Đông Phương Minh Nguyệt - TIẾN CHIẾM HAWAI’I (1) - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 39 : Đông Phương Minh Nguyệt - TIẾN CHIẾM HAWAI’I (1)

  Lịch sử của Vương quốc Hawai’i trong thế kỷ 19 là lịch sử của những cuộc xâm lược và can thiệp quân sự.

Năm 1815, Đế quốc Nga buộc Quốc vương Kaumuali I của Hawai’i phải ký một hiệp ước bảo hộ đối với đảo Kaua’i.

Người Nga đã cho xây dựng ba pháo đài trên đảo, trong đó quan trọng nhất là pháo đài Elizabeth gần sông Waimea.

Sự hiện diện của Nga ở đây kéo dài đến năm 1853, khi chiến trang Krym bùng nổ thì kết thúc.

Năm 1839, thuyền trưởng Laplace của chiến hạm Artémise, một khu trục hạm cỡ nhỏ của Hải quân Pháp, đã đến Hawai’i, mượn cớ Quốc vương Kamehameha III của Hawai’i đã trục xuất, giam giữ, tra tấn các linh mục, buộc Vương quốc Hawai’i phải chấp nhận tự do tôn giáo và bồi thường 20.

000 đô la Mỹ.

Năm 1843, Huân tước George Paulet đi trên chiến hạm HMS Carysfort của Hải quân Hoàng gia Anh đến cảng Honolulu, yêu cầu Quốc vương Kamehameha III của Hawai’i nhượng quần đảo Hawai’i cho Anh.

Quốc vương Kamehameha III phản đối, nhưng khi bị tấn công thì nhanh chóng đầu hàng.

Không cam lòng, người Hawai’i gửi sứ giả đến Anh, Pháp, Mỹ để kháng nghị.

Sau đó, Đô đốc Richard Darton Thomas, cấp trên của Huân tước George Paulet, đã đến Hawai’i bằng chiến hạm HMS Dublin, và bãi bỏ quyết định của Huân tước George Paulet, phục hồi Vương quốc Hawai’i.

Năm 1849, Đô đốc Louis de Tromelin của Hải quân Pháp đã đến cảng Honolulu với hai chiến hạm La Poursuivante và Gassendi, buộc Quốc vương Kamehameha III của Hawai’i phải đảm bảo các quyền tôn giáo đầy đủ cho người Cơ đốc giáo.

Khi yêu cầu không được đáp ứng, quân Pháp đã tràn vào Honolulu, phá hủy các loại vũ khí và cứ điểm quân sự, công kích các cơ quan chính phủ và tài sản công cộng, gây ra thiệt hại khoảng 100.

000 đô la Mỹ.

Sau khi xem xét kỹ, Tuấn Văn thấy rằng đã đến lúc đồ mưu Hawai’i.

Các sư đoàn viễn chinh được triệu tập về An Phú, chỉ để lại Đài Loan và Borneo mỗi nơi một trung đoàn.

Chúng tướng cũng được lệnh nghiên cứu kế hoạch chinh phục Hawai’i.

Ngày 27 tháng giêng năm Tân Dậu (tức ngày 8/3/1861 dương lịch).

Người Pelew vừa ăn Tết Nguyên Đán xong thì một phái đoàn của Anh quốc đến An Phú Thành, bàn việc chính thức mở đại sứ quán giữa hai nước.

Sau cuộc chiến tranh với Đại Thanh, Anh quốc đã chính thức xem Vương quốc Pelew là đồng minh quan trọng của họ ở Á châu.

Cảm thấy Vương quốc Pelew đã thực hiện những cam kết trong thỏa thuận ở Luân Đôn, trong khi phía Anh quốc chưa có hành động gì giúp Vương quốc Pelew cải thiện vị thế ở khu vực Á Đông, nên Nữ vương Victoria của Anh quốc quyết định nhận đỡ đầu bé Charles, con nuôi của Tuấn Văn.

Hành động này đối Anh quốc chẳng tốn một xu, mà lại có thể củng cố thêm “tình hữu nghị Anh – Pelew”.

Anh quốc chính là quốc gia đầu tiên có quan hệ ngoại giao chính thức với Vương quốc Pelew.

Tuy rằng sau Hiệp ước Bắc Kinh, Vương quốc Pelew có mở sứ quán ở Bắc Kinh và gửi một vị công sứ đến đó.

Nhưng đó chỉ là quan hệ một chiều, không thể gọi là quan hệ ngoại giao chính thức.

“Nhược quốc vô ngoại giao”, Đại Thanh chính là một nước không có ngoại giao.

