Đông Phương Minh Nguyệt - TIẾN CHIẾM HAWAI’I (2) - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 40 : Đông Phương Minh Nguyệt - TIẾN CHIẾM HAWAI’I (2)

  Lại nói, Nguyễn Trung Trực ra lệnh cho các chiến hạm tạm dừng lại.

Tả Ngô Vệ hạm tách ra khỏi Hạm đội, tiến thẳng về phía cảng Honolulu trên đảo O’ahu.

Chiến hạm ghé vào cảng, Hạm trưởng không lên bờ, chỉ sai quân trao cho nhân viên ở cảng một công hàm gửi cho Quốc vương Kamehameha IV của Hawai’i, với nội dung sau :

“Tư lệnh Vệ binh Vương quốc Pelew, Bá tước xứ Tân Kim, Đại tá Fernando Martin, gửi đến Quốc vương Hawai’i những yêu cầu sau :

1.

Quốc vương Hawai’i phải chính thức xin lỗi vì hành vi xúc phạm, đánh đập, xua đuổi và kỳ thị của một số người dân Hawai’i đối với giáo sĩ Kerai Toribiong.

2.

Giao những kẻ liên quan của vụ hành hung giáo sĩ Kerai Toribiong cho Hoàng gia Pháp viện Pelew xét xử.

3.

Bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần đối với giáo sĩ Kerai Toribiong là 1.

000 kim tệ.

4.

Cho phép các giáo sĩ của Vương quốc Pelew đến Vương quốc Hawai’i truyền giáo.

Giáo sĩ được tự do đi mọi nơi.

5.

Không được ngăn cấm giáo sĩ tiếp xúc với người dân bản địa.

Không được xúi giục người dân bản địa tấn công giáo sĩ bằng cả lời nói hay hành động.

6.

Cho phéo Giáo hội Pelew xây dựng nhà thờ trên các đảo Hawai’i, Maui và O’ahu.

7.

Cho phép các loại thuyền của Vương quốc Pelew được tự do đến cảng Honolulu.

8.

Mức thuế dành cho thương thuyền của Vương quốc Pelew phải tương đương với mức thuế dành cho thương thuyền của Vương quốc Anh.

9.

Phải sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Việt trong tất cả các quan hệ kinh doanh giữa thần dân Pelew và chính phủ Hawai’i.

10.

Chấp nhận sử dụng kim tệ Pelew như là một loại tiền tệ để giao dịch thương mại.

Tỷ giá trao đổi tính theo tỷ giá ấn định bởi thỏa thuận giữa triều đình Pelew và chính phủ Anh.

Chính phủ Hawai’i có 24 giờ để trả lời về các yêu cầu trên.

” Quốc vương Hawai’i Kamehameha IV và các triều thần đều rất ngạc nhiên khi nhận được công hàm trên.

Bọn họ chưa từng nghe nói đến Vương quốc Pelew.

Trong thâm tâm bọn họ, chỉ có Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Hà Lan, Tây Ban Nha mới là cường quốc.

Còn Vương quốc Pelew có lẽ chỉ là một tiểu quốc.

Khi biết có một chiến hạm nhỏ của đối phương đang đậu trong cảng chờ trả lời, bọn họ bàn bạc cách ứng phó mà không chút khẩn trương.

Theo ý của Quốc vương Kamehameha IV, chỉ có các khoản 3, 4, 5, 7 trong công hàm là có thể chấp nhận được.

Còn lại đều không thể chấp nhận.

Một đại diện được phái đi thương thảo, nhưng chẳng đạt được kết quả gì, bởi đối phương chỉ yêu cầu trả lời :

“Chấp thuận hay không chấp thuận”.

Mà theo ý của Quốc vương Kamehameha IV thì không thể chấp thuận.

Trưa ngày 11 tháng 4 năm Tân Dậu (tức ngày 20/5/1861 dương lịch).

Thời hạn 24 giờ đã qua mà chính phủ Hawai’i vẫn chưa có câu trả lời chính thức.

Bọn họ không coi trọng Vương quốc Pelew cũng như lời cảnh cáo trong công hàm, nên bàn bạc rất rề rà, mãi mà không có được một quyết định chính thức.

