Đông Phương Minh Nguyệt - PHÁT TRIỂN PELEW VÀ CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 29 : Đông Phương Minh Nguyệt - PHÁT TRIỂN PELEW VÀ CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH

  Ngày 13 tháng 3 (nhuận) năm Canh Thân (tức ngày 3/5/1860 dương lịch.

Hạm đội của Tuấn Văn về đến cảng An Phú.

Rất nhiều thương thuyền phải ở lại Mỹ quốc vì việc di dời các công xưởng, đặc biệt là xưởng đóng tàu, chưa hoàn tất.

Hai hộ vệ hạm được để lại hộ tống đội thuyền về sau.

Trên các chiến hạm của Tuấn Văn chở đến 2.

500 tấn vàng, nên Tuấn Văn không muốn ở lại Mỹ quốc lâu.

Chuyến đi thành công mỹ mãn nên Tuấn Văn rất hài lòng.

Bọn Lý Ngân cũng có cơ hội mở rộng tầm mắt.

Sự phát triển của các nước Âu Mỹ khiến bọn họ choáng ngợp, càng quyết tâm phò tá Tuấn Văn phát triển cơ đồ để có thể sánh vai cùng các cường quốc tây phương.

Về đến An Phú, Tuấn Văn triệu tập thủ hạ, phân phó công việc, toàn lực phát triển An Phú.

Nay đã có nhà xưởng thiết bị, đã có thể phát triển tiểu quy mô công nghiệp, nhưng vấn đề là thiếu nhân công.

Toàn dân Pelew chỉ có hơn vạn người, quá ít.

Đảo Babeldaob rộng hơn ba trăm kilômét vuông, cả quần đảo rộng gần năm trăm kilômét vuông, chỉ nhỏ hơn Singapore hoặc Hương Cảng chút ít, nhưng lại có nhiều sông hồ, thích hợp cư trú.

Ít ra thì cũng có chỗ cho một triệu cư dân.

Do đó, vấn đề trước mắt là tăng số dân nhập cư đến Vương quốc.

Gì chứ người thì ở Á Đông không thiếu.

Không chỉ người Việt, Tuấn Văn cần cả người Malaya, người Philippine, người Java, người Thái, người Khmer, nhưng tuyệt đối không nhận người Hoa.

Tuấn Văn mấy lần cướp phá Đại Thanh, nếu nhận người Hoa chỉ gây thêm bất ổn.

Hơn nữa, ấn tượng về các khu người Hoa ở Singapore khiến Tuấn Văn cảm thấy bọn họ thường đi kèm với kém vệ sinh và mất an ninh.

Người Hoa có thói quen xả rác và khạc nhổ bừa bãi.

Vì vậy mới có các bảng hiệu “Hoa nhân dữ cẩu bất đắc nhập nội” ở những nơi có nhiều người Hoa sinh sống.

Sang đến thế kỷ 21, chính phủ CHND Trung Hoa còn phải ra lệnh cho dân chúng khi ra nước ngoài phải giữ vệ sinh để tránh làm xấu đi hình ảnh dân tộc.

Nhớ đến ước định với chính phủ Anh, Tuấn Văn khẩn trương cho mộ quân, tăng quân số.

Cuộc chiến cuối cùng của Cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai là một cơ hội phát tài lớn, không thể bỏ lỡ.

Quân đội có thể gồm cả người Việt và người các dân tộc khác, miễn sao người Việt chiếm quá nửa quân số, còn mỗi dân tộc khác không chiếm quá 20% là được.

Ngoài ra, trước khi tham chiến cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ súng đạn.

Hiện tại, Tuấn Văn có đủ vũ khí để trang bị cho 4.

000 quân.

Nhưng Tuấn Văn không bằng lòng với quân số đó.

Ít ra phải có 10.

000 quân mới có thể đạt được các mục tiêu trong vài năm tới :

trở về Đại Nam.

Nóng lòng về vấn đề vũ khí, Tuấn Văn đi thăm xưởng vũ khí ở phía tây bắc An Phú trấn.

Tuấn Văn đã cho xây dựng ở đó một thị trấn đặc biệt chuyên phục vụ các nhu cầu về quân sự, nằm bên bờ vịnh Ngeremeduu, gần cửa sông Tabcheding.

