Đông Phương Minh Nguyệt - TỈNH HAWAI’I - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 41 : Đông Phương Minh Nguyệt - TỈNH HAWAI’I

  Lại nói, sau khi nói mấy lời tỏ bày về thực lực của Vương quốc Pelew, Đại tá Fernando Martin lại nói :

- Theo thể chế của bản quốc, tối cao là Quốc vương, giúp Quốc vương trị nước là triều đình.

Lãnh thổ của Vương quốc được chia thành các tỉnh, dưới tỉnh là quận, dưới quận là thành phố, thị trấn, hoặc làng.

Chính quyền tỉnh, quận do triều đình chỉ định.

Nhưng chính quyền thành phố, thị trấn hoặc làng được tự trị trong khuôn khổ pháp luật.

Người dân địa phương được tự bầu các viên chức như Thị trưởng, Hương trưởng và thành viên các Hội đồng thành phố, thị trấn hoặc làng.

Đưa mắt nhìn mọi người một lượt nữa, Đại tá Fernando Martin nghiêm giọng nói :

- Kể từ nay, quần đảo Hawai’i đã trở thành tỉnh Hawai’i của bản quốc, mọi người dân ở Hawai’i đều sẽ được mang quốc tịch Pelew, trở thành thần dân của Quốc vương.

Các vị là người ngoại quốc.

Ta muốn hỏi các vị có ai muốn chuyển sang quốc tịch Pelew hay không ?

Bản quốc theo thể chế song quốc tịch.

Thần dân được quyền giữ lại quốc tịch gốc nếu muốn.

Im ắng một lúc, một người đứng lên hỏi :

- Thưa Bá tước đáng kính.

Ta là Mercado Santos, thần dân của Vương quốc Tây Ban Nha.

Nghe giọng nói của Ngài, dường như Ngài là người Tây Ban Nha thì phải.

Đại tá Fernando Martin nói :

- Bản quốc sử dụng ngôn ngữ chính thức là tiếng Việt, nên chúng ta đều là người Việt.

Ta là người Việt gốc Tây Ban Nha.

Trong các đồng sự của ta, kể cả các vị bộ trưởng trong triều đình, có cả người Việt gốc Anh, gốc Pháp, gốc Đức, gốc Tây Ban Nha.

Còn có một người Việt da đen gốc Phi được bổ nhiệm làm Thẩm phán tối cao ở Hoàng gia Pháp viện.

Một người Mỹ hỏi :

- Thưa Bá tước đáng kính.

Như vậy thì Vương quốc Pelew phản đối chế độ nô lệ.

Gã hỏi vậy vì tình hình Mỹ quốc đang cực kỳ căng thẳng bởi sự xung đột giữa hai phe ủng hộ và phản đối chế độ nô lệ.

Phe miền nam chủ trương bảo nô, phe miền bắc thì chủ trương bãi nô.

Một số bang lại mập mờ, trung lập.

Do vậy, vấn đề nô lệ đang là một vấn đề thời sự nổi bật, không chỉ ở Mỹ mà còn ở nhiều nơi khác.

Đại tá Fernando Martin nói :

- Bản quốc không ủng hộ cũng không phản đối chế độ nô lệ.

Nhưng ở bản quốc không tồn tại nô lệ.

Ở bản quốc, mọi thần dân đều có cơ hội bình đẳng như nhau.

Chú ý là cơ hội bình đẳng.

Chứ một vị giáo sư không thể bình đẳng với một cậu công nhân được.

Một người Hoa lớn tuổi đứng lên hỏi :

- Thưa Bá tước đại nhân đáng kính.

Tiểu nhân là Trương Kính Nghiệp, người gốc Quảng Đông, Đại Thanh.

Chúng tiểu nhân cũng có thể xin nhập quốc tịch Pelew.

Đại tá Fernando Martin gật đầu nói :

- Về lý thuyết, mọi người Hoa gốc phương nam đều được xem xét cho nhập quốc tịch Pelew, điều kiện là không có tiền sự chống lại bản quốc.

Hiện tại ở các tỉnh trong vương quốc có đến khoảng 60 vạn người Việt gốc Hoa.

