Đông Phương Minh Nguyệt - SINGARORE NĂM 1858 - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 11 : Đông Phương Minh Nguyệt - SINGARORE NĂM 1858

  Lại nói, khi nghe gã quan viên trên bến cảng hỏi có phải đến từ Quảng Châu hay không, Tuấn Văn mỉm cười đáp :

- Không phải.

Ta đến từ Đại Nam.

Cũng giống như người Á Đông nhìn người Âu Mỹ, người Âu Mỹ nhìn người Á Đông cũng thấy tương tự nhau, không thể phân biệt được người Hoa với người Việt.

Thật ra người Hoa có bím tóc sau lưng, thường bị nhạo là “trư vĩ ba” (đuôi heo), còn người Việt thì không.

Nhưng Tuấn Văn mặc trang phục linh mục, nên khó phân biệt.

Khi nghe nói thế, gã kia thoáng ngẩn người, ngơ ngác hỏi :

- Đại Nam là ở đâu ạ ?

Tuấn Văn nói :

- Empire of Annam.

Đế quốc Đại Nam, người Pháp gọi là Empire de Annam, còn người Anh gọi là Empire of Annam.

Gã kia nghe nói thế là biết ngay, giật mình hỏi :

- Ở đó cũng có linh mục bản địa sao ?

Tuấn Văn mỉm cười nói :

- Ta thuộc Tân giáo, không phải dòng thừa sai Paris.

Dòng thừa sai Paris thuộc Giáo hội Cơ Đốc giáo La Mã, còn Tân giáo là Giáo hội Kháng Cách (còn gọi là đạo Tin Lành), là quốc giáo của Anh quốc, Mỹ quốc và các quốc gia vùng Trung

- Bắc Âu.

Do đó, gã kia càng khách khí hơn, hỏi :

- Cha đến đây có việc gì thế ?

Có cần chúng ta giúp gì không ?

Tuấn Văn mỉm cười nói :

- Ta đến đây có hai việc.

Thứ nhất, ta muốn gặp đại diện của Mỹ quốc ở đây để trao lại di vật của một vị linh mục người Mỹ qua đời hồi mấy tháng trước.

Thứ hai, ta muốn mua một ít vũ khí để tự vệ.

Tình hình ở Đại Nam hơi phức tạp.

Ta cũng không mua nhiều, khoảng trăm khẩu súng thôi, vì không có nhiều tiền.

Trên thuyền là ít hàng hóa mà mọi người cống hiến, ta định mang bán, lấy tiền mua vũ khí.

Nếu được, hy vọng cậu chỉ đường cho ta.

Ta đến đây lần đầu, không biết đường lối.

Gã kia nói :

- Vâng.

Con sẽ cho người dẫn đường cho cha.

Con nghĩ cha sau khi gặp công sứ Mỹ quốc thì hãy đến Nhà thờ gặp cha Smith, sẽ có ích cho cha.

Con cũng sẽ báo cáo chuyện cha đến đây với Ngài Thống đốc.

Con nghĩ Ngài Thống đốc sẽ gặp cha.

Tuấn Văn cảm ơn gã, rồi theo sự dẫn đường của một viên cảnh sát, đi đến lãnh sự quán của Mỹ quốc.

Tuấn Văn chỉ dẫn theo Lý Ngân và 10 hộ vệ, những người khác tạm thời ở lại trên thuyền.

Singapore là một cảng quan trọng trong khu vực, nên nhiều quốc gia có mở lãnh sự quán, đặt công sứ, để bảo vệ quyền lợi cho thương nhân của nước họ.

Đi trên đường, Tuấn Văn cảm thấy Singapore khác hẳn với ý nghĩ ban đầu trước khi đến đây.

Tuấn Văn cứ tưởng Singapore phải là một đô thị sầm uất nhộn nhịp.

Nhưng không, Singapore trong mắt Tuấn Văn lúc này là một đô thị xô bồ, dơ bẩn và hỗn loạn.

Từ xưa, đảo Singapore đã là một bộ phận của các vương quốc trên bán đảo Malaya.

Tương truyền, trong những năm 1390, hoàng tử Parameswara của Vương quốc Srivijaya vừa bị diệt vong bởi Vương quốc Majapahit, dẫn tàn quân chạy sang Temasek, trên đường đi đã ghé vào đảo, và nhìn thấy một con vật được cho là sư tử.

