Đông Phương Minh Nguyệt - TIN CHIẾN SỰ TỪ ĐẠI THANH - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 31 : Đông Phương Minh Nguyệt - TIN CHIẾN SỰ TỪ ĐẠI THANH

  Sau khi Trương Kiệt đến An Phú trấn vài ngày thì sứ giả của Anh quốc cùng tìm đến, mang theo quốc thư của chính phủ Anh đề nghị Vương quốc Pelew thực hiện thỏa thuận trước đây, phái quân đội đến Hương Cảng, hợp cùng quân Anh tạo thành liên quân tấn công Đại Thanh để trừng phạt việc Thanh triều xé bỏ Hiệp ước Thiên Tân ký kết năm 1858.

Sau khi hỏi kỹ tình hình chiến sự, Tuấn Văn mới biết rằng tình trạng quân Anh ở Trung Hoa không khả quan lắm.

Nói gì thì nói, việc xé bỏ Hiệp ước là điều không hay, nhất là sau khi ký kết chưa tròn một năm.

Làm như thế sẽ khiến tín dụng quốc gia mất hết, sau này sẽ chẳng còn được ai tin tưởng nữa, trong quan hệ quốc tế sẽ luôn gặp bất lợi.

Thanh triều lại xé bỏ Hiệp ước mà không đưa ra một lý do hợp lý nào, chỉ vì Hoàng đế không thích nó nên hủy bỏ.

Thanh triều vẫn thường như thế.

Sau này, Từ Hi Thái hậu cũng từng ban chiếu tuyên chiến với “vạn quốc” (Thanh triều không biết thế giới có bao nhiêu quốc gia, nên đã tuyên chiến với “vạn quốc”), dẫn đến Bát quốc liên quân xâm Hoa.

Thanh triều quân lực yếu ớt mà Hoàng đế lại ngông cuồng tự ngạo, tự nhiên là nguồn gốc gây họa cho cả Trung Hoa.

Hiện tại Thanh triều đang phải chật vật đối phó với Thái Bình Thiên Quốc ở phía nam, lại đi gây hấn với Anh quốc, quả là bất trí.

Sau khi Hiệp ước Thiên Tân ký kết được hơn nửa năm, hải quân Anh tập họp 21 chiến hạm, chở theo 2.

200 quân, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Sir James Hope Grant, tiến đến Thiên Tân, đưa một viên công sứ đến Bắc Kinh mở sứ quán theo thỏa thuận trong Hiệp ước.

Thanh triều chỉ cho công sứ đến Bắc Kinh, nhưng không cho mang theo lực lượng vũ trang, mà cũng không cho quyền miễn trừ ngoại giao.

Điều đó trái với thông lệ quốc tế.

Cho đến tận thế kỷ 21, nhân viên ngoại giao vẫn có quyền miễn trừ ngoại giao, và sứ quán được xem là lãnh thổ của quốc gia đóng ở đó, những hoạt động ở bên trong sứ quán không chịu ảnh hưởng bởi pháp luật của nước sở tại.

Ví dụ, sứ quán Mỹ ở Việt Nam được xem là lãnh thổ của Mỹ, phía Mỹ có thể phái quân đội bảo vệ.

Tương tự, sứ quán Việt Nam ở Mỹ cũng được xem là lãnh thổ của Việt Nam, người Mỹ không được tự tiện đi vào vì bất cứ lý do gì, kể cả quân đội và cảnh sát.

Cũng vì vậy mà có nhiều người đến các sứ quán xin tỵ nạn chính trị.

Trừ khi không thiết lập quan hệ ngoại giao, nếu không đều phải chấp nhận thông lệ đó.

Nhưng Thanh triều lại đặc biệt nhạy cảm với nó.

Bọn họ không có khái niệm về quyền miễn trừ ngoại giao, và nhất quyết không chịu “cắt nhượng” đất đai ở Bắc Kinh cho ngoại quốc, dù chỉ là một mảnh nhỏ để làm sứ quán.

Chính vì vậy, chiến tranh lại bùng nổ.

Tối ngày 24 tháng 6 năm 1859, một tiểu hạm của quân Anh đã bắn phá các chướng ngại vật mà quân Thanh đặt dưới Bạch Hà (còn gọi là Hải Hà), một con sông chảy qua Bắc Kinh và Thiên Tân, đổ ra Bột Hải.

