Đông Phương Minh Nguyệt - TIN CHIẾN SỰ TỪ ĐẠI NAM - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 30 : Đông Phương Minh Nguyệt - TIN CHIẾN SỰ TỪ ĐẠI NAM

  Sau khi Tuấn Văn về đến ít ngày thì Trương Kiệt ở Phú Thạnh theo đoàn thương thuyền đến Pelew, mang theo tin tức mới nhất về cuộc chiến tranh Pháp – Đại Nam.

Trương Kiệt là người phụ trách thám báo, là tai mắt của Tuấn Văn.

Khi Trương Kiệt đến nơi, Tuấn Văn liền triệu tập chúng thủ hạ nghị sự.

Trương Kiệt giới thiệu với mọi người về tình hình Đại Nam :

- Về phía triều đình Huế, sau khi giành lại được Gia Định, triều đình Huế đã triệu hồi quân đội ra Đà Nẵng tham chiến, đánh đuổi liên quân Pháp – Tây Ban Nha ở đó, giải trừ sự uy hiếp cho kinh thành.

Ở Gia Định chỉ còn lại các lực lượng dân binh.

Nhưng quân triều đình Huế quá vô năng.

Tập trung ở đó gần một vạn quân triều đình, cùng mấy vạn dân binh, đối phó mấy trăm quân địch mà cũng không làm nên trò trống gì.

Ngày mồng 4 tháng giêng năm Kỷ Mùi (tức ngày 6/2/1859 dương lịch), nhân lúc các tướng lĩnh Đại Nam đang mải ăn Tết, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công thăm dò vào đồn Hải Châu.

Quân Đại Nam dễ dàng đẩy lui địch quân.

Các tướng lĩnh Đại Nam bắt đầu kiêu căng tự ngạo.

Sáng hôm sau, liên quân Pháp – Tây Ban Nha quay lại tấn công với cường độ dữ dội hơn.

Quân Đại Nam nhanh chóng bại trận.

Hiệp quản Trần Trinh Lương và Lê Văn Da tử trận, Đề đốc Tống Phước Minh dẫn tàn binh chạy về đồn Phước Ninh.

Sau đó nhờ có Tham tán Nguyễn Duy mang quân cứu viện mới đánh lui được địch quân, thu hồi được đồn Hải Châu, nhưng quan quân tử trận rất nhiều, trong khi phía đối phương chỉ tử trận hơn chục người.

Bộ trưởng Dân chính bộ Lý Kim lắc đầu than :

- Tướng lĩnh vô năng làm hại mạng ba quân ! Trương Kiệt lại nói :

- Không chỉ có thế.

Trong khoảng thời gian đó, mấy vạn đại quân của Nguyễn Tri Phương vẫn cứ án binh bất động, trong khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha chỉ có vài trăm quân, lại đang bị cô lập, dịch bệnh, thiếu lương thực thuốc men.

Đến lúc này, song phương vẫn còn đối trận ở Đà Nẵng.

Đến lúc này thì mọi người đều tức giận mắng :

- Thật là một lũ vô năng mà ! Mấy vạn đại quân đối phó mấy trăm địch quân mà đánh mải không xong thì đúng là thật vô năng.

Ngay cả bọn Sandino Rodriguez, Fernando Martin và Renault Lambert cũng lắc đầu ngao ngán cho “tài năng” của các tướng lĩnh Đại Nam.

Bọn họ đã từng tham gia trận đánh Gia Định Thành, nên có cảm xúc sâu sắc.

Chiến tích bốn ngày phá 12 đồn trại, mấy giờ phá Gia Định Thành cũng đủ thấy “tài năng” của các tướng lĩnh Đại Nam cao đến mức nào.

Không phải liên quân Pháp – Tây Ban Nha lợi hại (nếu không sao giờ bọn họ ngồi đây), mà là quân Đại Nam quá kém.

Trương Kiệt lại nói :

- Về phía liên quân Pháp – Tây Ban Nha, sau thất bại ở Gia Định Thành, Pháp lại gửi sang 2.

000 quân, Tây Ban Nha gửi thêm 1.

000 quân nữa.

Liên quân có 3.

000 người đi trên 12 chiến hạm đến cứu viện đội quân ở Đà Nẵng.

Liên quân do Thiếu tướng Page chỉ huy.

