Đông Phương Minh Nguyệt - TÌNH HÌNH THẾ GIỚI - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 9 : Đông Phương Minh Nguyệt - TÌNH HÌNH THẾ GIỚI

  Lại nói, khi nghe Lý Ngân hỏi Tuấn Văn trên thế giới có bao nhiêu cường quốc, nước Tàu thuộc mấy đẳng, nước ta thuộc mấy đẳng, mọi người đều chăm chú lắng nghe, bởi đó cũng là vấn đề mà mọi người muốn biết.

Nhân chi hiếu sự thị thường tình.

Tuấn Văn mỉm cười nói :

- Các nước trong thiên hạ được phân thành tứ đẳng.

Nhất đẳng và nhị đẳng là cường quốc, theo thông lệ, khi bang giao sẽ đặt quan hệ ở cấp đại sứ.

Tam đẳng và tứ đẳng là nhược quốc, khi bang giao chỉ đặt quan hệ ở cấp công sứ.

Nhất đẳng cường quốc gồm có Anh, Pháp, Phổ, Nga.

Nhị đẳng cường quốc gồm có Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Thụy Điển, Áo – Hung, Ba Lan, Ottoman.

Tam đẳng quốc gia là những nước độc lập còn lại, như Đại Thanh, Đại Nam, Nhật Bản, Xiêm La, .

Còn tứ đẳng quốc gia là những nước bị bảo hộ, kiểu như Triều Tiên, Tây Tạng.

Lý Ngân ngạc nhiên hỏi :

- Nước Tàu lớn như thế mà chỉ là tam đẳng quốc gia hay sao ạ ?

Tuấn Văn nói :

- Nước Tàu lớn nhưng không mạnh, mấy chục vạn quân mà không đánh lại mấy nghìn quân Anh, phải cắt đất nạp tiền để cầu hòa, làm sao có thể xem là cường quốc được.

Bọn họ thậm chí còn không đánh lại nước ta nữa mà.

Đại quốc không có nghĩa là cường quốc.

Đại Thanh quốc được công nhận là đại quốc, nhưng trừ những nước chịu ảnh hưởng của Đại Thanh quốc thì không ai công nhận nó là cường quốc cả.

Trong cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất, Anh quốc chỉ phái vài nghìn quân là đã đánh bại mấy chục vạn quân Thanh.

Khi quân Anh bắn pháo vào thành, quân Thanh thủ thành đã ném bỏ vũ khí, bỏ thành mà chạy.

Quân Anh tấn công vùng duyên hải mà không gặp phải sự phản kháng đáng kể nào.

Thanh triều yếu thế, buộc phải cắt đất nạp tiền để cầu hòa bằng Hiệp ước Nam Kinh (năm 1842), trong đó Thanh triều phải trả các khoản bồi thường chiến phí lớn, cho phép các thương gia Âu châu được đi lại không hạn chế tại các cảng của Đại Thanh quốc và nhượng Hương Cảng cho Anh quốc.

Sau đó, nhiều nước khác như Pháp, Phổ, Nga, Ý, Tây Ban Nha, .

lại liên kết với Anh quốc tiến hành cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ hai, buộc Thanh triều phải nhượng bộ hơn nữa.

Hiệp ước Thiên Tân (năm 1858) có nhiều điều khoản khắc nghiệt kiểu như yêu cầu tất cả các tài liệu chính thức của Đại Thanh quốc phải được viết bằng tiếng Anh, phải cho phép các chiến hạm của Anh quốc được đi lại không hạn chế trên các sông ngòi của Đại Thanh quốc, cắt nhiều vùng đất nhượng lại cho tây phương liệt cường làm tô giới.

Cho đến giai đoạn cuối thế kỷ 19, nước Mỹ vẫn chưa mạnh.

Cuộc nội chiến giữa hai miền Nam – Bắc càng làm nước Mỹ yếu thêm.

Sau khi giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Mỹ

- Mexico thì nước Mỹ mới từ tam đẳng quốc gia biến thành nhị đẳng quốc gia.

Nhưng cho đến trước cuộc chiến tranh Mỹ

- Tây Ban Nha (năm 1898), thực lực hai nước được xem như tương đương nhau.

Tây Ban Nha còn có một số thuộc địa ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ, trong khi nước Mỹ thì chẳng có chút thuộc địa nào.

Tây Ban Nha cũng có tiếng nói quan trọng hơn trên trường quốc tế.

Tây Tạng thời bấy giờ cũng là một quốc gia có chính phủ riêng, được bảo hộ bởi “Trung Quốc”, địa vị tương đương Triều Tiên quốc, bị xem như chúc quốc.

