Đông Phương Minh Nguyệt - VIỄN HÀNH (1) - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 27 : Đông Phương Minh Nguyệt - VIỄN HÀNH (1)

  Ngày 28 tháng 6 năm Kỷ Mùi (tức ngày 27/7/1859 dương lịch).

Tuấn Văn thân suất lĩnh Hạm đội viễn hành, hướng đến Âu châu, mục tiêu là Anh quốc.

Lần này đi xa nên chuẩn bị rất chu đáo và mang theo nhiều quân đội.

Lục quân gồm 17 đại đội và 10 tiểu đội pháo binh, tổng quân số 1.

800 người, trong đó có 1.

000 tân binh mới được huấn luyện mấy ngày, sẽ được huấn luyện tiếp tục khi ở trên chiến hạm.

Hải quân gồm ba khu trục hạm, bốn hộ vệ hạm, tổng quân số 720 người, và một đội thương thuyền 40 chiếc, 400 thủy thủ.

Các tướng lĩnh gồm có Lý Ngân, Lê Đức An, Nguyễn Vân Phong, Nguyễn Trung Trực, Sandino Rodriguez, Fernando Martin và Renault Lambert.

Đương nhiên còn có một thành viên đặc biệt là bé Charles mới bốn tuổi.

Các chiến hạm chở đầy bạc nén, và các thương thuyền chở đầy hàng hóa, do vậy mới cần nhiều quân đội hộ vệ.

Tuấn Văn để lại hai đại đội lục quân, một hộ vệ hạm, chín tuần duyên hạm (tám chiếc thu được từ Thanh triều) để bảo vệ Pelew.

Ngoài ra dân bản địa còn được tổ chức thành ba đại đội dân binh tham gia phòng vệ.

Dân binh không phải là quân thường trực, vừa là dân vừa là binh, chỉ huấn luyện vào những lúc nông nhàn, và chỉ tham gia chiến đấu khi tình huống khẩn cấp.

Hạm đội rời cảng An Phú, đi ngang qua quần đảo Philippine, đi dọc theo đảo Borneo, rồi đến Singapore ở đầu phía đông eo biển Malacca.

Tuấn Văn quyết định ghé vào Singapore, gặp gỡ những người quen ở đấy, và đổi một phần bạc nén thành bảng Anh.

Bạc nén chỉ thích hợp sử dụng ở vùng Á Đông, ở các nước Đại Thanh, Đại Nam, Triều Tiên, Nhật Bản.

Chỉ có bảng Anh mới thông dụng trên toàn thế giới.

Singapore là một trung tâm thương mại phục vụ cho việc buôn bán với các nước Á Đông (chủ yếu là Đại Thanh), nên bạc nén rất có thị trường.

Chỉ có điều số lượng quá lớn, Tuấn Văn chỉ đổi được một phần nhỏ, chưa đến một ức lượng bạc, còn lại đến 13 ức.

Tiền bạc các nước thời bấy giờ sử dụng tiêu chuẩn vàng, tiêu chuẩn bạc.

Đồng tiền được đúc bằng vàng, bạc, nên có thể dựa vào trọng lượng mà tiến hành quy đổi rất dễ dàng.

Ví dụ, bảng Anh lúc bấy giờ là một đồng tiền vàng nặng 113 grains (tương đương 7,3 gam), đô la Mỹ lúc bấy giờ là một đồng tiền vàng nặng 23,2 grains (tương đương 1,5 gam).

Khi quy đổi thì một bảng Anh đổi được 4,866 đô la Mỹ.

Và tỷ lệ giá trị vàng :

bạc được ấn định là 1 :

16 (Quốc hội Mỹ có nghị quyết quy định tỷ lệ này năm 1837).

Trong thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia đã thông qua tiêu chuẩn vàng.

Qua đó, việc quy đổi giữa các đồng tiền trở nên dễ dàng.

Tỷ giá quy đổi lúc bấy giờ là một bảng Anh tương đương 4,8666 đô la Mỹ; 5,25 đô la Canada; 12,10 guildersherlands; 26,28 francs Pháp; 20,43 marks Đức; 24,02 krones Áo – Hung.

Tiêu chuẩn vàng đó chỉ bị đình chỉ vào năm 1914 khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ.

