Đông Phương Minh Nguyệt - PHONG TỎA VÀ PHẢN PHONG TỎA - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 79 : Đông Phương Minh Nguyệt - PHONG TỎA VÀ PHẢN PHONG TỎA

  Đại Tây Dương.

Mỹ quốc lĩnh hải.

Một chiếc Thiết giáp hạm thường lệ tuần tra trên vùng biển ngoài khơi của Liên minh miền nam với nhiệm vụ tấn công tất cả các thương thuyền qua lại nơi đây.

Đó là Thiết giáp hạm USS Monitor của Hải quân Liên bang miền bắc.

Đây tuy là Thiết giáp hạm, nhưng chỉ là loại Tuần duyên hạm, tải trọng 1.

003 tấn, chứ không phải loại Thiết giáp Khu trục hạm La Gloire tiên tiến của Hải quân Pháp.

Chiến hạm tốc độ không nhanh, di chuyển vô mục đích, và binh sĩ trên đó có vẻ rất uể oải.

Hôm nay đã là ngày cuối năm, mai đã là ngày Tết Dương lịch, một ngày lễ rất quan trọng của người Âu Mỹ.

Thế mà sĩ quan và binh lính trên chiến hạm giờ này vẫn còn phải lênh đênh ngoài khơi làm nhiệm vụ.

Binh sĩ trên chiến hạm không hề khẩn trương, bởi ở vùng biển này, chiến hạm của bọn họ là vô địch, là bất khả chiến bại.

Chỉ duy nhất có Thiết giáp hạm USS Merrimack của Liên minh miền nam mới có thể giao chiến bất phân thắng bại.

Tóm lại, vì không thể thua nên cũng chẳng có gì phải khẩn trương hay lo lắng.

Mỗi chuyến đi tuần tra đối với bọn họ cũng giống như một chuyến du ngoạn trên biển.

Lúc này, trên boong tàu, hai viên sĩ quan đang đứng nói chuyện.

Một người mang quân hàm Trung tá hỏi người mang quân hàm Đại tá :

- Robert.

Dường như cậu đang lo lắng chuyện gì ?

Robert thở dài đáp :

- Jackson.

Ta đang lo lắng vì tình hình chiến sự trên đất liền đang bất lợi cho quân ta.

Dù Hải quân chúng ta có thành tích lẫy lừng thế nào đi nữa, quyết định kết quả chiến tranh vẫn là Lục quân.

Nếu Lục quân thất bại thì phe ta cũng sẽ thất bại.

Jackson hậm hực nói :

- Không biết các tướng lĩnh bên Lục quân chỉ huy kiểu gì mà lần nào cũng bại trận.

Rõ ràng là quân ta đông hơn, chiến bị vật tư sung túc hơn, thế mà lần nào cũng vậy, chỉ từ đại bại đến thảm bại.

Robert nhìn ra ngoài khơi xa, khẽ thở dài một tiếng, nói :

- Những tướng tài trong quân đội đều theo về phe miền nam hết.

Cả tướng Lee cũng thế, được Tổng thống mời thống lĩnh quân miền bắc mà lại không nhận, đi về phương nam thống lĩnh quân miền nam.

Những tướng lĩnh còn lại đều năng lực bình thường, đánh dân da đỏ thì được, chứ chỉ huy đại quy mô chiến tranh thì .

Ai ! Jackson gật đầu đồng cảm :

- Cậu nói cũng phải ! Chiến dịch thung lũng Shenandoah, tướng Stonewll Jackson có thể dùng 17.

000 quân miền nam mà đánh bại được 52.

000 quân miền bắc.

Trận Bull Run năm 1862, hai tướng Stonewall Jackson và James Longstreet chỉ dùng 50.

000 quân miền nam đã đánh bại được 62.

000 quân miền bắc của tướng John Pope.

Chiến dịch Chancellorsville, tướng Lee đem 60.

000 quân miền nam đánh bại 130.

000 quân miền bắc của tướng Hooker.

Các binh đoàn miền bắc cứ phải thay chỉ huy liên tục.

Binh đoàn Potomac đã thay thế chỉ huy năm lần trong một năm.

Tướng Rosecrans chỉ huy binh đoàn Cumberland càng tồi tệ hơn, giờ này còn bị vây trong thành phố Chattanooga.