Trước đây, Đại Nam quốc cũng bị xem là chúc quốc của Thanh triều, nhưng chỉ trên danh nghĩa.

Triều đình nhà Nguyễn cứ bốn năm mới phái sứ giả sang triều cống một lần, và cống phẩm cũng không nhiều.

Các vua nhà Nguyễn chỉ xưng thần với Thanh triều một cách hình thức, còn thực chất họ cho rằng họ bình đẳng với Hoàng đế của Đại Thanh quốc, nên cũng xưng hiệu là Hoàng đế.

Các phái đoàn đi cống của Đại Nam quốc, ngoài việc đưa đồ tiến cống còn thực hiện việc trao đổi mua bán sản phẩm không có trong nước, vì Thanh triều không cho phép thương nhân Đại Nam sang buôn bán ở Đại Thanh quốc, còn triều đình Đại Nam cũng duy trì lệnh cấm dân chúng xuất cảnh để ngăn chặn việc xuất lậu vật phẩm sang Đại Thanh như gạo, muối, vàng bạc, đồng, sừng trâu, ngà voi, .

Vì vậy, quan hệ triều cống chỉ có ý nghĩa tượng trưng.

Nhiệm vụ chủ yếu của sứ đoàn, ngoài việc trao đổi hàng hóa, còn được lệnh quan sát cẩn thận tình hình của Đại Thanh quốc để về báo cáo lại với nhà vua.

Các sứ thần không hoàn thành nhiệm vụ này đều bị trách phạt.

Khi cảm thấy Đại Thanh đã suy yếu, vua Minh Mạng đã từng sai sứ sang Tàu xin Thanh triều cho phép đổi quốc hiệu “Việt Nam” (quốc hiệu mà Thanh triều đặt cho nước ta lúc bấy giờ) thành “Đại Nam” ngụ ý một nước Nam rộng lớn.

Tuy nhiên triều đình Mãn Thanh không chính thức chấp thuận.

Đến ngày 15 tháng 2 năm 1839, vua Minh Mạng mặc kệ phản ứng của Thanh triều, chính thức công bố quốc hiệu là Đại Nam (để đối ứng với Đại Thanh ở phương bắc).

Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.

Hành động này chứng tỏ các vua nhà Nguyễn cho rằng họ bình đẳng với Hoàng đế Đại Thanh.

Đồng thời, tây phương liệt cường cũng đánh giá cao vị thế của Đại Nam quốc.

Trong việc bang giao, tây phương liệt cường đều xem Đại Nam quốc là Đế quốc, các vua nhà Nguyễn là Hoàng đế.

Trên tấm bản đồ ấn hành năm 1829 ở Pháp, nước ta có cương thổ rất rộng, và được gọi là “Empire D’Annam”.

Ngoài ra, Đại Nam cũng là nước Á Đông đầu tiên mà nước Mỹ muốn thiết lập quan hệ ngoại giao.

Vào các năm 1832 và 1836, Tổng thống Mỹ Andrew Jackson đã gửi đại sứ Edmund Robert sang đàm phán với vua Minh Mạng về quan hệ mậu dịch song phương, chỉ đáng tiếc đã bị triều đình nhà Nguyễn từ chối.

Những hành động bế quan tỏa quốc và bất hợp tác đó của triều Nguyễn đã khiến tây phương liệt cường bất mãn, rồi cùng với sự cấm đạo, giết hại giáo sĩ đã khiến quan hệ dần dần trở nên đối lập, dẫn đến chiến tranh.

http:

//upload.

wikimedia.

org/wikipedia/commons/thumb/a/aa/Map_of_Vietnam_1829.

jpg/682px-Map_of_Vietnam_1829.

jpg Bản đồ Đế quốc Đại Nam ấn hành ở Pháp năm 1829 (tiếng Pháp gọi là Empire de Annam, tức Đế quốc Annam) Thời bấy giờ, Âu châu có khoa học kỹ thuật phát triển vượt trội hơn hẳn phần còn lại của thế giới nên đã trở thành trung tâm của thế giới, tây phương liệt cường cũng tự xem là đại biểu cho toàn thế giới, bởi chỉ cần xưng bá Âu châu cũng đồng nghĩa với việc trở thành đệ nhất cường quốc của thế giới và có thể buộc các nước khác phải làm theo ý mình.

Với lực lượng Hải quân hùng hậu, các chiến thuyền và thương thuyền của Đế quốc Anh tung hoành khắp bốn đại dương, khống chế hầu hết các tuyến hàng hải của thế giới, do đó cũng trở thành đệ nhất cường quốc.