Xưởng vũ khí cũng ở đấy.

Vịnh Ngeremeduu là một vịnh kín, chỉ thông ra biển qua một eo biển hẹp, là căn cứ của Hải quân.

Các chiến hạm vẫn neo đậu ở đấy.

Còn cảng An Phú là thương cảng.

Xưởng vũ khí có ba dây chuyền nhỏ sản xuất súng Pattern 1853 Enfield, sản lượng mỗi dây chuyền là 10 khẩu súng mỗi ngày.

Nhưng lúc này công nhân chưa quen tay nghề, dù được các kỹ sư người Anh tận tình hướng dẫn, mà cũng chỉ có thể sản xuất được 5

- 6 khẩu súng mỗi ngày.

Tuấn Văn khảo sát một lượt, rồi cho chia dây chuyền thành nhiều công đoạn, tổ chức công nhân thành nhiều nhóm, mỗi nhóm chỉ phụ trách một công đoạn.

Như thế, tốc độ sản xuất nhanh hơn gấp bội, và theo các kỹ sư người Anh ước tính, khi công nhân thành thạo tay nghề thì sản lượng mỗi dây chuyền có thể đạt đến 25 khẩu súng mỗi ngày.

Ngoài số chuyên gia tài chính ở lại Mỹ quốc quản lý Thái Bình Dương Ngân Hàng, còn có 3 chuyên gia người Đức theo Tuấn Văn đến Pelew.

Tuấn Văn giao cho bọn họ thành lập Hoàng Gia Ngân Hàng, giữ vai trò là Ngân Hàng Trung Ương, phụ trách phát hành tiền tệ.

Sau chuyến đi Âu Mỹ vừa rồi, Tuấn Văn mang về 2.

500 tấn vàng, đủ để phát hành một lượng lớn tiền tệ.

Tuấn Văn không cho đúc thành nén vàng, nén bạc như các nước trong khu vực, mà đúc dạng đồng xu như các nước tây phương, gọi là kim tệ, ngân tệ.

Đồng xu kim tệ có trọng lượng 3,75 gam, tương đương một chỉ vàng, hình tròn không có lỗ ở giữa, một mặt in nổi hình mặt trời 18 tia và dòng chữ Hoàng Gia Ngân Hàng bằng tiếng Anh và tiếng Việt (chữ quốc ngữ), mặt kia là hình chân dung Tuấn Văn.

Đồng xu ngân tệ có trọng lượng 0,6 gam, một mặt in nổi hình mặt trời 18 tia và dòng chữ Hoàng Gia Ngân Hàng, mặt kia in hình bé Charles.

Giá trị của hai đồng tiền là 1 kim tệ = 100 ngân tệ.

Như vậy, 1 ngân tệ = 0,016 lượng bạc, hay 1 lượng bạc = 62,5 ngân tệ.

Hoặc 1 kim tệ = 0,5137 bảng Anh = 0,1 lượng vàng = 1,6 lượng bạc.

Nếu đổi sang tiền của Đại Nam thì 1 quan = 27,1739 ngân tệ (hoặc 1 ngân tệ = 0,0368 quan = 22,08 đồng).

Xong vấn đề vũ khí và tiền tệ, Tuấn Văn lại đến thăm năm vị linh mục kiêm khoa học gia theo Tuấn Văn đến đây.

Bọn họ được an bài cư trú ở nhà thờ tại An Phú trấn, và có một viện nghiên cứu trên một ngọn đồi bên ngoài trấn.

Viện nghiên cứu có hai khu với nhiều phòng thí nghiệm dành cho hóa học và sinh học, trong đó trang bị những thiết bị tiên tiến nhất thời bấy giờ.

Giá trị của những thiết bị đó tương đương với một chiến hạm, nhưng đầu tư cho khoa học Tuấn Văn không tiếc.

Năm vị linh mục cũng rất hài lòng với điều kiện sinh hoạt và nghiên cứu ở đây.

Ở tại nhà thờ, đảm bảo được công việc của một linh mục, có viện nghiên cứu, thỏa mãn được nhu cầu nghiên cứu khoa học.

Họ gồm hai nhà hóa học là John Smith và Robert Taylor; cùng ba nhà sinh vật học là Charles Thompson, David Wilson và Williams Walker.

