Đông Phương Minh Nguyệt - VIỄN HÀNH (2) - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 28 : Đông Phương Minh Nguyệt - VIỄN HÀNH (2)

  Lại nói, sau các hoạt động ngoại giao, Tuấn Văn chuyển sự quan tâm đến việc đầu tư ở Anh và mua những thứ mình cần.

Sau khi hỏi thăm nhiều nơi, Tuấn Văn đã mua được ba dây chuyền sản xuất súng trường Pattern 1853 Enfield.

Những dây chuyền này là loại nhỏ, chỉ sản xuất được khoảng 10 khẩu súng mỗi ngày.

Chủ của nó muốn đầu tư những dây chuyền lớn hơn, nên đã bán lại cho Tuấn Văn với giá thị trường, đồng thời gửi vài kỹ sư hỗ trợ cho đến khi nhà máy sản xuất hoạt động bình thường.

Không phải Tuấn Văn không muốn mua loại lớn, nhưng đây là loại súng tiên tiến nhất thời bấy giờ, mua được đã là tốt lắm rồi.

Còn nếu muốn mua loại Pattern 1851 Minié lạc hậu hơn thì dễ dàng hơn nhiều.

Nhưng Tuấn Văn chỉ thích loại Pattern 1853 Enfield, bởi loại súng này tuy dài đến 1,4 mét, nhưng chỉ nặng 4,3 kilôgam, có tầm bắn hữu hiệu 1.

140 mét, tầm bắn tối đa 1.

800 mét, tốc độ bắn mặc định 3 phát mỗi phút, và còn có thể nhanh hơn nếu quen tay; trong khi loại Pattern 1851 Minié tuy chỉ dài 0,958 mét, nhưng lại nặng đến 4,8 kilôgam, có tầm bắn hữu hiệu 550 mét, tầm bắn tối đa 918 mét, tốc độ bắn 2 – 3 phát mỗi phút.

Trong chiến tranh, chỉ cần bắn xa hơn mấy trăm mét, bắn nhanh hơn một phát mỗi phút thì sẽ có ưu thế rất lớn.

Ngoài ra còn có mấy dây chuyền đạn dược và pháo đạn.

Có súng, có pháo mà không có đạn thì cũng như không.

Sản xuất súng đạn thì cần phải có thép.

Tuấn Văn nghe nói người phát minh ra quy trình Bessemer là Henry Bessemer đã thành lập công ty, nhưng hoạt động không thuận lợi lắm.

Henry Bessemer phát minh ra quy trình luyện thép Bessemer vào năm 1856.

Sau khi phát minh được công nhận, có năm nhà đầu tư xin cấp giấy phép để sản xuất theo phương pháp của ông, nhưng khi áp dụng sản xuất thực tế thì không thành công.

Henry Bessemer không thất vọng, vẫn tiếp tục các thực nghiệm, sau hai năm đã đưa ra sản phẩm mới, và lần này chất lượng không kém như các phương pháp trước.

Nhưng khi ông liên hệ đến các nhà sản xuất về sản phẩm đã được cải tiến thì luôn bị từ chối.

Cuối cùng ông tự sản xuất lấy thép của mình.

Ông dựng lên xưởng thép ở Sheffield, trên nền đất mua bằng tiền mượn của bạn ông và bắt đầu sản xuất thép.

Xưởng thép đó mới bắt đầu hoạt động, lợi nhuận chưa đáng kể.

Nghe nói ông vẫn chưa kiếm đủ tiền để hoàn trả số tiền đã mượn của người bạn.

Thế là Tuấn Văn liên hệ Bessemer, đầu tư vào công ty của ông, giữ 60% cổ phần, và yêu cầu ông chuẩn bị một dây chuyền sản xuất để mang về nước.

Ngoài ra, Tuấn Văn còn đầu tư vào rất nhiều công ty ở Anh.

Chỉ trong một tháng, hơn 50 triệu bảng Anh đã được đầu nhập vào thị trường, khiến kinh tế Anh sôi động hẳn lên.

Nên biết, một chiến hạm hạng nhất thời đó chỉ có giá chưa đến 100.

000 bảng Anh, chiếc Soái hạm của Tuấn Văn, vốn là chiến hạm lớn nhất của Pháp ở Á Đông, cũng chỉ có giá vài vạn bảng Anh.

Công ty kênh đào Suez khổng lồ chỉ có giá trị 7,61 triệu bảng Anh (thị giá những năm 1870, khi kênh đào Suez đã đi vào hoạt động, tăng lên đến 10 triệu bảng Anh).

Một hôm, Tuấn Văn nghe nói Cộng hòa Chile có đặt đóng ba chiến hạm ở Anh quốc, nhưng sau khi chiến hạm đóng xong thì gặp phải rắc rối trong nước, không có tiền để trả khoản nợ còn lại.