Quân ta nếu không nhờ đông hơn quân miền nam gấp bội thì có lẽ đã thua từ lâu rồi.

Robert nói :

- Nếu như chính phủ Liên bang không thể giải quyết vấn đề của Liên minh miền tây, lệnh tổng động viên không thể thực hiện, quân đội không được tăng quân, thì sẽ khó tránh khỏi thất bại.

Jackson hậm hực nói :

- Bọn miền tây tự nhiên phản đối chính phủ Liên bang, thành lập Liên minh miền tây, thật đáng ghét ! Robert trừng mắt nhìn gã, nói :

- Bọn họ không phản đối chính phủ Liên bang, chỉ tuyên bố trung lập.

Bọn họ ở xa tít bên bờ Thái Bình Dương, chiến tranh chẳng liên quan gì đến bọn họ.

Lệnh tổng động viên bắt tất cả nam công dân từ 20 đến 40 tuổi đều nhập ngũ, ảnh hưởng đến biết bao người, đặc biệt là các nhà máy xí nghiệp sẽ thiếu lao động, gây thiệt hại đến lợi ích của giới tư bản, nên bọn họ phản đối cũng phải thôi.

Jackson suy nghĩ một lúc, rồi gật đầu nói :

- Dù sao thì bọn họ cũng có đặc quyền trong vấn đề nô lệ.

Cho dù miền nam hay miền bắc giành được chiến thắng cuối cùng thì cũng không ảnh hưởng gì đến bọn họ.

Khi gia nhập Liên bang năm 1850, bang California được công nhận là bang tự do, tức là nó cấm chế độ nô lệ.

Do vậy, vấn đề giải phóng nô lệ không phải là vấn đề của bang Calofornia, bởi ở đó không tồn tại nô lệ.

Cuộc nội chiến đối bọn họ là vô ý nghĩa (đương nhiên có ý nghĩa đối với các tập đoàn sản xuất vũ khí, chiến bị vật tư).

Robert nói :

- Thật ra chính phủ Liên bang đã biết các bang miền tây không ủng hộ chính phủ Liên bang từ lâu, nên mới có kế hoạch xây dựng tuyến Đường sắt Liên bang số 1, để kết nối các bang miền tây với miền đông, để dễ dàng khống chế bọn họ hơn.

Không ngờ nội chiến lại nổ ra và cuối cùng bọn họ cũng tách ra khỏi sự quản lý của chính phủ Liên bang.

Các bang miền tây từ năm 1846 về trước là một phần của Mexico.

Ngày 14/6/1846, người định cư Mỹ ở đây đã nổi dậy, tuyên bố độc lập và thành lập Cộng hòa California (California Republic).

Sau đó, quân đội Mỹ tiến vào khu vực, dưới danh nghĩa cuộc chiến tranh Mỹ

- Mexico, chiếm cả khu vực Đại California (ngày nay là lĩnh thổ các bang California, Nevada, Utah) và New Mexico (ngày nay là lĩnh thổ bang New Mexico, một phần bang Arizona và Colorado), rồi sát nhập vào nước Mỹ.

Việc sát nhập này cho đến nay vẫn bị xem là bất hợp pháp (theo hiến pháp liên bang, một bang gia nhập liên bang phải trên tinh thần tự nguyện, thông qua trưng cầu dân ý hoặc được Nghị viện bang phê chuẩn, nhưng việc sát nhập này là cưỡng chế).

Từ đó, bang California vẫn giữ lại lá cờ có nguồn gốc từ Cộng hòa California (phóng to hình con gấu và chữ “California Republic”, thu nhỏ hình ngôi sao).

https:

//lh5.

googsercontent.

com/-RE2qLp5af7s/TxX0W5OMcKI/AAAAAAAAAng/9IS7lXRp_CE/w413-h269-k/BearFlag.

png (cờ của Cộng hòa California) https:

//lh5.

googsercontent.

com/-5j8bwksebQw/TxX0Ck2dYcI/AAAAAAAAAl0/0b9cLKquyfo/w265-h176-n-k/Flag_of_California.

png (cờ của bang California ngày nay) Trong những năm 1860 – 1861, đã có cuộc vận động ly khai ở bang California, khiến chính phủ Liên bang phải lập kế hoạch xây dựng tuyến Đường sắt Liên bang số 1, cho dù nguy cơ nội chiến đang bùng nổ.