Đế quốc Nga bị bao vây trong lục địa, đang cố gắng mở đường ra biển, nên tuy quốc lực hùng hậu nhưng tạm thời vẫn chưa có tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế.

Đế quốc Pháp dưới sự cai trị của Hoàng đế Napoleon III có lực lượng lục quân hùng mạnh, có nền kinh tế phát đạt, có số thuộc địa kém Anh quốc một chút, là đệ nhị cường quốc.

Chỉ có điều, địa vị của Đế quốc Pháp đang bị uy hiếp bởi Vương quốc Phổ ở phía đông.

Vương quốc Phổ được thành lập năm 1701 trên nền tảng công quốc Phổ

- Brandenburg, với vị quốc vương tự phong Frédéric I de Prusse.

Các vua Phổ phần lớn đều anh minh và vũ dũng, phát triển một lực lượng quân đội hùng mạnh cho vương quốc Phổ và tham gia hầu hết các cuộc chiến tranh ở nội lục Âu châu với những chiến thắng huy hoàng, đến nỗi tờ báo “Times” ở Anh từng có bình luận :

“Hầu như tất cả mọi chiến thắng quyết định sự sa ngã của nhà chinh phạt này (Napoléon) đều có nước Phổ tham gia.

Quân đội Phổ luôn luôn tham chiến trong cả hai trận đánh tại Lutzen và Bautzen; Quân đội Phổ cũng luôn luôn tham chiến trong cả hai trận đánh tại Grossberen và Leipzig; Quân đội Phổ cũng luôn luôn tham chiến trong những trận đánh trên nước Pháp, và cuối cùng, Quân đội Phổ luôn luôn tham chiến trong trận đánh tại Waterloo.

Người chiến binh Phổ đã thể hiện anh ta là người chiến binh xuất sắc nhất trong những chiến dịch này”.

Sự trỗi dậy của vương quốc Phổ đã uy hiếp địa vị của Đế quốc Áo trong Liên minh các quốc gia Đức, cũng như địa vị của Đế quốc Pháp đối với lục địa Âu châu.

Đến giữa thế kỷ 19, vương quốc Phổ đã kiểm soát được khoảng một nửa lãnh thổ trước đây của Đế quốc La Mã Thần thánh Dân tộc Đức, có một lực lượng quân đội đông đảo và thiện chiến, tạo ra nền tảng vững chắc cho những cải cách của Otto von Bismarck (lên làm thủ tướng Phổ năm 1862) trong tương lai, giúp vương quốc Phổ thống nhất các quốc gia Đức và phát triển thành Đế chế, với thời kỳ hoàng kim kéo dài đến mấy chục năm.

Trong lúc vương quốc Phổ đang tích cực chuẩn bị chiến tranh thì Đế quốc Pháp vẫn ngủ quên trên sự thịnh vượng của mình.

Triều đình Pháp chỉ mải chú ý đến các lợi ích ở Viễn Đông, hết tấn công Mãn Thanh lại chuẩn bị xâm lược Đại Nam, mà quên đi mối nguy hại ở ngay bên cạnh.

Có lẽ đó cũng là nguyên nhân cho sự thất bại thảm hại sau này của họ.

Ở nước Mỹ, sự phát triển mạnh mẽ của tư bản công nghiệp ở miền bắc đòi hỏi phải có nhiều lao động hơn nữa, do đó đã có cuộc vận động bãi bỏ chế độ nô lệ, dẫn đến xung đột với những thế lực ủng hộ chế độ nô lệ ở miền nam (chủ yếu là các chủ nông trại).

Sự xung đột đó ngày càng trở nên trầm trọng, nhiều cuộc xung đột bạo lực đã nổ ra và nguy cơ nội chiến đang đến gần.

Nước Mỹ lúc này rất yếu và hầu như không có tiếng nói gì trên trường quốc tế.

Ở Đông Bắc Á, Trung Hoa đại lục đang có cuộc nội chiến đẫm máu giữa triều đình Mãn Thanh và Thái Bình Thiên Quốc; Mạc phủ Tokugawa ở Nhật Bản đang gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ giới quý tộc, vũ sĩ, và đặc biệt là các đại danh lớn ở miền tây.

Ở Đông Nam Á, trừ Xiêm La vẫn còn độc lập, Đại Nam đang có nguy cơ bị xâm lược, Miến Điện bị mất phần lớn lãnh thổ vào tay Đế quốc Anh, thì phần còn lại đều là thuộc địa của tây phương liệt cường.

Và phần còn lại của thế giới cũng thế.

Thế kỷ 19 có thể xem là thời kỳ hoàng kim của Âu châu và cũng là đêm đen của phần còn lại.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-tinh-hinh-the-gioi-96185.html