Đến khi một Hạm đội lớn xuất hiện ngoài cảng, thì những người hiện diện ở cảng Honolulu đều chấn kinh.

Và khi nhận được tin cấp báo, Quốc vương và đại thần của Hawai’i mới chấn kinh và bối rối.

Đây là Hạm đội có quy mô lớn nhất đến Vương quốc Hawai’i từ trước đến nay.

Các quan viên của chính phủ Hawai’i không còn dám tin Vương quốc Pelew là một tiểu quốc nữa.

Sau một hồi còi cảnh báo, các chiến hạm tiến vào cảng, và cho đổ quân lên bờ.

Một nghìn Vệ binh tràn ngập cả bến cảng.

Trước đó, thủy binh trên Tả Ngô Vệ hạm đã khống chế được bến cảng, trục xuất người Hawai’i ra ngoài.

Người Hawai’i đều đã rút vào trong thành phố.

Ngay cả pháo đài bên cạnh bến cảng của không có người phòng thủ.

Thật ra thì pháo đài đó đã được xây dựng từ rất lâu, rất lạc hậu, không có tác dụng gì đối với các chiến hạm của Hạm đội Pelew.

Bá tước xứ Tân Kim, Đại tá Fernando Martin đích thân suất lĩnh mười đại đội Vệ binh tấn công vào thành phố.

Thành phố Honolulu không lớn lắm.

Vệ binh Pelew nhanh chóng tràn ngập thành phố.

Một đại đội bao vây cung điện của Quốc vương, một đại đội khác bao vây tòa nhà chính phủ, số còn lại kiểm soát các kho tàng và các vị trí quan trọng.

Đây cũng là đội quân nước ngoài lớn nhất đến Vương quốc Hawai’i từ trước đến nay.

Quân Hawai’i chống trả không mấy hiệu quả, và nhanh chóng bị đẩy lui, phải rút vào cung điện của Quốc vương cố thủ.

Đến đầu giờ chiều, sau khi bắc loa gọi hàng không thành công, Đại tá Fernando Martin đã ra lệnh tấn công vào cung điện.

Vệ binh Pelew sử dụng một loại ống phóng, phóng một loại thuốc nổ được bọc trong một gói giấy dầu vào trong cung điện, sau khi chạm vào bức tường của cung điện đã gây nên một tiếng nổ khủng khiếp, chấn động cả mặt đất.

Đó là một loại vũ khí mới của quân đội Pelew :

“tên lửa” Dynamite, sử dụng thuốc nổ Dynamite có sức công phá rất mạnh.

Một quả “tên lửa” Dynamite nữa lại được bắn vào bên trong, sau đó Vệ binh Pelew nhanh chóng tràn vào, kiểm soát cả cung điện.

“Tên lửa” Dynamite đã làm tử thương rất nhiều quân Hawai’i, và những người còn lại đều sợ khiếp vía, do đó hầu như không chống cự.

Sau khi xử lý chiến trường, kiểm tra những người bị bắt, Đại tá Fernando Martin phát hiện Kamehameha IV đã bị thương vì “tên lửa” Dynamite, đang hôn mê bất tỉnh.

Quân y liền được gọi đến cứu chữa khẩn cấp.

Nữ vương Emma, Vương tử Albert và một số thành viên của gia tộc Kamehameha vẫn được an toàn.

Đại tá Fernando Martin ra lệnh đưa bọn họ lên chiến hạm giam giữ.

Cuối giờ chiều, Vệ binh Pelew hoàn toàn kiểm soát các khu dân cư trên đảo O’ahu.

Đại tá Fernando Martin chỉ để lại ba đại đội Vệ binh kiểm soát thành phố và cảng, số còn lại được phái đi chinh phục các đảo có người ở khác.

Hải quân chỉ đển lại chiến hạm Thuận Phú và hai Hộ vệ hạm, số còn lại đều theo hỗ trợ Vệ binh chinh phục các đảo.

Năm 1849, quân Pháp do Đô đốc Louis de Tromelin chỉ huy đã tràn vào tàn phá Honolulu.