Trương Kính Nghiệp lại hỏi :

- Tại sao chỉ là người Hoa gốc phương nam ạ ?

Những người khác cũng thắc mắc, kể cả những người không phải người Hoa.

Tại sao lại có sự phân biệt như thế nhỉ ?

Người Hoa gốc phương bắc và người Hoa gốc phương nam cũng đều là người Hoa cả thôi, cũng đều có “trư vĩ ba” (đuôi heo, ý chỉ đuôi sam ở sau ót), có gì khác nhau đâu ?

Đại tá Fernando Martin giải thích :

- Các ngươi đều là Hoa Hạ tộc nhân, là Viêm Hoàng tử tôn, nhưng các ngươi với người Hoa gốc phương bắc có khác biệt.

Viêm tộc còn gọi là Hoa tộc, Hoàng tộc còn gọi là Hạ tộc.

Ngày xưa, Hoàng Đế Cơ Hiên Viên kiêm tính Viêm tộc, thống nhất Hoa Hạ, đã tiến hành đồng hóa người của hai tộc.

Nhưng vì tổ tiên các ngươi hầu hết không muốn rời xa cố hương, nên chỉ còn cách cho thông hôn để đồng hóa.

Người Hoa tộc ở phương nam gả con gái cho người Hạ tộc ở phương bắc và ngược lại.

Do đó, vì bên nội là Viêm tộc nên người Hoa phương nam các ngươi mang trong người dòng máu Viêm tộc nhiều hơn, và ngược lại đối với người phương bắc.

Câu “nam thuyền bắc mã” chứng minh điều đó.

Viêm tộc trồng lúa nước, thiện thủy tính, giỏi chèo thuyền.

Còn Hoàng tộc chăn nuôi du mục nên giỏi cưỡi ngựa, kỵ chiến.

Mấy nghìn năm rồi mà người phương nam các ngươi và người phương bắc vẫn khác nhau.

Nghe nói thủy sư của Đại Thanh toàn lấy người phương nam.

Trương Kính Nghiệp ngẩn người một lúc, rồi mới nói :

- Nghe đại nhân nói thế tiểu nhân mới nhận ra.

Đúng là như thế thật.

Đại tá Fernando Martin lại nói :

- Người Việt là Thần Nông hậu duệ, các ngươi là Viêm tộc hậu duệ, có họ hàng với nhau.

Thực tế thì người Quảng Đông các ngươi vẫn được gọi là người Việt đấy thôi.

Vì vậy các ngươi được cho nhập quốc tịch, còn người Hoa gốc phương bắc thì không được.

Sau khi trả lời mấy câu hỏi nữa, Đại tá Fernando Martin cho lấy danh sách những người xin nhập quốc tịch Pelew.

Chỉ có người Pelew mới có thể ứng cử vào các chức vụ lĩnh đạo thành phố, nên đã có rất nhiều người xin nhập quốc tịch.

Bọn họ đã định cư ở đây từ lâu, mang quốc tịch Pelew có lợi hơn nhiều, khi mà Vương quốc Pelew cũng là cường quốc.

Độc quyền thương mại giữa Trung Hoa và Mỹ châu cũng là lý do nhập quốc tịch của không ít người.

Đặc biệt, tất cả người Hoa hiện diện đều xin nhập quốc tịch.

Lý do là thân phận người Đại Thanh chỉ làm bọn họ bị khinh khi tủi nhục, và bọn họ đã bị Thanh triều gọi là “khí dân” (người dân bị bỏ rơi).

Đại Thanh đã không quản bọn họ thì bọn họ xin nhập quốc tịch Pelew để được quản.

Thân phận kẻ bị bỏ rơi rất tủi nhục.

Hơn nữa, Vương quốc Pelew lại chấp nhận song quốc tịch.

Việc chấp nhận song quốc tịch hay một quốc tịch tùy thuộc vào thực lực của từng quốc gia.

Các cường quốc đều chấp nhận song quốc tịch hay đa quốc tịch, bởi họ đủ thực lực để bảo đảm quyền lợi cho người dân của họ, không sợ người dân có quốc tịch khác.

Ví dụ, khi một người có song quốc tịch là Mỹ và Philippine, thường thì họ sẽ tự hào khi là người Mỹ hơn là người Philippine.