Lẽ ra, vì điều kiện kinh tế không cho phép, các nghiên cứu của họ khó thể đi xa hơn, và họ vẫn sẽ là những kẻ vô danh trong giới khoa học.

Nhưng nay thì khác rồi.

Để họ khỏi mày mò nghiên cứu không mục đích, dẫn đến hoang phí thời gian một cách đáng tiếc, Tuấn Văn đặt mục tiêu nghiên cứu cho họ.

Đối với hai nhà hóa học, Tuấn Văn đặt mục tiêu nghiên cứu thuốc nổ từ nitroglyxerin.

John Smith lo ngại nói :

- Bệ hạ.

Nitroglyxerin rất không ổn định, dễ gây cháy nổ, khó ứng dụng được.

Nghe nói anh em nhà Nobel đã nghiên cứu nó nhiều năm nay, nhưng vẫn không thành công.

Tuấn Văn mỉm cười bảo :

- Nó không ổn định thì phải tìm cách làm cho nó ổn định.

Chúng ta có thể dùng những chất xốp để hấp thụ nó.

Ví dụ như bọt biển, thứ vẫn được dùng để kê các thùng hàng đấy.

Và để nâng cao động lực nghiên cứu của hai người họ, Tuấn Văn lại nói :

- Chỉ cần hai vị nghiên cứu thành công, ta có thể cung cấp cho hai vị một đề tài nghiên cứu mới :

khám phá bí mật của hóa học, mà nếu thành công sẽ khiến cho hóa học bước sang một trang mới.

Kể cả mấy trăm năm sau, hễ ai muốn học hóa học đều phải biết về hai vị, phải học về những gì hai vị nghiên cứu ra.

Robert Taylor vội nói :

- Bệ hạ nói cho biết đi, rồi chúng ta nghiên cứu luôn.

Rõ ràng việc khám phá bí mật của hóa học hấp dẫn họ nhiều hơn.

Tuấn Văn mỉm cười nói :

- Việc phải có trước có sau.

Hai vị nghiên cứu công trình kia trước đã.

Thế là hai người họ lập tức kéo nhau đi vào phòng thí nghiệm, tiến hành nghiên cứu ngay.

Mục tiêu đã có, phương hướng đã có, họ chỉ cần tiến hành các thí nghiệm để xác định thành phần và tỷ lệ thích hợp.

Đối với ba nhà sinh vật học, Tuấn Văn cũng có đề tài nghiên cứu thích hợp với bọn họ :

chất kháng sinh Penicillin.

Tuấn Văn nói :

- Nghe nói nhiều người ở Âu châu sử dụng mốc của bánh mì để xử lý các vết thương khi nhiễm trùng.

Charles Thompson nói :

- Vâng ạ.

Ở Serbia và Hy Lạp, mốc bánh mì là một phương pháp điều trị truyền thống cho các vết thương và nhiễm trùng.

Ở Nga, nông dân nghèo cũng sử dụng một loại đất ấm để điều trị các vết thương bị nhiễm trùng.

Ở Ba Lan, bánh ướt được trộn với mạng nhện để điều trị vết thương.

Nhưng các phương thức đó có lúc thành công có lúc thất bại, nên không được sử dụng phổ biến.

Tuấn Văn nói :

- Khi ủ các loại chất bột như gạo, bột bánh mì sẽ tạo ra một loại nấm mốc có thể tiết ra các chất kháng khuẩn.

Ta hy vọng các vị nghiên cứu về vấn đề này.

Các vị có thể nuôi cấy loại nấm mốc, rồi chiết suất ra chất kháng khuẩn để sử dụng.

Có thể dùng phương pháp chưng cất để thu được tinh chất.

Nếu nghiên cứu này thành công thì ba người họ sẽ có công đức vô lượng, vì vậy cả ba cũng lập tức vào phòng thí nghiệm ngay.

Đối với những người say mê nghiên cứu thì đều như vậy, hễ có được phương hướng hay sáng ý thì đôi khi mải mê nghiên cứu đến quên cả thời gian.

Tuấn Văn vội cho tuyển chọn những người thông minh và cẩn trọng, phái đến phụ tá bọn họ, nhân tiện học tập kiến thức để trở thành nhà khoa học.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-phat-trien-pelew-va-chuan-bi-chien-tranh-96225.html