Đông Phương Minh Nguyệt - THÀNH LẬP ĐỘI BẢO VỆ - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 5 : Đông Phương Minh Nguyệt - THÀNH LẬP ĐỘI BẢO VỆ

  Nghĩ đến việc chiến tranh sắp nổ ra, liên quân Pháp – Tây Ban Nha sắp tấn công xâm lược Đại Nam quốc, Tuấn Văn thấy rằng cần phải có một lực lượng vũ trang để tự bảo vệ mình giữa cảnh chiến loạn.

Trong cảnh loạn lạc, mạng người như cỏ rác, nhất là mạng người Việt trước mũi súng hung ác của các đế quốc phương tây, nếu lỡ chết đi thì thật uổng công “Tạo Hóa” đã đưa Tuấn Văn đến thế giới này.

Thế nhưng, ông Hương Cả cho Tuấn Văn biết rằng, Hội Đồng Làng không được phép tổ chức lực lượng vũ trang của làng, nếu không triều đình biết được sẽ bắt tội phản nghịch.

Để giữ gìn trị an, mỗi làng chỉ có một số ít Tuần Đinh, với vũ khí chủ yếu là gậy gộc, tùy theo quy mô làng lớn nhỏ mà số Tuần Đinh khoảng 10 người trở lại.

Mỗi huyện cũng chỉ có vài chục lính ít được huấn luyện.

Ngay cả thành Gia Định là trọng trấn của Nam Kỳ, là kho gạo của kinh thành Huế, mà lúc bấy giờ cũng chỉ có 1.

000 quân phòng thủ.

Tướng Charles Rigault de Genouilly, tư lệnh liên quân Pháp – Tây Ban Nha trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Nam năm 1859, đã viết trong lá thư gửi Bộ trưởng Hải Quân Pháp đề ngày 29/1/1859 :

“Sài Gòn lại là một vựa lúa.

Nhân dân và binh lính ở kinh thành Huế sống một phần nhờ gạo Sài Gòn.

Đến tháng ba thì thuyền chở lúa gạo sẽ kéo buồm từ Sài Gòn ra Huế.

Chúng tôi quyết chặn số lúa gạo đó lại .

Như vậy, ngay cả người Pháp cũng biết rõ tầm quan trọng của Gia Định đối với Đại Nam.

Vậy mà khi chiến tranh nổ ra, thành Gia Định chỉ có 1.

000 quân phòng thủ, sau lấy thêm quân từ các tỉnh mới được 2.

000.

Sau khi bàn bạc với ông Hương Cả, Tuấn Văn đành đổi sang cách khác, thành lập một lực lượng bảo vệ của riêng mình.

Tuy triều đình không cho phép làng tổ chức lực lượng vũ trang, nhưng cũng không thể cấm những người có tiền có thế thuê người bảo vệ mình.

Thời bấy giờ, những nhà quan quyền hay phú hộ đều có thuê người chuyên lo bảo vệ tính mạng tài sản của mình và gia đình.

Ở những nhà địa chủ có nhiều ruộng đất thì bọn họ còn kiêm luôn việc đi thu tô đòi nợ.

Muốn thành lập lực lượng bảo vệ thì phải có vũ khí.

Tuấn Văn không muốn đặt sự an nguy của mình vào tay những người trang bị giáo mác, kiểu như quân lính nước ta thời bấy giờ, mà nhờ ông Hương Chánh tìm cách mua giúp ít súng ống đạn dược.

Ông Hương Chánh Phạm Hưng Hào có nhiệm vụ thu thuế, nạp thuế cho triều đình, thường đi lên phủ huyện, nên có thể thăm dò tin tức về những người ngoại quốc đến xứ này, và tìm mua súng ống.

Tuấn Văn không cần nhiều, chỉ cần một vài khẩu để mọi người tập bắn súng (thực ra muốn mua nhiều cũng không có đủ tiền).

Chiến tranh thời này, chỉ dùng đao thương kiếm kích không được.

Trải qua vô vàn gian khổ, cuối cùng ông Hương Chánh cũng mua được một khẩu súng trường mà nghe nói là vũ khí của quân Anh sử dụng ở bên Tàu, cùng với 300 viên đạn, và lượng thuốc súng tương ứng, tốn của Tuấn Văn hết 5 bảng Anh.

