Đông Phương Minh Nguyệt - RỜI ĐẤT NƯỚC - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 21 : Đông Phương Minh Nguyệt - RỜI ĐẤT NƯỚC

  Sau khi chiếm lại được Gia Định Thành và nhổ được các đồn nhỏ quanh thành thì quân của Tuấn Văn đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình.

Lê Đức An dẫn quân đi nhổ các đồn nhỏ, còn mang theo quân phục của các tướng tá Pháp – Tây Ban Nha, như Phó Đô đốc Charles Rigault de Genouilly, Đại tá Reynaud, Đại tá Jauré Guiberry (người Pháp) và Đại tá Lanzarotte, Đại tá Oscaritz (người Tây Ban Nha), treo lên cao ở chỗ dễ thấy nhất, làm quân Pháp khủng hoảng tinh thần, mất ý chí chiến đấu.

Mỗi đồn nhỏ chỉ có khoảng chục trú quân, bị 100 địch quân trang bị tinh lương bao vây, ý chí chiến đấu lại không còn, nên đều đầu hàng.

Hiện tại, quân Pháp ở Nam Kỳ chỉ còn lại 50 quân đóng ở Đồn Hữu Bình bên bờ sông Nhà Bè.

Sáng hôm sau, khi bọn Nguyễn Văn Tí và Nguyễn Văn Chơn đã vận hành được các chiến hạm, Tuấn Văn ra lệnh cho các chiến hạm nhổ neo, tiến về phía Đồn Hữu Bình.

Mấy bộ quân phục của các tướng tá Pháp – Tây Ban Nha tiếp tục được tận dụng.

Đến chiều, các chiến hạm đến trước Đồn Hữu Bình.

Tuấn Văn ra lệnh treo các bộ quân phục của các tướng tá Pháp – Tây Ban Nha lên cao, rồi cho nã mấy loạt pháo vào trong đồn, sau đó mới cho chúng hộ vệ hô vang :

- Surrender or die ! Quân Pháp trong đồn hoang mang một lúc, rồi cử một người cầm cờ trắng ra giao thiệp.

Sau khi biết tin quân viễn chinh Pháp giờ chỉ còn lại 50 người bọn họ ở đây, cả bọn quyết định hạ khí giới đầu hàng.

Đồn Hữu Bình chẳng mấy kiên cố trước sự uy hiếp của mấy trăm khẩu pháo trên các chiến hạm, khó mà giữ được.

Sau khi thu hàng quân Pháp xong, các chiến hạm lại quay về bến cảng Gia Định.

Đến lúc này, Tuấn Văn mới có thời gian thống kê chiến quả.

Bằng cách sử dụng mưu kế, quân của Tuấn Văn đã tiêu diệt hoàn toàn quân Pháp ở Nam Kỳ, giết chết bao nhiêu không rõ (bởi không biết chính xác tổng quân số của quân Pháp), thu hàng 65 quân Pháp, 55 quân Tây Ban Nha và 20 quân Tagal (lính đánh thuê người Philippine).

Về vũ khí thu được gần 1.

500 khẩu súng trường (một số bị hỏng trong trận hỏa công ở gần đồn Lão Sầm), hơn 100 khẩu súng ngắn và 20 khẩu pháo nhỏ.

Toàn bộ chiến lợi phẩm của quân Pháp cũng đều rơi vào tay Tuấn Văn, gồm 200 khẩu đại pháo bằng sắt hoặc bằng đồng (loại của triều đình nhà Nguyễn), 1 hải phòng hạm (tương đương tuần duyên hạm, tải trọng dưới 500 tấn), 7 chiến thuyền, hơn trăm ghe thuyền loại nhỏ, 86 tấn thuốc súng, đủ loại tiền bạc ước tính hơn 350.

000 francs, và khoảng 3.

000 tấn gạo.

Tiểu hạm đội của Tuấn Văn lúc này có tổng tải trọng hơn 1 vạn tấn, có thể chứa hết số chiến lợi phẩm đó, nên Tuấn Văn ra lệnh cho Trương Kiệt đi triệu tập dân chúng làm lao công vận chuyển chiến lợi phẩm lên chiến hạm.

Trương Kiệt là người linh lợi, sau khi thỉnh ý Tuấn Văn, liền triệu tập 3.

000 dân chúng trong thành đến hiểu dụ :

- Chúng ta vừa tiêu diệt hơn nghìn rưỡi quân giặc.

Các vị giúp chúng ta khuân vác.

Số thi thể của quân giặc đó chúng ta sẽ giao cho chư vị.

Chư vị có thể tổ chức thành nghĩa quân, rồi mang đi nộp cho triều đình để lĩnh thưởng, có khi còn được phong quan phong tước.

Nghe nói có thủ lĩnh nghĩa quân chỉ giết được vài chục quân Pháp mà được phong làm Quản cơ, Đốc binh.