Mặc dù các nước Á Đông không có tham gia tiêu chuẩn vàng, nhưng bạc nén là bạc thật, nên cũng có thể quy đổi thành vàng theo tỷ lệ 16 :

Theo tỷ lệ đó thì một bảng Anh tương đương 3,114666 lượng bạc.

Bạc nén của Đại Thanh lúc bấy giờ vẫn còn tinh chất.

Chỉ đến sau chiến tranh Thanh – Nhật năm 1894, Thanh triều bại trận, phải bồi thường cho Nhật Bản 3,4 ức lượng bạc, khiến triều đình phá sản, phải vay tiền của nước ngoài để bồi thường.

Sau đó Thanh triều phát hành bạc mới có nhiều tạp chất, kém chất lượng, dẫn đến tỷ giá bảy lượng bạc mới đổi được một bảng Anh.

Do không đủ bảng Anh để đổi, Tuấn Văn cho đổi thành vàng, thu gom gần hết vàng tồn tại trên thị trường Singapore.

Nhất thời, Singapore trở nên khan hiếm vàng.

Tuấn Văn thích vàng hơn bạc, và khi chở vàng sẽ ít chiếm chỗ hơn.

Chẳng hạn một tấn vàng sẽ có giá trị tương đương với 16 tấn bạc, nhưng ít chiếm chỗ hơn và trọng lượng cũng ít hơn.

Hạm đội chỉ dừng lại ở Singapore hai ngày, sau đó lại giương buồm ra khơi, xuyên qua eo biển Malacca tiến vào Ấn Độ Dương.

Do Ấn Độ là một thuộc địa của Anh, và cũng có nhiều vàng, nên Tuấn Văn cho Hạm đội ghé vào đó đổi bảng Anh và vàng.

Sau đó Hạm đội đi vòng quanh lục địa châu Phi sang Đại Tây Dương.

Kênh đào Suez chỉ mới được khởi công, phải mười năm sau (1869) mới hoàn công, nên bắt buộc phải đi vòng quanh lục địa châu Phi.

Từ Pelew sang Anh phải đi một quãng đường khoảng 14.

000 hải lý (do nhiều nơi phải đi vòng).

Nếu đi liên tục không nghỉ, Hạm đội của Tuấn Văn phải đi trong 98 ngày.

Do phải dừng lại nhiều lần, nên phải sau 112 ngày Hạm đội mới đến được Anh quốc.

Ngày 22 tháng 10 năm Kỷ Mùi (tức ngày 16/11/1859 dương lịch), Hạm đội của Tuấn Văn cập cảng Luân Đôn, kết thúc chuyến hải hành Âu – Á kéo dài gần bốn tháng.

Do Hạm đội từng ghé nhiều thuộc địa của Anh, nên tin tức Quốc vương Pelew dẫn Hạm đội sang thăm Anh quốc đã sớm được báo cáo về Luân Đôn.

Do đây là lần đầu tiên có một vị Quốc vương Á Đông đến thăm Anh quốc, nên phía chính phủ Anh rất trọng thị.

Thủ tướng Anh quốc Tử tước Palmerston đích thân nghênh đón, cố ý phô trương để thị uy với triều đình Napoleon III bên kia eo biển.

Do kinh tế Pháp dưới triều đại Napoleon III rất phát đạt, nên người Pháp bắt đầu lên mặt với người Anh, tranh giành thị trường và thuộc địa của người Anh.

Mâu thuẫn Anh – Pháp đang ngày càng tăng.

Tử tước Palmerston đón tiếp phái đoàn của Tuấn Văn ngay từ bến cảng, và mời về nghỉ ngơi trong một cung điện ở trung tâm Luân Đôn, sau đó giao cho Huân tước John Russell, bộ trưởng Ngoại giao, phụ trách tiếp đãi.

Cuộc đón tiếp được tổ chức trọng thể, báo chí liên tục đưa tin để phô trương thanh thế, bởi đây không chỉ là một vị Quốc vương Á Đông đầu tiên đến thăm Anh quốc mà cũng là vị Quốc vương Á Đông đầu tiên đến thăm một quốc gia Âu châu, có ý nghĩa lịch sử.

Dù muốn hay không, Tuấn Văn cũng buộc phải tham gia tất cả các cuộc gặp gỡ chính thức hoặc không chính thức.