Hôm sau, quân Anh tấn công pháo đài Đại Cô Khẩu, nhưng gặp phải sự kháng cự quyết liệt của quân Thanh dưới sự chỉ huy của Bác Đa Lặc Cát Đài Thân vương Tăng Cách Lâm Thấm, một viên đại tướng người Mông Cổ, cháu đời thứ 26 của nhị đệ của Thành Cát Tư Hãn.

Sau một ngày đêm giao tranh quyết liệt, quân Anh phải rút lui với bốn chiến hạm bị hủy và hai chiến hạm bị hư hỏng nặng.

Nhất thời, sĩ khí quân Thanh tăng cao, sức đề kháng tăng cường, thái độ của Thanh triều cũng càng thêm cứng rắn.

Thấy không thể phá vỡ phòng tuyến Đại Cô Khẩu, quân Anh phải rút lui về Hương Cảng.

Sau một năm chuẩn bị, quân Anh đã điều động được 11.

000 quân đến Hương Cảng chuẩn bị tham chiến.

Ban đầu, quân Anh định liên kết với quân Pháp giống như giai đoạn trước Hiệp ước Thiên Tân.

Nhưng lúc này quân Pháp ở Á Đông đang bị cầm chân tại Đại Nam trong cuộc chiến ở Gia Định.

Do đó, sứ giả của Anh quốc mới tìm đến Pelew.

Sau khi hỏi rõ tình hình, Tuấn Văn hứa sẽ tham chiến, cũng đóng góp 11.

000 quân, nhưng phải chuẩn bị khoảng nửa tháng mới xuất chinh được.

Từ Pelew đến Hương Cảng phải đi vòng qua eo biển Basi, với quãng đường gần 1.

500 hải lý, Hạm đội của Tuấn Văn phải đi mất 10 -12 ngày (tốc độ của Hạm đội tính theo tốc độ của chiến hạm chậm nhất).

Do đó, Tuấn Văn hẹn đến giữa tháng sáu sẽ hội quân ở Hương Cảng.

Sau chuyến đi Âu Mỹ vừa rồi, Tuấn Văn đã mua về số vũ khí đủ để trang bị cho 1 vạn quân, xưởng vũ khí cũng sản xuất được một ít, nên không lo thiếu vũ khí.

Giờ đây chỉ thiếu người.

Hiện tại quân đội của Tuấn Văn kể cả hải lục quân chỉ có 5.

000 người, tối đa triệu tập thêm được 2.

000 người, còn thiếu khoảng 4.

000 người nữa.

Thế là trong lúc Lý Ngân chỉ huy các tướng lĩnh Lục quân khẩn trương luyện binh, thì hai tướng lĩnh Hải quân là Nguyễn Vân Phong và Nguyễn Trung Trực được lệnh suất lĩnh các chiến hạm sang các đảo lớn nhỏ trong vùng bắt dân bản địa về sung số, dân tộc nào cũng được, trừ người Hán.

Tân binh không huấn luyện ở đây được thì có thể huấn luyện trên chiến hạm.

Đứng trên chiến hạm bắn súng càng khó hơn đứng trên mặt đất.

Thật ra người Việt rất anh dũng thiện chiến.

Dân binh ở Gia Định không được huấn luyện nhiều, vũ khí chỉ là gậy gộc giáo mác, nhưng vẫn có thể chiến đấu quyết liệt với quân Pháp.

Nếu được trang bị tương đương, người Việt có thể chiến đấu giỏi hơn người Pháp.

Trong quân đội của Tuấn Văn có hơn 5.

000 người Việt, và như thế cũng tạm đủ.

Số còn lại chủ yếu để sung số.

Nguyên bản quân Pháp cũng chỉ đóng góp 6.

700 quân trong cuộc chiến này.

Nửa tháng sau, ngày mồng 6 tháng 4 năm Canh Thân (tức ngày 26/5/1860 dương lịch), Tuấn Văn thân suất lĩnh Hạm đội xuất chinh.

Tuấn Văn phải thân chinh để quân đội của mình khỏi bị quân Anh phái đi làm pháo hôi đỡ đạn cho bọn họ.

Tuấn Văn có thân phận đặc biệt, giới quý tộc ở Anh quốc cũng phải tôn trọng, nên các tướng lĩnh Anh quốc ở Á Đông sẽ không dám đắc tội Tuấn Văn.