Trong bọn họ có một số vị là Hương lão, Kỳ mục, Gia trưởng, Tộc trưởng, sau một phen bàn bạc liền tự phát chỉ huy dân chúng hành động.

Do chỉ có hơn 3.

000 tấn hàng hóa nên chỉ mất một ngày là xong hết.

Trương Kiệt giữ lời hứa, giao số thi thể liên quân Pháp – Tây Ban Nha thu được cho bọn họ.

Các vị Hương lão, Kỳ mục, Gia trưởng, Tộc trưởng lập tức tổ chức mọi người thành nghĩa quân, đi tìm gậy gộc giáo mác làm vũ khí, sau đó mang thi thể quân giặc tiến về phía Biên Hòa, tìm quan quân triều đình lĩnh thưởng.

Còn bọn Tuấn Văn, sau khi thu hết chiến lợi phẩm, liền giương buồm ra biển.

Do trên các chiến hạm còn có 140 hàng binh, Tuấn Văn không cho ghé vào Phú Thạnh, chỉ phái Trương Kiệt dẫn theo 50 hộ vệ và 34 thương binh, mang các ghe thuyền cỡ nhỏ và một ít lương thực đi về Phú Thạnh báo tin.

Những ghe thuyền nhỏ đó đi ra biển rất nguy hiểm, đành phải để lại.

Còn tiểu hạm đội tiếp tục đi về phía đông, thẳng tiến về căn cứ ở Pelew.

Sau một tháng hàng hành, các chiến hạm cặp cảng Tân Thạnh.

Đó là ngày 1 tháng 3 năm Kỷ Mùi (tức ngày 3/4/1859 dương lịch).

Nhân viên gồm có 251 người Việt, 65 người Pháp, 64 người Tây Ban Nha và 20 người Philippine.

Lương thực vật tư hàng nghìn tấn.

Lý Ngân hay tin vội vã chạy ra nghênh đón, rồi huy động dân chúng vận chuyển vật tư về các kho ở Tân Phú.

Tân Phú giờ đây đã có diện mạo của một thị trấn với gần nghìn dân.

Các khu phố trong trại đã được xây dựng hoàn tất, ngăn nắp chỉnh tề.

Trong trại có 10 dãy nhà với 160 hộ, cùng nhiều nhà kho, phủ để, nha môn.

Hiện tại trong trại chỉ có bọn Lý Ngân và 10 hộ dân bản địa cứ trú.

Những người khác đều ở tại những khu dân cư bên ngoài.

Những khu dân cư đó cũng đều là những khu phố chỉnh tề thẳng tắp, tuy chỉ là những ngôi nhà trệt bằng gỗ, nhưng trông rất khang trang, sạch sẽ.

Theo mệnh lệnh của Tuấn Văn, việc xả rác bừa bãi, làm mất vệ sinh bị cấm tuyệt.

Do bọn Lý Ngân mang đến những công cụ trồng trọt mới, năng suất lao động của dân bản địa được nâng cao đáng kể.

Giờ đây, quanh thị trấn là những cánh đồng khoai rộng lớn, những nơi nào có thể trồng trọt được đều được bọn họ tận dụng.

Bọn Lý Ngân còn khai khẩn được mấy khoảnh ruộng bên bờ sông.

Cuộc sống của cư dân ở đây có thể xem là an cư lạc nghiệp.

Sau khi an đốn mọi người xong, Tuấn Văn triệu tập chúng thủ hạ thân tín nghị sự.

Bọn họ gồm Lý Ngân, Nguyễn Văn Tí, Nguyễn Văn Chơn, Lê Đức An, Võ Đình Hiếu, đều là đầu lĩnh trong đội hộ vệ của Tuấn Văn, theo quan niệm thời bấy giờ có thể xem là gia tướng.

Nơi ở và làm việc của Tuấn Văn là ngôi nhà hai tầng duy nhất ở đây, nằm ngay vị trí trung tâm, phía trước là một quảng trường nhỏ.

Tầng dưới ngôi nhà có một đại sảnh rộng, dùng để hội họp.

Lúc này, mọi người tụ họp ở đấy, tự động phân ngôi thứ cùng ngồi.

Lý Ngân ngồi ở đầu dãy mé trái.

Phía đối diện để trống.

Bên dưới, Nguyễn Văn Tí và Nguyễn Văn Chơn ngồi bên trái, Lê Đức An và Võ Đình Hiếu ngồi bên phải.

Lý Ngân sau khi nghe kể về cuộc chiến ở Gia Định Thành, tỏ vẻ hối tiếc vì không được tham gia.

Tuấn Văn an ủi :

- Ngươi giữ được cơ nghiệp ở đây cho chúng ta, công lao lớn lắm.

Lý Ngân hỏi :

- Đại nhân.