Ba chiến hạm đó đã kẹt lại Anh quốc một năm nay, và Công ty đóng tàu đang tìm người để bán nó.

Đó là những khu trục hạm tiên tiến nhất thời bấy giờ, có cả buồm và động cơ hơi nước, tốc độ 10 hải lý mỗi giờ.

Một chiếc tải trọng 4.

000 tấn, trang bị 8 khẩu pháo 250mm và 4 khẩu pháo 200mm.

Hai chiếc còn lại tải trọng 3.

220 tấn, trang bị 6 khẩu pháo 250mm và 4 khẩu pháo 200mm.

Nó tương đương với kiểu chiến hạm Mississippi của Hải quân Mỹ, chiếc lớn nhất trong Hạm đội mà Phó Đô đốc Matthew Perry đã mang đến Nhật Bản năm 1853 để buộc Nhật Bản mở cửa thông thương, nhưng đã được cải tiến, tốc độ nhanh hơn, hỏa lực mạnh hơn.

Sau khi thương lượng, Tuấn Văn đã trả 110.

000 bảng Anh, gồm khoản tiền còn lại và phụ phí, để mua lại ba chiến hạm đó.

Phụ phí được tính là phí bảo dưỡng trong thời gian trễ hạn hợp đồng, tức là từ khi đóng xong hồi năm ngoái cho đến giờ.

Trong thời gian ở Luân Đôn, Tuấn Văn quen biết năm vị linh mục, đồng thời là những nhà hóa học và sinh vật học.

Bọn họ vốn say mê nghiên cứu, nhưng gặp khó khăn về kinh phí, nên nhận lời mời của Tuấn Văn đến làm việc ở Pelew, với điều kiện Tuấn Văn phải đảm bảo kinh phí nghiên cứu cho bọn họ.

Cả năm người đều đưa ra những danh sách dài các thiết bị cần thiết cho việc nghiên cứu, yêu cầu Tuấn Văn mua chúng cho phòng thí nghiệm tương lại.

Chúng đều là những thiết bị tiên tiến nhất, mà bọn họ trước đây chỉ có thể mơ tưởng.

Mặc dù giá cả không rẻ, nhưng vài vạn bảng Anh đối Tuấn Văn không thành vấn đề.

Ngày 22 tháng 11 năm Kỷ Mùi (tức ngày 15/12/1859 dương lịch), Hạm đội của Tuấn Văn rời Vương quốc Anh, đi sang thăm Vương quốc Phổ.

Hạm đội giờ đây đã có thêm ba chiến hạm mới, được đặt tên là Long Phú, Mỹ Phú và Thuận Phú.

Công ty đóng tàu đã kịp trang hoàng chiến hạm Long Phú để làm Soái hạm mới.

Tuấn Văn quyết định thăm Anh và Phổ, bởi hai nước đó đều có hiềm khích với Pháp, kẻ thù chính của bọn Tuấn Văn lúc bấy giờ.

Lĩnh thổ của Vương quốc Phổ là miền bắc Đức, miền tây và miền bắc Ba Lan, một phần của Nga, Lithuania, Đan Mạch, Bỉ, Séc, Hà Lan và Thụy Sĩ ngày nay, là một quốc gia có nền kinh tế không phát triển lắm, bởi phần lớn thu nhập đều được đầu tư vào quân đội.

Xung quanh Vương quốc Phổ đều là địch quốc, nên buộc phải duy trì một lực lượng quân đội đông đảo và thiện chiến.

Triều đình Phổ cũng đón tiếp Tuấn Văn long trọng như ở Anh.

Tuấn Văn đầu tư 10 triệu bảng Anh vào một số công ty ở Phổ, trong đó có 40% cổ phần của công ty Telegraphen

- Bauanstalt von Siemens & Halske hoạt động trong ngành điện tín.

Tuấn Văn chú ý đến công ty này, bởi cái tên Siemens của nó.

Tuấn Văn ở lại Vương quốc Phổ mười ngày, tham dự mùa Giáng Sinh đầu tiên ở Âu châu, qua lễ Giáng Sinh thì khởi hành về nước.

Khoản đầu tư cuối cùng trước khi về là cho chính phủ Ai Cập vay 1,9 triệu bảng Anh, thời hạn năm năm, không lãi suất, dùng một nửa số cổ phần của chính phủ Ai Cập trong Công ty kênh đào Suez để thế chấp.

Khi nghe nói chính phủ Ai Cập đang gặp khó khăn về tài chính, Tuấn Văn lập tức quyết định khoản vay đó.