Do quân Pháp chỉ định cướp bóc chứ không định chiếm lĩnh, nên thành phố đã bị tàn phá nặng nề.

Lần đó, người dân bản địa Hawai’i bất mãn đã từng tổ chức một cuộc tấn công giả để dọa quân Pháp, khiến quân Pháp phải tăng gấp đôi lực lượng canh phòng.

Nhưng lần đó quân Pháp chỉ có 140 người, đi trên hai chiến hạm nhỏ.

Còn lần này Vệ binh Pelew đông đến 1.

000 người, lại còn có gần nghìn thủy binh trên bảy chiến hạm cỡ lớn, mà đối phương lại không cướp bóc, nên người dân tiếp tục sinh hoạt bình thường, không phản kháng.

Hôm sau, những người ngoại quốc định cư ở Hawai’i được triệu tập đến tòa nhà chính phủ.

Bọn họ đa số là người Mỹ và một số ít là người Anh, người Pháp và người Tây Ban Nha.

Người Hoa cũng không ít, nhưng chỉ có những người gốc miền nam được triệu tập.

Đó là chính sách mới của Tuấn Văn :

ưu đãi người Hoa gốc miền nam nhiều hơn người Hoa gốc miền bắc.

Những người được triệu tập đến đây đều rất lo lắng.

Bọn họ xì xào bàn tán về tình hình ở Hawai’i mấy hôm nay cũng như về Vương quốc Pelew.

Nói chung, mọi người không hiểu mấy về Vương quốc Pelew.

Khi tất cả những người được triệu tập đã đến đông đủ (thật ra là đến giờ, bởi trong lúc nhạy cảm này bọn họ chẳng ai dám đến trễ), Đại tá Fernando Martin bước vào phòng họp, nhìn mọi người một lượt, rồi cất giọng uy nghiêm :

- Ta là Tư lệnh Vệ binh, Bá tước xứ Tân Kim của Vương quốc Pelew.

Hôm nay, được thụ quyền từ Quốc vương Pelew, ta trịnh trọng thông báo với mọi người rằng :

quần đảo Hawai’i đã trở thành một tỉnh của bản quốc.

Mọi người lập tức xì xầm bàn tán.

Đại tá Fernando Martin cũng không ngăn cản, để mặc bọn họ bàn luận.

Hồi lâu, một người da trắng đứng lên nói :

- Thưa Bá tước đáng kính.

Ta là David Johnston, công dân của Liên Bang Mỹ.

Ta xin hỏi Bá tước đại nhân, Vương quốc Pelew là một nước như thế nào ?

Đại tá Fernando Martin nhìn y một lượt, rồi từ tốn nói :

- Vương quốc Pelew là một vương quốc ở vùng Á Đông, là đồng minh của Vương quốc Anh, có Hạm đội mạnh nhất Á châu, và hiện tại đã mạnh hơn cả Liên Bang Mỹ.

Vương quốc có quan hệ với Vương quốc Anh ở cấp đại sứ, có tô giới ở Thượng Hải, được triều đình Đại Thanh nhượng cho đảo Đài Loan và Bành Hồ liệt đảo.

Vương quốc cũng chia sẻ với Vương quốc Anh độc quyền thương mại từ Trung Hoa sang Mỹ châu.

Mọi người nghe nói đều giật mình.

Chỉ với những điều như trên, Vương quốc Pelew ít nhất cũng được xem là nhị đẳng cường quốc.

Nên biết, ngay cả Mỹ quốc lúc này cũng chưa được xem là cường quốc, chưa có ảnh hưởng gì trên trường quốc tế, và tiếng nói của họ cũng chẳng được cường quốc Âu châu nào xem trọng.

Và điều quan trọng khiến mọi người chú ý hơn cả chính là độc quyền thương mại từ Trung Hoa sang Mỹ châu.

Như vậy, chỉ có người Anh và người Pelew được buôn bán theo tuyến đó.

“Độc quyền” luôn là một cụm từ rất hấp dẫn, và luôn đại diện cho thực lực.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-tien-chiem-hawaii-2-96247.html