Ngày 7 tháng 10 năm Kỷ Mùi (tức ngày 1/11/1859 dương lịch), liên quân đến Đà Nẵng, tướng Page một mặt vẫn thương thuyết với triều đình Huế, một mặt chuẩn bị tấn công về phía bắc, nhắm đến kinh thành Huế, chứ không tìm cách đánh sâu vào nội địa Quảng Nam như trước nữa.

Ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mùi (tức ngày 18/11/1859 dương lịch), tướng Page điều động ba chiến hạm, tập trung đại pháo tấn công dữ dội vào pháo đài Điện Hải và đồn Chân Sảng.

Đại pháo quân Đại Nam rộ lên đáp trả.

Đại tá Dupré Déroulède không may bị một viên đạn pháo rơi trúng nên tử trận, ngoài ra chỉ có vài binh sĩ bị thương.

Tướng Page ra lệnh pháo kích tới tấp rồi sai Desaulx dẫn 300 quân chiếm đồn Chân Sảng, đẩy quân Việt lui vào trong núi.

Tin chiến sự báo về Huế, vua Tự Đức ra lệnh cho Thống chế Nguyễn Trọng Thao đem quân từ đèo Hải Vân đến đánh lấy lại đồn Chân Sảng.

Nguyễn Hiên và Trần Đình Túc đóng ở các đồn Câu Đê và Hóa Ổ cũng được lệnh đem quân đánh phối hợp.

Song phương giao tranh kích liệt trong gần hai tháng.

Quân Đại Nam đông hơn nhiều nên chiếm được ưu thế.

Đến tháng chạp, quân Pháp đóng ở đồn Chân Sảng không chống cự nổi, phải bỏ đồn xuống chiến hạm rút về Đà Nẵng.

Đến ngày 1 tháng 3 năm Canh Thân (tức ngày 22/3/1860 dương lịch), thấy quân Đại Nam phòng giữ nghiêm mật, quân số lại đông, thủy thổ không phục sinh ra dịch bệnh, nên liên quân Pháp – Tây Ban Nha bỏ Đà Nẵng rút vào nam.

Tướng Page bị cách chức.

Đô đốc Léonard Victor Joseph Charner sang thay.

Lý Ngân nói :

- Liên quân rút vào nam, e rằng lại nhắm đến Gia Định.

Trương Kiệt nói :

- Đúng thế.

Nhân lúc ở Gia Định phòng bị lơi lỏng, ngày 11 tháng 3 năm Canh Thân (tức ngày 1/4/1860 dương lịch), liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Gia Định Thành.

Cũng như lần trước, chỉ sau vài giờ là thành phá.

Nhưng dân binh ở đây khá hơn quân triều đình Huế lần trước, hỗn chiến trong thành gần một ngày mới chịu rút lui.

Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tổn thất hơn trăm người, dân binh Việt tổn thất vài trăm.

Lý Ngân nói :

- Như thế mới phải chứ ! Chỉ sử dụng gậy gộc giáo mác mà chiến quả như thế là đã khá lắm rồi.

Tuấn Văn nói :

- Không có quan quân triều đình Huế mới được như vậy.

Nếu quan quân triều đình Huế xuất hiện, tình thế sẽ khác hẳn.

Trương Kiệt gật đầu nói :

- Đúng thế đấy ạ.

Triều đình Huế sai Nguyễn Tri Phương vào làm Tổng thống quân vụ ở Nam Kỳ, cai quản tất cả quân chánh và quân thứ, gồm 6.

000 quân triều đình và hơn hai vạn dân binh.

Nhiều người dân ở cả Vĩnh Long, Hà Tiên cũng đến tham quân.

Nhưng Nguyễn Tri Phương cho người dò la, thấy rằng đối phương có nhiều súng đạn với sức tàn phá rất mãnh liệt, quân Đại Nam dù đông, dù can đảm đến đâu cũng không thể giáp chiến được, nên đã lựa chọn chiến lược nửa công nửa thủ, tức dựng chiến lũy để bảo vệ quân Đại Nam khỏi súng đạn của địch quân và bao vây dần địch quân.

Ông ta đã truyền lệnh xây dựng nhiều pháo đài và đắp nhiều đồn lũy ở phía bắc Gia Định Thành.

Xem ra thời gian có sớm hơn, nhưng diễn biến vẫn vậy.