Không giống như Tuấn Văn, người Âu châu thời bấy giờ vẫn còn nghi ngờ về tính khả thi của công trình kênh đào Suez.

Khi Công ty kênh đào Suez bán cổ phần để lấy vốn đầu tư, chỉ có người Pháp mua “vì yêu nước” (công trình là nguyện vọng của Hoàng đế Napoleon I, và chủ đầu tư hiện tại là một người Pháp), trong khi cổ phần không thể bán được ở các nước khác.

Chính phủ Ai Cập cũng không bị thiệt, bởi thị giá hiện tại của Công ty kênh đào Suez là 7,61 triệu bảng Anh, họ chiếm 40% cổ phẩn, thế chấp hết 20% tương ứng với 1,9 triệu bảng Anh.

Khoản vay này lại không có lãi.

Nếu sau năm năm họ trả hết nợ thì 20% cổ phần đó vẫn là của họ.

Đường về Tuấn Văn không đi đường cũ mà vượt Đại Tây Dương đi sang Mỹ quốc.

Sau cuộc Đại khủng hoảng năm 1857, nền kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn, trong khi mâu thuẫn giữa giới tư bản miền bắc và giới nông trường chủ miền nam ngày càng trầm trọng, nguy cơ nội chiến đang lơ lửng, nên Tuấn Văn nghĩ rằng có thể mua được nhiều thứ từ Mỹ quốc với giá phải chăng.

Hạm đội của Tuấn Văn đến New York khi đang sang năm 1860.

Thành phố New York bao phủ một bầu không khí nặng nề căng thẳng.

Kinh tế đang gặp khó khăn, Mỹ quốc chỉ là tam đẳng quốc gia, kém hơn cả Tây Ban Nha, nên người Mỹ chẳng có gì để có thể kiêu ngạo.

Mọi người Mỹ đều lo âu về sự phân kỳ của hai miền nam bắc.

Cuộc bầu cử Tổng thống đang tiến hành trong sự lo lắng bất an.

Cho dù ứng cử viên của miền nam hay miền bắc đắc cử, thì phe thất cử cũng sẽ tìm cớ chống lại và quốc gia sẽ hỗn loạn, thậm chí bộc phát chiến tranh.

Mâu thuẫn giữa hai miền nam bắc là mâu thuẫn về ý thức hệ.

Miền nam phát triển kinh tế nông nghiệp, cần nô lệ làm việc trong các nông trường.

Miền bắc phát triển kinh tế tư bản, cần giải phóng nô lệ để bổ sung công nhân cho các nhà máy.

Đó là mâu thuẫn khó thể điều hòa.

Tuấn Văn không quan tâm đến tình hình ở Mỹ quốc.

Tuấn Văn chỉ quan tâm đến những thứ mình cần mua.

Để chuẩn bị cho cuộc xung đột sắp tới, người Mỹ tích cực bị chiến, bán bớt những gì không cần thiết, lấy tiền đầu tư vào những ngành công nghiệp sản xuất vật tư phục vụ chiến tranh.

Do đó, Tuấn Văn mua được rất nhiều công xưởng, nhà máy, thiết bị.

Đặc biệt, Tuấn Văn còn mua được một xưởng đóng tàu, tuy chỉ có thể đóng được thương thuyền, không đóng được chiến hạm, nhưng ít ra cũng có thể sữa chữa, bảo dưỡng chiến hạm.

Hạm đội của Tuấn Văn cũng cần phải sữa chữa, bảo dưỡng.

Chẳng lẽ mỗi lần sữa chữa lại phải đi sang Âu châu hay sao.

Không chỉ mua cả xưởng đóng tàu, những công nhân bị thất nghiệp cũng được thuê hết.

Cả nhà xưởng đều được dỡ ra, mang xuống các thương thuyền, cùng với công nhân đi về Pelew.

Còn lại 32 triệu bảng Anh, Tuấn Văn không có thời gian ở lại Mỹ quốc để khảo sát đầu tư, liền thành lập Thái Bình Dương Ngân Hàng (Pacific Bank) để phụ trách việc đầu tư và quản lý các tài sản của Tuấn Văn ở Mỹ châu.

Một chuyên gia về tài chính người Đức mà Tuấn Văn thuê từ Vương quốc Phổ được cử làm Tổng giám đốc.

Người Đức, vốn nổi tiếng về sự nghiêm cẩn và trung thực, nên Tuấn Văn tin tưởng giao việc quản lý tài chính cho họ.

Khi ghé thăm Vương quốc Phổ, Tuấn Văn đã thuê không ít người để về phục vụ cho Vương quốc.

Người Việt chỉ có thể làm ăn nhỏ, không quen với việc kinh doanh lớn, trên phạm vi quốc tế.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-vien-hanh-2-96223.html