Tuấn Văn cũng biết lời nói của người bán kia chẳng thể tin được, khẩu súng này chắc chắn là loại lạc hậu hơn vũ khí quân dụng của Tây phương liệt cường, nhưng so với mấy khẩu súng của quan quân nhà Nguyễn thì tiên tiến hơn nhiều, và quan trọng hơn là nó cùng nguyên lý với các loại súng của tây phương, sử dụng được loại súng này thì sau này có cướp được vũ khí của quân Pháp cũng sẽ biết cách sử dụng.

Mua khẩu súng mất hết 5 bảng (tương đương 0,973 lượng vàng) cũng thấy tiếc, nhưng vì không thể mua ở đâu khác được, nên có bị nói thách cũng đành chịu.

Phải biết rằng lương Tri huyện một năm, kể luôn tiền thưởng tết và khoản gạo trợ cấp, tính ra bảng Anh cũng chỉ có 6,91 bảng.

Có thông tin nói rằng, khi quân đội Nhật Bản thay đổi vũ khí mới, mang những vũ khí cũ sang Hương Cảng bán, các loại súng trường lạc hậu chỉ bán 1 lượng bạc 1 khẩu, thậm chí có lúc 1 lượng bạc mua được 2, 3 khẩu.

Có súng thì có thể tập bắn.

Khi mua súng, ông Hương Chánh đã yêu cầu người bán phải hướng dẫn mình cách bắn, nên việc huấn luyện đội bảo vệ bắn súng, Tuấn Văn nhờ ông Hương Chánh lo giúp.

Dù sao thì đội bảo vệ của Tuấn Văn cũng có thể bảo vệ cả làng, nên ông Hương Chánh sẵn sàng giúp đỡ.

Tuấn Văn cho tuyển chọn 10 thanh niên trong làng thành lập đội bảo vệ, do Lý Ngân, con trai ông Hương Cả, làm đội trưởng, vừa tập bắn súng, vừa huấn luyện chiến đấu bằng giáo mác.

Súng thời bấy giờ chỉ có thể bắn từng phát một, lắp đạn rất lâu, mỗi phút bắn được vài viên là đã khá lắm rồi.

Do đó, khi đánh giáp la cà với quân giặc thì vẫn phải sử dụng giáo mác.

Đội bảo vệ chỉ có 10 người, bởi vì Tuấn Văn chỉ có 300 viên đạn, và cũng không có nhiều tiền để trả lương.

Tuấn Văn trả cho mỗi người mỗi tháng 1 quan tiền, tuy không nhiều, nhưng cũng không buộc bọn họ phải phục vụ toàn thời gian.

Ban ngày bọn họ vẫn làm việc của mình như bình thường, chỉ huấn luyện khi chiều tối hoặc những lúc rảnh rỗi.

Làm việc cho Tuấn Văn khá hơn làm Tuần Đinh cho làng, nên cũng chẳng ai phàn nàn gì.

Do việc mua súng ống của tây phương quá khó khăn, nên Tuấn Văn buộc phải nghĩ ra các kế hoạch chiến đấu mà không cần phụ thuộc nhiều vào súng ống.

Hơn nữa, sống trong một xã hội nông nghiệp tự cấp tự túc, thương mại kém phát triển thì muốn kiếm tiền rất khó khăn.

Tuấn Văn bắt buộc phải tận dụng những gì hiện có.

Ngoài ra, Tuấn Văn cũng phải nghĩ cách kiếm tiền.

Phải có nhiều tiền thì mới mở rộng đội bảo vệ được.

Do sống ven biển, lại gần vùng cửa sông thông vào thành Gia Định, là một tuyến giao thông quan trọng, nên ghe thuyền rất có thị trường.

Tuấn Văn hỏi thăm khắp các làng lân cận, mời được hai người thợ mộc biết đóng ghe thuyền đến làm việc cho mình.

Hai người họ đều là thợ làng, chỉ đóng ghe thuyền cho người dân quanh chỗ bọn họ ở, cuộc sống cũng không sung túc gì mấy, nên khi Tuấn Văn đề nghị trả lương cao thì bọn họ đồng ý dọn đến Phú Thạnh ngay.

Tuấn Văn thành lập cơ sở đóng thuyền đầu tiên của mình.

Thời này cây rừng rất nhiều, cũng chưa có luật bảo vệ rừng, muốn đóng thuyền chỉ cần lên rừng đốn cây xẻ gỗ, chỉ tốn công chứ ít tốn tiền bạc.

Thông thường, một người thợ mộc muốn làm nên một chiếc thuyền phải tốn rất nhiều thời gian.