Ngoài việc mở đại sứ quán, chính phủ Anh còn đề nghị cho tuyến điện tín Pelew – Thượng Hải mở một nhánh đến Hương Cảng.

Việc đó có lợi nên Tuấn Văn đã đáp ứng.

Nhân dịp mở đại sứ quán và gửi đại sứ đến Anh quốc, Tuấn Văn phái Thủ tướng Lý Kim, Hầu tước xứ Tân An, đi sang thăm một số quốc gia Âu châu, mà chủ yếu là Vương quốc Phổ và Đế quốc Nga, mang theo trọng trách đặc biệt.

Ngày rằm tháng 3 năm Tân Dậu (tức ngày 24/4/1861 dương lịch), khi biết tin bảy bang miền nam Mỹ quốc gồm Nam Carolina, Mississippi, Florida, Alabama, Georgia, Louisiana và Texas cùng thành lập Liên minh miền nam vào ngày 9/2/1861, sau khi đã ly khai Liên Bang hồi cuối năm ngoái, Tuấn Văn bắt đầu chuẩn bị viễn chinh Hawai’i.

Trương Kiệt được gọi đến hỏi :

- Tình hình Hawai’i hiện giờ thế nào rồi ?

Trương Kiệt nói :

- Bệ hạ.

Hawai’i hiện tại do gia tộc Kamehameha cai quản, Quốc vương đương nhiệm là Kamehameha IV, lên ngôi vào năm 1855.

Quân đội Hawai’i chỉ có hơn trăm người, tuy cũng có súng ống, nhưng ít huấn luyện và vẫn còn cởi trần đóng khố.

Dân số của Hawai’i vào khoảng 10 vạn người, hầu hết sống ở đảo lớn Hawai’i.

Nhưng triều đình lại đóng ở thành phố lớn nhất là Honolulu trên đảo O’ahu.

Ở Hawai’i tuy có người ngoại quốc, nhưng không có sứ quán.

Hawai’i là một quần đảo nằm giữa Thái Bình Dương, gồm tám đảo lớn là Hawai’i (10.

432 kilômét vuông), Maui (1.

883 kilômét vuông), O’ahu (1.

545 kilômét vuông), Kaua’i (1.

430 kilômét vuông), Moloka’i (673 kilômét vuông), Lana’i (364 kilômét vuông), Ni’ihau (180 kilômét vuông), và Kaho’olawe (115 kilômét vuông), cùng rất nhiều đảo nhỏ, với tổng diện tích 28.

311 kilômét vuông.

Honolulu được chọn làm kinh đô vì ở đó có cảng thương mại quan trọng.

Trong khi nền kinh tế của vương quốc chủ yếu là nông nghiệp, với các đồn điền trồng mía, nên cư dân sống chủ yếu trên đảo lớn Hawai’i, và tên vương quốc cũng là Hawai’i.

Tuấn Văn hỏi :

- Nếu chúng ta tấn công Hawai’i thì dân chúng ở đó sẽ có phản ứng như thế nào ?

Trương Kiệt nói :

- Theo con nghĩ bọn họ sẽ chẳng có phản ứng gì cả.

Những cuộc can thiệp hay chiếm đóng trước đây của Anh, Pháp, Nga cũng vậy thôi.

Tối đa bọn họ cho người đến Anh, Pháp, Mỹ kháng nghị.

Thực tế, lực lượng vũ trang ở đó chẳng có gì đáng kể, nên muốn phản ứng cũng khó.

Rất ít người không sợ chết.

Tuấn Văn mỉm cười :

- Kháng nghị không sợ.

Anh quốc đang bận chuyện ở Ai Cập, không vì một vương quốc bé xíu như Hawai’i mà làm khó bản triều.

Pháp quốc .

Bọn họ đang bận rộn ở Đại Nam.

Mỹ quốc .

đang bận nội chiến.

Cũng vì lý do đó mà dù Tuấn Văn đã nhắm đến Hawai’i từ lâu, nhưng đến giờ mới quyết định xuất quân.

Mặc dù Hải quân Pelew có nhiều chiến hạm thuộc loại tiên tiến nhất thế giới, nhưng tướng sĩ Hải quân chưa có nhiều kinh nghiệm hải chiến, cần phải huấn luyện thêm.

Do đó, Tuấn Văn mới luôn tìm những đối thủ yếu để luyện binh.

Vương quốc Hawai’i có lẽ là đối thủ yếu cuối cùng.

Sắp tới có thể phải đụng độ đối thủ có trọng lượng hơn.

Trầm ngâm giây lát, Tuấn Văn lại hỏi :

- Có lý do gì để bản triều đưa quân vào Hawai’i hay không ?