Dự án bắt đầu khởi công vào năm 1863, nhưng vì lệnh tổng động viên nên không đủ lao động, phải tạm dừng (nguyên bản lịch sử thì phải đến năm 1865, khi nội chiến đã kết thúc thì mới có thể khởi công, với lao động chủ yếu là cựu chiến binh và lao công người Hoa).

Ngày nay, khi so sánh các chỉ số, người ta vẫn thường so sánh “nếu là một quốc gia riêng, .

Chẳng hạn như :

“nếu là một quốc gia riêng, California sẽ là quốc gia đông dân thứ 34 trên thế giới”; “nếu là một quốc gia riêng, nền kinh tế California lớn thứ sáu trên thế giới”; .

Jackson nghe nói thế, liền hỏi :

- Nghe nói tuyến đường sắt đó hiện tại đã bị tạm dừng rồi phải không ?

Robert gật đầu nói :

- Vì lệnh tổng động viên nên thiếu lao động.

Lại một công trình quan trọng có tính chiến lược bị ảnh hưởng bởi lệnh tổng động viên.

Jackson khẽ lắc đầu, rồi đột nhiên nhìn thẳng về phía trước, kinh ngạc nói :

- Cái gì kia.

Robert cũng nhìn về phía đó, thấy một đốm đen đang tiến về phía bờ biển.

Cả hai lấy ống nhòm ra nhìn, và phát hiện đó là một chiếc thương thuyền.

Thế là chiến hạm USS Monitor tiến về phía đó.

Nhiệm vụ của bọn họ là không cho bất kỳ thương thuyền nào tiến vào địa bàn của Liên minh miền nam, nên đương nhiên phải đến ngăn chặn.

Khi đến gần, bọn họ mới phát hiện trên cột buồm của thương thuyền kia có treo cờ Đại Việt.

Jackson hỏi :

- Chúng ta làm sao đây ?

Robert là Hạm trưởng, nên có quyền quyết định.

Sau một lúc suy nghĩ, Robert nói :

- Thương thuyền của Đế quốc Đại Việt mà đi theo hướng này là khả nghi lắm.

Rõ ràng nó từ Âu châu sang.

Chúng ta bắt dừng thuyền kiểm tra.

Chiến hạm USS Monitor liền tiến về phía thương thuyền kia.

Có lẽ bên phía thương thuyền cũng đã phát hiện chiến hạm của Mỹ, nên chuyển hướng bỏ chạy ra ngoài khơi.

Chiến hạm USS Monitor lập tức đuổi theo.

Song phương rượt đuổi được một lúc thì bọn Robert và Jackson phát hiện phía trước xuất hiện một Hạm đội Hải quân Đại Việt.

Hạm đội đó tiến thẳng tới, tỏa ra bao vây chiến hạm USS Monitor, bắn pháo cảnh cáo và bắc loa gọi hàng.

Ỷ mình là Thiết giáp hạm, trong khi phía Hạm đội đối phương không có Thiết giáp hạm, nên Hạm trưởng Robert ra lệnh chống trả và phá vây.

Phía Hạm đội Hải quân Đại Việt tuy không có Thiết giáp hạm, nhưng có Không quân, nên sau một trận bỏ bom dữ dội, chiến hạm USS Monitor mất khả năng chiến đấu, bị buộc phải đầu hàng.

Đến lúc này, bọn Robert mới phát hiện phía sau Hạm đội Hải quân Đại Việt có một đoàn thương thuyền rất đông đảo.

Hóa ra chiếc thương thuyền kia đã xuất hiện để dụ bọn họ đuổi theo đến đây.

Thế nhưng, mặc cho bọn họ phản đối hay kháng nghị, các tướng lĩnh Đại Việt không thèm hồi đáp, mà cho giam tất cả xuống hầm tàu.

Sau đó, Hạm đội hộ tống đoàn thương thuyền tiến thẳng vào một hải cảng của Liên minh miền nam.

Đoàn thương thuyền ở lại đó tiến hành giao dịch, còn Hạm đội lại tiến lên phía bắc, truy quét các chiến hạm tuần tra của Hải quân Liên bang miền bắc, và phong tỏa lĩnh hải của bọn họ.

Đến lúc này, tin tức mới bị phía Liên bang miền bắc nhận được, và khẩn cấp báo về Nhà Trắng.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-phong-toa-va-phan-phong-toa-96325.html