Còn những nước yếu, không đủ thực lực để bảo đảm quyền lợi của người dân trên trường quốc tế, thì bắt người dân phải chọn lựa hoặc giữ lại quốc tịch, hoặc bỏ quốc tịch, khi muốn có quốc tịch mới.

Họ sợ người có hai quốc tịch, rồi tình cảm và sự ủng hộ sẽ dành cho quốc tịch kia.

Sau khi chinh phục được quần đảo Hawai’i, triều đình Pelew lập tức thành lập tỉnh Hawai’i và phái quan viên đến quản lý.

Quần đảo Hawai’i có tám đảo lớn và rất nhiều đảo nhỏ, nhưng đảo lớn thì rất lớn mà đảo nhỏ thì rất nhỏ.

Do vậy, tỉnh Hawai’i chỉ được chia thành năm quận là :

Hawai’i, Honolulu, Kalawao, Kauai và Maui.

Tổng diện tích toàn tỉnh là 28.

311 kilômét vuông, dân số ước 10 vạn người.

Các khu dân cư trong tỉnh đa phần nhỏ và phân tán.

Cả tỉnh chỉ có ba thành phố lớn là Honolulu (trên đảo O’ahu), Lahaina (trên đảo Maui) và Kailua – Kona (trên đảo Hawai’i).

Cả ba thành phố này đều là cố đô của Vương quốc Hawai’i trước đây.

Ngoài ra còn có một số thị trấn như :

Hilo, Kāneohe, Kailua, Waipahu, Kahului, Kīhe’i, Līhu’e.

Toàn bộ dân số của tỉnh Hawai’i chỉ bằng một nửa dân số của thành phố An Phú trên đảo Babeldaob, nên cũng không được triều đình Pelew coi trọng lắm.

Hải quân chỉ kiểm soát vịnh Pearl trên đảo O’ahu, cách thành phố Honolulu không xa.

Đó là một vịnh nước sâu, có thể làm hải cảng cho những tàu lớn hàng vạn tấn.

Đấy chính là Pearl Harbor (Trân Châu Cảng) trong tương lai.

Vịnh Pearl sẽ được xây dựng thành một quân cảng.

Đại tá Fernando Martin là Tư lệnh Vệ binh của Vương quốc Pelew, nên đương nhiên không thể ở lại Hawai’i lâu dài.

Sau khi tình hình ổn định, các chính quyền thành phố, thị trấn và làng được dân chúng bầu xong, đi vào hoạt động, thì Đại tá Fernando Martin để lại sáu đại đội Vệ binh chia nhau trấn giữ hai thành phố chính là Honolulu và Kailua – Kona.

Đại tá Fernando Martin và Đại tá Hải quân Nguyễn Trung Trực cùng dẫn quân về kinh đô An Phú phục mệnh.

Trong lúc bọn Fernando Martin và Nguyễn Trung Trực đang tiến hành chinh phạt Hawai’i thì Tuấn Văn nhận được tin cấp báo từ Đài Loan :

Hải quân trú đóng ở Đạm Thủy có xung đột với thủy sư Nhật Bản vì việc tranh chấp Bát Trùng Sơn liệt đảo.

Bát Trùng Sơn liệt đảo, trong tiếng Nhật gọi là Yaeyama Shoto (Kanji :

八重山諸島, Bát Trùng Sơn chư đảo), là một quần đảo nằm sát Đài Loan và cách đảo chính của quần đảo Lưu Cầu (âm Nhật :

Ryukyu) là Trùng Thằng đảo (Okinawa shoto) khá xa.

Người Nhật và người Hoa viết các danh từ giống nhau, nhưng âm đọc có khi giống, có khi khác.

Ví dụ :

từ “Tân” cả người Nhật và người Hoa đều đọc là “shin”; “Tân Nhất”, người Nhật và người Hoa đều viết là “新一” (tên nhân vật chính trong truyện Conan), người Nhật đọc là “Shinichi” (Shin-i-chi chứ không phải Shi-ni-chi), người Hoa đọc là “Shini” hoặc “Shinyi”.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-tinh-hawaii-96249.html