tuấn Văn ngẫm nghĩ giây lát, rồi bảo :

- Khoản nợ của chính phủ Anh cũng sắp đáo kỳ.

Trẫm sẽ cho trích một triệu bảng Anh lập Quỹ đầu tư phát triển Lebanon.

Nhưng các khanh cần phải có kế hoạch phát triển cụ thể.

Một triệu bảng Anh tương đương 26,28 triệu francs Pháp, đối với dân Maronite là một khoản tiền lớn.

Còn kế hoạch phát triển, Ngài Thượng phụ giáo chủ đã nghĩ đến từ lâu, chỉ cần hoàn thiện chi tiết là có thể trình duyệt.

Đi xin viện trợ kinh tế mà không có kế hoạch cụ thể thì làm sao xin được.

Ngài Thượng phụ giáo chủ liền vội tạ ơn, nói :

- Thánh hoàng.

Thần đã có kế hoạch cụ thể, chỉ cần hoàn thiện chi tiết là có thể trình lên Thánh hoàng phê duyệt.

Tuấn Văn mỉm cười bảo :

- Trẫm sẽ phái người phụ trách việc đó.

Những chuyện như thế này đương nhiên không cần Tuấn Văn thân tự giải quyết, sẽ có thủ hạ lo liệu chu toàn.

Sau đó, Tuấn Văn lại hỏi về tình hình của dân địa phương.

Ngài Thượng phụ giáo chủ như thật hồi đáp.

Thật ra điều kiện của Mount Lebanon cũng không khó để phát triển, chỉ cần tình hình trị an ổn định và có vốn đầu tư.

Các xứ ở Lebanon là một vùng nông nghiệp hiếm hoi, trong khi xung quanh là những sa mạc rộng lớn của xứ Arab.

Do đó, Mount Lebanon có thể phát triển ngành nông nghiệp, xuất khẩu nông sản sang các khu vực phụ cận.

Với điều kiện hiện tại ở đó, phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ chưa thích hợp lắm, tối đa phát triển được những ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật không cao.

Hơn nữa, do nằm trong lĩnh thổ Đế quốc Ottoman, và có danh nghĩa là lĩnh thổ tự trị thuộc Đế quốc Ottoman, nên có đầu tư cũng phải đề phòng nguy hiểm.

Ở Lebanon thứ gì không nổi tiếng, chứ nổi tiếng nhất lại là nội chiến, xung đột sắc tộc, chiến tranh tôn giáo, bởi ở đó không có một dân tộc hoặc tôn giáo chiếm ưu thế.

Ba cộng đồng lớn là Cơ đốc giáo Maronite (39%), Hồi giáo Sunni (27%), Hồi giáo Shia (27%) có thực lực gần như tương đương nhau (Hồi giáo là quốc giáo của Đế quốc Ottoman và cả khu vực bán đảo Arab).

Cũng may hai cộng đồng Hồi giáo Sunni và Shia không liên kết được với nhau, nếu không tình thế của cộng đồng Cơ đốc giáo Maronite càng thêm tồi tệ.

Ngoài ra còn có các cộng đồng Druze (5%), Do Thái, Kurds, Cơ đốc giáo Roma, Chính thống giáo Hy Lạp, Armenia, .

Cuộc nội chiến năm 1858 thực ra là cuộc nổi dậy của nông dân Maronite chống lại các chủ đất Druze để phản đối sưu cao thuế nặng.

Người Druze chỉ chiếm 5% dân số, nhưng lại nắm giữ phần lớn đất đai tài sản ở đây, lại được người Hồi giáo và Đế quốc Ottoman thiên vị, nên cộng đồng Maronite mới phải chịu cảnh khốn khổ như hiện tại.

Nói chuyện một lúc, Tuấn Văn chợt bảo :

- Dân Maronite nên có một quốc gia cho mình.

Thượng phụ giáo chủ Boulos Boutros Massaad sửng sốt lặng người, rồi ấp úng nói :

- Ý Thánh hoàng là .

là .

Tuấn Văn mỉm cười nói :

- Khanh cứ xem đó là mục tiêu trong tương lai.

Thượng phụ giáo chủ Boulos Boutros Massaad sửng sốt giây lát, rồi cúi lạy nói :

- Tạ Thánh hoàng.

Với điều kiện của người Maronite ở Mount Lebanon, dù có thành lập quốc gia, quốc tiểu lực vi, phải nhờ sự bảo hộ của liệt cường mới tồn tại được, nhưng ít ra cũng là một quốc gia, và liệt cường đều theo Cơ đốc giáo chứ không phải Hồi giáo (Đế quốc Đại Việt cũng được xem như vậy), nên tình thế sẽ dễ thở hơn hiện giờ.