Bọn Pháp tạm thời bị đánh bại, sẽ tăng binh trả đũa chứ ạ ?

Tuấn Văn gật đầu nói :

- Đương nhiên rồi, nhưng chiến tranh có thể phải sang năm sau mới tái diễn.

Đại Nam tạm thời vẫn còn được hòa bình.

Lý Ngân ngạc nhiên hỏi :

- Vì sao vậy ạ ?

Tuấn Văn nói :

- Nghe nói triều đình Mãn Thanh muốn hủy Hiệp ước Thiên Tân mới ký năm ngoái.

Các nước tây phương sẽ tấn công Đại Thanh lần nữa.

Đánh Đại Thanh có nhiều lợi ích hơn đánh Đại Nam.

Từ Pháp đưa quân sang Á Đông mất khoảng nửa năm, đánh nhau khoảng nửa năm đến một năm nữa.

Lý Ngân kinh hãi nói :

- Đại nhân cho rằng triều đình Đại Thanh chỉ cầm cự được từ nửa năm đến một năm thôi.

Gã kinh ngạc vì trong quan niệm của gã, Đại Thanh là một nước rất lớn, dân rất đông, muốn huy động trăm vạn đại quân rất dễ dàng.

Vào thời nhà Nguyễn, triều đình Huế rất tôn sùng Đại Thanh, và dân chúng cũng bị ảnh hưởng.

Minh Mạng là vị Hoàng đế người Việt đầu tiên quỳ lạy khi nhận chiếu phong của Hoàng đế Trung Hoa.

Khi bị Pháp tấn công, triều đình Tự Đức cũng cầu viện Đại Thanh.

Quân Thanh kéo sang, đánh nhau với quân Pháp chẳng thắng được trận nào, bị đuổi chạy về nước.

Nhưng những nơi quân Thanh đi qua đều tan hoang cả, còn tệ hơn những nơi bị Pháp chiếm.

Tuấn Văn chỉ nhớ rằng Viên Minh Viên (một cung điện của các Hoàng đế Đại Thanh, được xem là cung điện đẹp nhất thế giới) bị cướp phá vào năm 1860.

Như vậy phải vào cuối năm 1860 về sau thì quân Pháp mới rảnh tay đối phó Đại Nam.

Như trên đã nói, đánh Đại Thanh có lợi hơn đánh Đại Nam nhiều.

Do đó, Tuấn Văn nói :

- Đại Thanh rất yếu.

Đến khi đó sẽ bị đánh đến tận kinh thành, và phải cầu hòa, thỏa mãn mọi đòi hỏi của đối phương.

Mọi người nghe nói đều chấn động.

Lý Ngân cả kinh nói :

- Đại Thanh đã vậy.

Đại Nam cũng nguy to.

Tuấn Văn nói :

- Do đó chúng ta phải cố gắng.

Không thể trông chờ vào triều đình Huế được đâu.

Lý Ngân nói :

- Đại nhân.

Vậy thì chúng ta phải tăng quân, mua thêm vũ khí.

Tuấn Văn nói :

- Tăng quân thì không đủ người.

Còn vũ khí thì có tiền chưa chắc đã mua được.

Lần trước đến Hương Cảng, chúng ta có rất nhiều tiền, nhưng lùng khắp Hương Cảng và Quảng Châu cũng chỉ mua được có 250 khẩu súng.

Lý Ngân tính toán, rồi thở dài nói :

- Ban đầu chúng ta có 25 khẩu súng, đi Singapore được thêm 150 khẩu súng, đi Hương Cảng được thêm 250 khẩu súng nữa, thu được từ quân Pháp được khoảng 1.

600 khẩu.

Tính ra chỉ khoảng 2.

000 khẩu súng, chỉ tổ chức được 2.

000 quân mà thôi.

Chúng ta có thể về nước mộ quân.

Nguyễn Văn Tí nói thêm :

- Nếu cần thì có thể tăng thêm 1.

000 quân nữa.

Hải quân cần thủy thủ và pháo thủ.

Trên các chiến hạm có đến 230 khẩu pháo.

Lý Ngân đề nghị :

- Đại nhân.

Chúng ta hãy cử người đi các nơi tìm mua vũ khí.

Chúng ta có nhiều tiền mà.

Tuấn Văn mỉm cười bảo :

- Mua vũ khí cũng không phải là cách hay.

Chúng ta có nhiều tiền.

Ta định tìm mua dây chuyền chế tạo súng và đạn dược.

Như thế sau này chúng ta tha hồ chế súng mà dùng.

Bọn Lý Ngân nghe nói thế đều mừng rỡ.

Bọn họ đều muốn kiến công lập nghiệp, danh lưu thanh sử.

Sau này Tuấn Văn mà làm Hoàng đế thì bọn họ cũng trở thành đại thần danh tướng.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-roi-dat-nuoc-96209.html