Sandino Rodriguez ngạc nhiên hỏi :

- Chỉ phía bắc thôi sao ?

Trương Kiệt gật đầu nói :

- Đúng thế.

Ông ta chỉ dựng đồn lũy ở phía bắc thành, tại làng Chí Hòa, nên gọi là Đại Đồn Chí Hòa.

Binh pháp có chiến thuật “vi tam khuyết nhất”, ông ta lại dùng chiến thuật “vi nhất khuyết tam”.

Mọi người ngơ ngác nhìn nhau.

Như vậy mà gọi là bao vây cái gì, thật ra là co cụm phòng thủ.

Hèn gì Nguyễn Đình Chiểu đã nhận xét ưu điểm của Nguyễn Tri Phương là phòng thủ mà nhược điểm của ông ta cũng là phòng thủ, bởi chỉ biết phòng thủ không thôi thì có khác gì giơ lưng chịu đấm.

Liên quân Pháp – Tây Ban Nha muốn đánh thì đánh, không muốn đánh thì rút vào thành.

Nguyễn Tri Phương đâu dám công thành.

Có tài liệu cho rằng “quân Pháp bị vây chặt tới nỗi trong sáu tháng liền không nhận được tin tức gì từ Pháp”, thật ra với tốc độ tàu thuyền vào thời ấy, thời gian từ Pháp sang Đại Nam mất đến ba, bốn tháng, cộng thêm sự quan liêu của chính phủ thì có chậm trễ ít tháng cũng là bình thường.

Thời bấy giờ chỉ mới có đường dây điện báo ở khu vực Âu châu.

Tuyến điện báo Ấn – Âu vẫn chưa có.

Kênh đào Suez đến năm 1869 mới đào xong.

Giáo sư Trần Văn Giàu từng có nhận xét (Địa chí văn hóa TP.

HCM, Tập I) :

“Tuy có chủ trương “vừa công vừa thủ”, nhưng không hơn gì Tôn Thất Hiệp, Thống tướng Nguyễn Tri Phương vẫn án binh bất động, chỉ khác một điều là ông tập trung sức lực quân dân (khoảng 30.

000 người) không phải vào việc đánh mà vào việc xây dựng Đại Đồn Chí Hòa nhằm bao vây địch chặt chẽ hơn, tính không cho địch bung ra rộng hơn nữa.

Nguyễn Tri Phương và các võ quan, văn quan cao cấp của triều đình lúc bấy giờ, mang nặng 'võ khí chủ nghĩa'.

Họ hốt sợ trước vũ khí bắn xa mạnh và đúng, cùng tàu to của đối phương.

Họ đâu có biết rằng yếu tố quyết định là lòng dân, là tinh thần binh sĩ .

Và Đại đồn thiếu cao thừa rộng, mặt thì yếu, mặt thì mạnh, địch dễ leo vào đánh xuyên hông, đánh bọc hậu .

Công trình này xây dựng gần một năm với công sức của mấy vạn quân và dân, chỉ bảo vệ được hơn một ngày thì mất .

Đại đồn Chí Hòa, biểu hiện chiến lược phòng thủ tai hại của tướng Nguyễn Tri Phương”.

Trương Kiệt lại nói :

- Thật ra ông ta cũng có tổ chức tấn công, nên mới gọi là chiến lược nửa công nửa thủ.

Chiến tích cũng rất “vang dội”.

Gã cố ý nhấn mạnh chữ “vang dội” làm ai nấy đều nghi ngờ.

Lý Ngân hỏi :

- Chiến sự thế nào ?

Trương Kiệt nói :

- Sau khi xây dựng xong Đại Đồn Chí Hòa, “bao vây” được địch quân, ông ta cho quân liều chết dưới làn mưa đạn để công hãm đồn Cây Mai.

Trong một lần tập kích bất ngờ lúc nửa đêm, 3.

000 quân Đại Nam đã anh dũng chiếm được một đồn lũy của đối phương do một viên đại úy người Tây Ban Nha cùng với 100 quân Tây Ban Nha và 60 quân Pháp trú đóng, tiêu diệt địch quân hơn chục người.

Được tin thắng trận, vua Tự Đức đã ban thưởng cho các tướng sĩ ngoài mặt trận.

Nghe nói xong, mọi người đều lắc đầu thở dài.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-tin-chien-su-tu-dai-nam-96227.html