Một cộng đồng Cơ đốc giáo nhỏ sống giữa một Đế quốc Hồi giáo, bình thường vẫn gặp phải rất nhiều vấn đề.

Sau khi cho Thượng phụ giáo chủ Boulos Boutros Massaad lui ra, Tuấn Văn bảo Trương Kiệt :

- Chú ý cho người thám thính tình hình của Đế quốc Ottoman, tìm lý do để có thể can thiệp vào các xứ ở Syria.

Thời bấy giờ Lebanon chưa phải là một quốc gia, thậm chí chưa phải là một lĩnh thổ độc lập, mà chỉ có Greater Lebanon là một bộ phận của tỉnh Syria thuộc Đế quốc Otoman.

Từ thời cổ đại cho đến lúc này, địa khu Syria bao gồm lĩnh thổ của các quốc gia Lebanon, Syria, Jordani hiện đại.

Sau đó, Tuấn Văn lại cho tuyên triệu đại biểu của các lĩnh địa Luxembourg, Schleswig và tỉnh Venezia.

Luxembourg có ba quận, Schleswig có năm quận và tỉnh Venezia có mười quận, mỗi quận một đại biểu, nên có tất cả 18 người.

Các đại biểu vào triều kiến Tuấn Văn, trình bày nguyện vọng của người dân địa phương, thực tế chỉ là hình thức.

Việc này đã có triều thần xử lý.

Tuấn Văn chỉ triệu kiến để phủ dụ bọn họ.

Ba xứ Luxembourg, Schleswig và Venezia vẫn có số phận bị chuyển nhượng qua lại thường xuyên, lúc thuộc nước này lúc thuộc nước khác, nên cũng không phản cảm việc gia nhập Đế quốc Đại Việt.

Dù sao thì Đế quốc Đại Việt vẫn hùng mạnh hơn Đế quốc Áo, Vương quốcherlands hay Vương quốc Đan Mạch.

Về công, Tuấn Văn cho lấy chín triệu bảng Anh trong khoản nợ sắp đáo hạn của chính phủ Anh để đầu tư vào ba xứ đó, giúp phát triển nền kinh tế địa phương.

Chỉ có việc phân chia khoản tiền đó gặp chút vấn đề.

Các đại biểu của Venezia cho rằng :

- Venezia có đến mười quận, dân số đông hơn và diện tích lớn hơn cả hai công quốc Luxembourg và Schleswig cộng lại, nên phải được nhận nhiều hơn, ít nhất cũng phải năm triệu bảng Anh.

Năm triệu bảng Anh tương đương 973.

333 lượng vàng (tương đương 2/3 giá trị của Công ty Kênh đào Suez), nếu được đầu nhập vào nền kinh tế, sẽ có hiệu quả rất lớn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, quan trọng nhất là sẽ tạo ra được rất nhiều việc làm, một chính tích quan trọng của các chính quyền địa phương.

Tỉnh Venezia có diện tích lớn hơn và dân số đông hơn gấp đôi cả hai lĩnh địa Luxembourg và Schleswig cộng lại.

Nếu tính bình quân thì bọn họ sẽ được nhận đến 2/3 khoản tiền trên.

Nhưng các đại biểu của Luxembourg lại có lý lẽ của họ, cười khẩy nói :

- Dân số đông và diện tích lớn thì có ý nghĩa gì chứ.

Các vị là tỉnh thuộc triều đình quản lý.

Còn chúng ta là lĩnh địa riêng của Hoàng đế Bệ hạ.

Khoản tiền kia là tư sản của Hoàng đế Bệ hạ, không phải công quỹ, đương nhiên phải ưu tiên cho chúng ta.

Gã nói cũng có lý, nhưng các đại biểu của Venezia cũng không chịu thua, cãi lại :

- Chúng ta đều là thần dân của Hoàng đế Bệ hạ, không nên phân biệt như thế.

Cuối cùng, Tuấn Văn quyết định thành lập một Ngân hàng Đầu tư và Phát triển hoạt động ở cả ba xứ, chuyên cấp vốn cho các dự án cần đầu tư hoặc các doanh nghiệp cần vay vốn.

Ai có dự án tốt thì sẽ được ưu tiên vay trước.

Đó là về công.

Còn về tư, Tuấn Văn cho các đại biểu này trở thành Nghị viên dự thính của Nghị hội sắp tới.

Do cả ba xứ đều mới gia nhập Đế quốc, chưa đủ điều kiện bầu Nghị viên, nên bọn họ chỉ có thể trở thành Nghị viên dự thính, có thể dự họp, phát biểu, nhưng không có quyền bỏ phiếu.

Dù vậy, ít ra thì bọn họ cũng có thể kể là quan chức của triều đình.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-nhung-su-kien-xuan-giap-ty-1864-3-96333.html