Những chiếc thuyền đi biển có khi phải đóng mấy tháng mới xong.

Chính vì vậy mà thu nhập của thợ đóng thuyền “cấp làng” cũng chẳng khá mấy.

Dù vậy, có nhiều công đoạn không nhất thiết phải có tay nghề cao, như việc đốn cây, cưa gỗ thành ván, .

Những việc đơn giản đó thanh niên trong làng đều có thể làm được.

Khi phân công mà làm, người thợ chỉ phụ trách những công đoạn khó, thì tiến độ công việc nhanh hơn rất nhiều.

Ven sông Soài Rạp, vùng vịnh Đồng Tranh có rất nhiều cây gỗ lớn, có thể dùng để đóng ghe thuyền.

Tuấn Văn cho người đến đấy đốn cây, đưa xuống sông, dùng thuyền kéo về làng, rồi đưa lên xưởng cưa thành ván.

Thợ mộc chỉ phải lo cưa ván thành những mảnh ván thuyền, sườn thuyền, rồi cho ghép lại, đóng thành ghe thuyền.

Chỉ với hai thợ mộc và 10 thợ phụ mà sau một tháng xưởng đóng thuyền của Tuấn Văn đã đóng được 8 chiếc ghe lớn, loại ghe bầu có thể đi biển.

Thời bấy giờ, người Nam Kỳ khi ra miền trung thường dùng loại ghe bầu như thế.

Ông Hương Chánh lại giúp Tuấn Văn mang ghe thuyền đi bán.

Tuấn Văn lạ đất lạ người, đành phải nhờ ông ấy giúp vậy.

Thời gian cứ thế trôi qua.

Cho đến một hôm, ông Hương Cả dẫn một thanh niên đến gặp Tuấn Văn, nói với giọng lo lắng :

- Hương Sư Đại nhân.

Ở ấp Phú Lạc xuất hiện cướp biển.

Bọn chúng đột nhiên xông vào ấp cướp phá.

Chúng ta phải đối phó thế nào đây ?

Giờ đây, Tuấn Văn rất có uy tín, không chỉ đối với dân làng mà cả các ấp lân cận.

Mọi người đều gọi Tuấn Văn là Hương Sư Đại nhân để tỏ lòng tôn kính.

Tuấn Văn nhìn thanh niên kia sắc mặt trắng bệt, xem chừng bị kinh sợ không ít, nhẹ giọng hỏi :

- Bọn chúng có đông không ?

Thanh niên kia lắc đầu nói :

- Đại nhân.

Chúng con cũng không biết nữa.

Khi thấy bọn chúng xuất hiện, chúng con sợ quá kéo nhau bỏ chạy.

Chỉ biết sau đó bọn chúng nổ súng đùng đùng, rồi kéo vào ấp cướp phá.

Nghe nói đến việc nổ súng, Tuấn Văn thoáng cau mày.

Bọn Tuấn Văn chỉ có hai khẩu súng (một khẩu súng ngắn của Tuấn Văn và một khẩu súng trường do bọn Lý Ngân dùng tập luyện), còn lại đều là gậy gộc giáo mác, làm sao đối phó với bọn cướp biển có trang bị súng ống đây.

Suy nghĩ hồi lâu, cậu mới quay sang hỏi ông Hương Cả :

- Trước giờ xứ này có hay gặp cướp biển không ?

Ông Hương Cả lắc đầu đáp :

- Không nghe nói.

Ở xứ này mọi người đâu có tiền bạc hay thứ gì đáng giá để bọn chúng cướp bóc.

Cũng phải.

Xứ này người dân toàn sống trong nhà tranh vách lá, tiền bạc chẳng có bao nhiêu, bọn cướp biển đến đây để làm gì chứ ?

Chẳng lẽ bọn chúng thiếu đói, muốn cướp lương thực ?

Thật khó tin.

Chắc phải có vấn đề gì đây.

Tuấn Văn suy nghĩ một lúc, rồi quyết định dẫn người đến đó xem thử thế nào.

Khi ông Hương Cả lo ngại nguy hiểm thì cậu bảo :

- Chúng ta chỉ ở xa xa xem thử thôi, không trực tiếp xông vào đánh nhau với bọn chúng đâu.

Sau đó, Tuấn Văn dẫn 10 bảo vệ của mình, cùng với 20 thanh niên khác trong làng, lặng lẽ tiến đến ấp Phú Lạc.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-thanh-lap-doi-bao-ve-96177.html