Trương Kiệt nói :

- Có ạ.

Mấy tháng trước, một giáo sĩ của chúng ta bị bọn họ đánh đuổi.

Bởi vì giáo sĩ đó là người Á Đông, gốc bản địa Pelew, không phải là người da trắng, nên bị kỳ thị.

Mặc dù không phải triều đình Hawai’i gây ra, nhưng bọn họ cũng không tránh khỏi trách nhiệm.

Tuấn Văn hài lòng nói :

- Truyền lệnh chỉnh bị quân đội.

Ngày 18 tháng 3 năm Tân Dậu (tức ngày 27/4/1861 dương lịch), Tuấn Văn chính thức truyền lệnh xuất binh Hawai’i.

Quân viễn chinh gồm 10 đại đội vệ binh, do Tư lệnh vệ binh, Bá tước xứ Tân Kim, Đại tá Fernando Martin chỉ huy, được hộ tống bởi một Hạm đội gồm bảy chiến hạm :

Mỹ Phú (3.

220 tấn), Thuận Phú (3.

220 tấn), An Phú (2.

344 tấn), Tân Phú (1.

800 tấn), Tân Thạnh (1.

800 tấn) và hai hộ vệ hạm loại 1.

000 tấn.

Chỉ huy Hạm đội là Hải quân thứ trưởng, Bá tước xứ Tân Khoa, Đại tá Nguyễn Trung Trực.

Tổng cộng Lục quân 1.

000 người, Hải quân 930 người.

Từ Pelew đến Hawai’i có hải trình khoảng 3.

300 hải lý, Hạm đội mất 22 ngày mới đến nơi.

Ngày 10 tháng 4 năm Tân Dậu (tức ngày 19/5/1861 dương lịch), Fernando Martin và Nguyễn Trung Trực cùng đứng trên boong chiến hạm Mỹ Phú, nhìn về phía trước.

Fernando Martin rời mắt khỏi kính viễn vọng, chỉ về một hòn đảo ở phía xa, nói :

- Đó chính là O’ahu, hòn đảo lớn thứ ba trong quần đảo Hawai’i.

Mục tiêu của chúng ta, Honolulu năm trên đó.

Nguyễn Trung Trực nhìn qua kính viễn vọng một lúc, ngẫm nghĩ một thoáng, rồi nói :

- Hạm đội tạm đình.

Phái Tả Ngô Vệ hạm đến Honolulu cảng trao công hàm cho triều đình Hawai’i.

Tả Ngô Vệ là tên của một trong hai chiếc Hộ vệ hạm.

Tên của Hộ vệ hạm trong Hải quân Pelew được đặt theo cấu trúc :

“Tả / Hữu / Tiền / Hậu / Trung X Vệ” (X là một chữ gì đó).

Còn Tuần duyên hạm có tên là :

“Tuần X”, ví dụ :

Tuần An, Tuần Châu, Tuần Hải, .

Do không xem Vương quốc Hawai’i ngang hàng với Vương quốc Pelew nên chỉ có công hàm chứ không có quốc thư.

Giống như đối với Bắc Kinh thì gửi công sứ, nhưng đối với Luân Đôn thì gửi đại sứ, cấp biệt khác hẳn.

Fernando Martin lắc đầu nói :

- Chỉ phái Tả Ngô Vệ hạm đến đó, e rằng không đủ sức uy hiếp.

Nguyễn Trung Trực cười nói :

- Bá tước đại nhân của ta ơi ! Ngài thật thà quá ! Ta còn hy vọng bọn họ không đáp ứng.

Các chiến hạm tạm dừng lại.

Tả Ngô Vệ hạm tách ra khỏi Hạm đội, tiến thẳng về phía cảng Honolulu trên đảo O’ahu.

Chiến hạm ghé vào cảng, Hạm trưởng không lên bờ, chỉ sai quân trao cho nhân viên ở cảng một công hàm gửi cho Quốc vương Kamehameha IV của Hawai’i.

Sự xuất hiện của Tả Ngô Vệ hạm đã gây nên một sự khủng hoảng nhỏ ở Honolulu.

Chỉ khủng hoảng nhỏ thôi, bởi cứ vài năm là ở đây là có chiến hạm ngoại quốc đến giao công hàm, uy bức, yêu cầu này nọ.

Bọn họ đã quen với việc đó rồi.

Hơn nữa Tả Ngô Vệ hạm chỉ là một Hộ vệ hạm tải trọng 1.

000 tấn, cũng không lớn lắm.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-tien-chiem-hawaii-1-96245.html