Trước khi lên đường, Tuấn Văn triệu tập tướng sĩ, tuyên bố sau cuộc chiến này sẽ chính thức phong chức hàm cho quân đội.

Mọi người tùy vào chiến công sẽ có chức hàm tương ứng.

Đó cũng là một cách cổ vũ sĩ khí ba quân.

Ngày 17 tháng 4 năm Canh Thân (tức ngày 6/6/1860 dương lịch), Hạm đội đến Hương Cảng.

Liên quân Anh – Pelew chính thức hội họp.

Các tướng lĩnh Anh quốc đều lên chiến hạm Long Phú bái kiến Tuấn Văn.

Chiến hạm Long Phú có tải trọng 4.

000 tấn, trang bị nhiều khẩu đại pháo 250mm và 200mm, chỉ mới được đóng cách nay hơn một năm, là khu trục hạm tiên tiến nhất thời bấy giờ.

Trong lúc tuần dương hạm chưa xuất hiện thì khu trục hạm cũng là loại lớn nhất.

Chiến hạm Long Phú là chiến hạm lớn nhất của liên quân hiện tại, nên được chọn làm Soái hạm.

Tuấn Văn có địa vị cao nhất, nên được cử làm Tổng chỉ huy.

Nhưng Tuấn Văn là một vị quân vương, không tiện trực tiếp tham chiến, nên việc chỉ huy chiến đấu sẽ do Phó Tổng chỉ huy là Đô đốc Sir James Hope Grant phụ trách.

Thế là song phương đều vui vẻ.

Thật ra quân đội của Tuấn Văn vẫn còn non trẻ.

Các tướng lĩnh người Việt vốn là dân chài.

Các tướng lĩnh người Pháp và Tây Ban Nha cao nhất chỉ từng là thiếu úy.

Bọn họ anh dũng có thừa nhưng năng lực thì có hạn, còn cần phải tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm mới có thể trở thành danh tướng.

Ngày 27 tháng 4 năm Canh Thân ((tức ngày 16/6/1860 dương lịch), liên quân Anh – Pelew chính thức khởi hành, tổng quân số 22.

000 người, với 173 chiến hạm (trong đó có hơn trăm chiếc loại nhỏ, không đáng gọi là chiến hạm).

Sau hơn tháng hàng hành, Hạm đội tiến vào Bột Hải, nã pháo vào Yên Đài và Đại Liên, rồi tiến thẳng đến pháo đài Đại Cô Khẩu.

Rút kinh nghiệm từ lần trước, Đô đốc Sir James Hope Grant không dừng lại ở Đại Cô Khẩu mà cho chuyển đến Bắc Đường, cách Đại Cô Khẩu khoảng 3 kilômét, cho quân đổ bộ ở đấy.

Pháo đài Đại Cô Khẩu được kiến thiết rất “đặc biệt”, đối mặt sông thì có uy lực rất mạnh, nhưng ở mặt sau thì chẳng đáng kể.

Do đó, khi đại pháo bắn vỡ bức tường ở mặt sau, liên quân Anh – Pelew tràn ngập bên ngoài thì pháo đài thất thủ không lâu sau đó.

Tuấn Văn không đồng ý cho quân hỗn chiến nên Đô đốc Sir James Hope Grant đã cho quân dàn hàng, đứng từ xa bắn quân Thanh.

Súng của liên quân có tầm bắn tối đa đến 1.

800 mét, hàng vạn viên đạn bắn tới như mưa, làm quân Thanh tử thương thảm trọng.

Vài nghìn quân Thanh trú thủ ở pháo đài nhanh chóng bị tiêu diệt hoặc đầu hàng.

Liên quân thương vong không đáng kể.

Để triệt hậu hoạn, Đô đốc Sir James Hope Grant cho đặt chất nổ san bằng cả pháo đài.

Trận chiến hồi năm ngoái từng thất bại ở đây, nên ông ta đối pháo đài này rất căm thù.

Pháo đài này lại án ngữ cửa ngõ vào Bắc Kinh, phá hủy nó thì sau này sẽ dễ dàng uy hiếp Bắc Kinh hơn, Thanh triều sẽ không dám tùy tiện xé bỏ Hiệp ước nữa.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-tin-chien-su-tu-dai-thanh-96229.html