Vị hoàng tử này cho là một dấu hiệu tốt lành, nên sau khi thành lập Vương quốc Hồi giáo Malacca trên bán đảo Malaya đã cho xây dựng một khu định cư trên đảo, gọi là Singapura, nghĩa là “Thành phố sư tử” (trong tiếng Malaya, Singa là sư tử, pura là thành phố), mặc dù cho đến ngày nay người ta vẫn không tìm thấy sư tử trên đảo.

Và khi người Anh đến, họ gọi nơi này là Singapore.

Trong nhiều thế kỷ, Singapore là một thương cảng quan trọng của Vương quốc Hồi giáo Malacca, rồi Vương quốc Hồi giáo Johor kế tiếp.

Năm 1819, Thống đốc Anh tại Bencoolen là Thomas Stamford Raffles đã đến Singapore, tham gia vào cuộc soán vị ở Vương quốc Hồi giáo Johor trên bán đảo Malaya, nhờ đó được vị Sultan mới nhượng hòn đảo lại cho Công ty Đông Ấn Độ thuộc Anh (phân biệt với Công ty Đông Ấn Độ thuộcherlands chiếm giữ các đảo thuộc Indonesia ngày nay).

Nhưng lúc đó Singapore chưa là một thuộc địa của Anh mà chỉ là tô giới.

Công ty Đông Ấn Độ thuộc Anh đã thuê hòn đảo với giá 1.

500 bảng mỗi tháng, cùng với tiền thuế 800 bảng mỗi tháng.

Mãi đến năm 1867, nơi đây mới chính thức trở thành thuộc địa của Anh.

Lúc này, năm 1858, Singapore đang thuộc quyền quản lý của Công ty Đông Ấn Độ thuộc Anh.

Và diện mạo đô thị của Singapore thì thật là tồi tệ.

Kể từ năm 1827, người Hoa đã trở thành cộng đồng lớn nhất ở Singapore, và đã mang theo những thói quen sinh hoạt của họ đến đây, kiểu như khạc nhổ bừa bãi, không giữ vệ sinh (câu “Hoa nhân dữ cẩu bất đắc nhập nội” phổ biến trong thời kỳ này), đã khiến cho môi trường xã hội ở đây trở nên tồi tệ.

Năm 1850, thành phố có 60.

000 dân mà chỉ có 12 viên cảnh sát, khiến cho trật tự trị an rất kém.

Mại dâm, cờ bạc và ma túy trở nên phổ biến.

Các tổ chức tội phạm bí mật kiểu như Hội Tam Hoàng phát triển mạnh.

Các vụ thanh toán đẫm máu với hàng trăm người chết diễn ra thường xuyên.

Người dân thiếu các dịch vụ y tế.

Bệnh truyền nhiễm như dịch tả, đậu mùa tràn lan.

Tình hình đó đã khiến cộng đồng người Âu châu trên đảo lo lắng.

Năm 1854, báo chí tự do ở Singapore (của người Âu châu) phàn nàn rằng đây là một hòn đảo nhỏ đầy cặn bã của cư dân Đông Nam Á (nguyên văn “very dregs of the population of south eastern Asia”).

Đi trên các đường phố dơ bẩn, Tuấn Văn thầm nhủ sau này kiến thiết thành phố phải đặt vấn đề vệ sinh môi trường lên hàng đầu.

Chứ để môi trường ô nhiễm, dịch bệnh hoành hành thì thật không hay.

Tòa lãnh sự quán của Mỹ quốc không hoành tráng, chỉ là một căn biệt thự thông thường, phản ánh địa vị khiêm tốn của Mỹ quốc trên trường quốc tế cũng như tính thực dụng của họ.

Khi Tuấn Văn đến nơi, nhân viên lãnh sự quán thấy Tuấn Văn là linh mục, có đông hộ vệ, lại có viên cảnh sát dẫn đường, nên không dám xem thường, vội vào trong thông báo.

Chỉ một lát sau, một người đàn ông trung niên thân hình mập mạp từ trong đi ra, đến trước Tuấn Văn nhã nhặn nói :

- Chào cha.

Ta là David Burton, công sứ của nước Mỹ ở Singapore.