Tối hôm đó, một vị Hầu tước đến xin gặp Tuấn Văn.

Khi biết vị Hầu tước đó là người quản lý các tài sản của vương tộc, Tuấn Văn đã nhượng lại toàn bộ số hàng hóa của mình cho ông ta với giá 5 triệu bảng Anh.

Mặc dù mức giá đó gần gấp đôi giá trị hàng hóa khi ở Trung Hoa, nhưng Tuấn Văn biết rằng vương tộc Anh quốc cũng có lợi nhuận rất nhiều, chứ không phải chỉ là sự hữu nghị Anh – Pelew như ông ta nói.

Nhiều hàng hóa của khu vực Á Đông khi vận chuyển đến Âu châu, có giá cả tăng lên gấp ba, bốn lần là chuyện bình thường.

Sau đó là các cuộc gặp gỡ với giới quý tộc Anh quốc.

Mặc dù Pelew chỉ là một vương quốc nhỏ bé, nhưng dù sao Tuấn Văn cũng là một vị Quốc vương, và lại có rất nhiều, rất nhiều tiền.

Nhiều người thạo tin đã biết việc Tuấn Văn mang một lượng lớn bạc nén đến các Ngân hàng ở Anh và Pháp để đổi thành bảng Anh và vàng.

Do vậy mà Tuấn Văn rất được tôn trọng.

Thậm chí còn có nhiều quý tộc tổ chức vũ hội, để con gái của họ có cơ hội thân cận với Tuấn Văn, một vị Quốc vương vừa trẻ vừa giàu có.

Màu da không phải vấn đề, tài sản và địa vị mới là vấn đề.

Nhiều thương gia cũng tiếp cận Tuấn Văn, bởi nghe tin Tuấn Văn định đầu tư ở đây.

Tổng số 14 ức lượng bạc có giá trị tương đương 4,5 ức bảng Anh, đã được đổi thành 1 ức bảng Anh và hơn 2.

500 tấn vàng.

Số tài sản khổng lồ mà Tuấn Văn mang đến Anh quốc cũng là một lý do quan trọng để chính phủ Anh xem trọng chuyến thăm này.

Ba ngày sau khi đến Luân Đôn, Tuấn Văn có cuộc hội kiến với Nữ vương Anh quốc.

Hai vị quân vương thảo luận về sự hữu nghị Anh – Pelew.

Nữ vương Anh quốc hứa sẽ giúp Pelew cải thiện vị thế ở khu vực Á Đông.

Tuấn Văn hứa sẽ đầu tư ở Anh, và nếu cần thiết cũng có thể gửi quân đội tham gia các cuộc chiến tranh của Anh quốc ở Trung Hoa.

Hạm đội ở ngoài cảng là một minh chứng cho thực lực quân sự của Pelew.

Không một quốc gia nào khác ở khu vực Á Đông, kể cả Đại Thanh, có một Hạm đội như vậy.

Hiện tại, mâu thuẫn giữa Anh quốc và Đại Thanh đã đến mức rất nghiêm trọng.

Hiệp ước Thiên Tân mới ký kết hồi năm ngoái thì đến nay Thanh triều đã xé bỏ.

Tháng 6 năm 1859, chiến tranh lại bùng nổ.

Hạm đội Anh nã pháo vào các pháo đài ở Thiên Tân, nhưng quân đổ bộ bị đẩy lùi, buộc quân Anh phải lui về Hương Cảng.

Do Anh quốc và Trung Hoa quá xa xôi, nếu có viện quân tại chỗ thì quá tốt.

Do vậy, sự hữu nghị Anh – Pelew lại tăng thêm một bậc.

Lẽ ra đồng minh hàng đầu của Anh quốc ở Á Đông là Nhật Bản.

Nhưng đó là chuyện sau này.

Lúc này cuộc Duy Tân Minh Trị chưa diễn ra.

Nhật Bản vẫn là một quốc gia lạc hậu, và quân đội Nhật Bản vẫn là một đội quân lạc hậu.

Sau các hoạt động ngoại giao là đến các hoạt động kinh tế.

Cả Tuấn Văn và phía Anh quốc đều rất coi trọng việc này.

Thông qua việc đầu tư của Tuấn Văn ở Anh, lợi ích của song phương sẽ càng gắn kết chặt chẽ với nhau.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-vien-hanh-1-96221.html