Xin hỏi cha tìm ta có việc gì ạ ?

Tuấn Văn nói :

- Một vị linh mục người Mỹ, bạn của ta, mới qua đời mấy tháng trước.

Ta mang di vật của ông ấy đến đây, nhờ Ngài mang về Mỹ quốc.

Viên công sứ Mỹ vồn vã nói :

- Vâng.

Đó là việc mà chúng ta phải làm.

Cám ơn cha đã đến đây.

Xin mời cha vào trong.

Mọi người vào trong khách sảnh.

Tuấn Văn bảo Lý Ngân trao những di vật của vị linh mục đã qua đời trên hòn đảo nơi Tuấn Văn đặt chân đến thế giới này lần đầu tiên.

Đương nhiên, di vật đó chỉ là những vật dụng thông thường, như nhật ký, kinh thánh, sức phẩm, .

Còn những thứ có giá trị, Tuấn Văn đều giữ lại.

Người Mỹ giàu hơn người Việt nhiều, những thứ đó đối với họ chẳng đáng kể gì.

Nhưng với Tuấn Văn thì rất quan trọng.

Sau một hồi hàn huyên trò chuyện, viên công sứ nghe nói Tuấn Văn là linh mục thuộc Tân giáo, cùng phái hệ với vị linh mục quá cố, chứ không thuộc dòng Thừa sai Paris, và có một giáo xứ rộng khoảng 1/4 Singapore (địa bàn của làng Phú Thạnh và 16 ấp phụ thuộc), liền mời cậu vào trong mật đàm.

Mỹ quốc lúc này còn rất yếu, chỉ là tam đẳng quốc gia, tư bản công nghiệp mới quật khởi, còn bị giới nông trường chủ áp bách (nguyên nhân của cuộc nội chiến), nên không có tiếng nói gì trên trường quốc tế.

Vì vậy, công sứ Mỹ chỉ hy vọng Tuấn Văn có thể giới thiệu hàng hóa của Mỹ vào thị trường Đại Nam.

Tuấn Văn lấy lý do người Việt còn nghèo, lạ với các loại hàng hóa tây phương, nên chỉ nhận những món hàng nhỏ, ít tiền, đơn giản dễ sử dụng, như diêm quẹt, xà bông, bút chì, .

Đó là những thứ rất thông thường ở thời hiện đại, nhưng lại có giá trị vào thời bấy giờ, và người dân bình thường ở Đại Nam không thể nào dùng nổi.

Vì Tuấn Văn không có nhiều tiền, viên công sứ đã giúp cậu dùng hàng hóa để trao đổi, và còn tặng thêm cho cậu 50 khẩu súng trường, 5.

000 viên đạn, tuy là hàng cũ trong kho của lĩnh sự quán, nhưng vẫn còn sử dụng tốt.

Sau khi đưa các loại hàng hóa về thuyền, Tuấn Văn nhớ đến lời nhắc nhở của gã quan viên người Anh ở cảng, liền đến Nhà thờ tìm gặp cha Smith.

Hai người bàn luận về kinh sách, và cha Smith rất khâm phục kiến thức của Tuấn Văn.

Trong lúc hai người nói chuyện thì không ngờ viên Thống đốc lại đến Nhà thờ, mục đích là muốn gặp Tuấn Văn.

Vì lý do chính trị, ông ta không tiền mời Tuấn Văn đến dinh Thống đốc.

Cha Smith giới thiệu :

- Đây là Sir Edmund Augustus Blundell, Thống đốc Singapore.

Thống đốc Blundell tỏ ra rất thân sĩ, hỏi han Tuấn Văn nhiều điều, hứa hẹn nhiều thứ, rồi thật lâu sau đó mới lộ ra ý đồ của mình :

hy vọng Tuấn Văn mở rộng địa bàn, nếu thay thế được triều đình Huế thì càng hay, Đế quốc Anh sẽ hậu thuẫn và hỗ trợ vũ khí vật tư.

Tuấn Văn vừa nghe nói là đã biết ngay Anh quốc muốn gì.

Điều kiện trên nghe qua thì rất phong hậu, nhưng chỉ là “nghe qua” mà thôi.

Thực tế khác hẳn.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-singarore-nam-1858-96189.html