Đông Phương Minh Nguyệt - VIẾNG THĂM” HÀNG CHÂU - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 25 : Đông Phương Minh Nguyệt - VIẾNG THĂM” HÀNG CHÂU

  Ngày rằm tháng 5 năm Kỷ Mùi (tức ngày 15/6/1859 dương lịch).

Tuấn Văn thân suất lĩnh quân đội viễn chinh.

Lục quân gồm tám đại đội bộ binh và mười tiểu đội pháo binh, tổng quân số 900 người.

Hải quân gồm ba khu trục hạm và bốn hộ vệ hạm, tổng cộng là bảy chiến hạm, tổng quân số 720 người, tổng tải trọng một vạn tấn.

Người Việt có câu :

“ba chìm bảy nổi”, còn người Hán cũng có câu :

“thất thượng bát hạ”, nên con số bảy là con số may mắn đối với những người hoạt động trên sông biển.

Tuấn Văn cho bảy chiến hạm xuất chinh chứ không phải tám.

Các tướng lĩnh gồm có Lý Ngân, Võ Đình Hiếu, Nguyễn Vân Phong, Nguyễn Trung Trực, Sandino Rodriguez, Fernando Martin và Renault Lambert.

Ngoài ra còn có một thành viên đặc biệt, bé Charles, con nuôi của Tuấn Văn, mới bốn tuổi.

Khi Hạm đội rời cảng An Phú, hướng về phương bắc, mọi người mới biết mục tiêu lần này chính là Đại Thanh.

Nhớ đến lần “viếng thăm” đảo Quỳnh Châu hồi cuối năm ngoái với thu hoạch cực kỳ phong hậu, ai nấy đều rất hứng khởi, kể cả những người Pháp và Tây Ban Nha.

Trong tâm niệm của bọn họ, Đại Thanh đồng nghĩa với lắm tiền và yếu ớt.

Hạm đội đi men theo bờ đông quần đảo Philippine về phía bắc, tốc độ ước khoảng sáu hải lý mỗi giờ, chỉ sau chín ngày hàng hành thì đến được đảo Đài Loan.

Đài Loan lúc bấy giờ là một phủ thuộc tỉnh Phúc Kiến, phân thành “tam sảnh tứ huyện” (sảnh tương đương châu, cao hơn huyện nửa cấp, kiểu như thị xã so với huyện).

Trên đảo có cả người Hán và thổ dân bản địa.

Hai cộng đồng này sống tách biệt và có thù hằn với nhau.

Những cuộc giao tranh giữa song phương diễn ra thường xuyên để tranh giành địa bàn, tài nguyên.

Người Hán sinh sống chủ yếu ở các vùng bằng phẳng ở khu vực duyên hải, còn người thổ dân bản địa sinh sống ở các vùng rừng núi sâu trong nội địa.

Vì không đủ binh lực, mục tiêu của bọn Tuấn Văn chỉ là khu vực duyên hải.

Khi thấy có một khu dân cư lớn, xem có vẻ sung túc, thì một bộ phận binh lực được cho đổ bộ lên bờ, đến “viếng thăm” những người dân ở đó.

Bọn họ tuy không giết người phóng hỏa (trừ khi bị phản kháng kịch liệt), nhưng cướp sạch mọi thứ có giá trị.

Bọn họ ghé nơi nào thì nơi đó không còn gì đáng giá.

Ngoài ra, phủ thành và các huyện thành cũng được đặc thù chiếu cố.

Tám đại đội bộ binh, mười tiểu đội pháo binh phối hợp cùng đại pháo trên các chiến hạm dễ dàng công phá những tòa thành chẳng mấy vững chắc đó.

Đảo Đài Loan nằm ở ngoài khơi, mấy năm nay Thanh triều phải chật vật đối phó với Thái Bình Thiên Quốc, nên chẳng có khả năng chiếu cố đến nơi xa xôi cách trở này.

Thành trì lâu năm không tu sửa, binh ngạch không khuyết, binh lính thiếu huấn luyện, lương thảo vũ khí thiếu thốn, .

nên thủ quân đã bị đánh bại rất dễ dàng, nhiều nơi chưa đánh đã tan.

Tài sản của nha môn, quan lại, sĩ thân, phú hào đều bị dọn sạch.

Các mục tiêu lớn thì thuộc về Tuấn Văn, còn các cửa hàng và phú gia bậc trung trở xuống được giao cho quân binh “tùy nghi xử lý”.

Trừ việc tàn sát vô cô và đốt phá nhà cửa, quân binh được tùy ý cướp đoạt mọi thứ mình thích.

Sau khi đã “viếng thăm” một vòng quanh đảo, Hạm đội lại chuyển hướng sang phía tây, rồi đi dọc theo duyên hải Phúc Kiến về phía bắc, không quên ghé thăm những nơi có thể.

Đến cuối tháng 6, Hạm đội tiến đến ngoài khơi Hàng Châu.

Nghĩ đến câu nói :

“thượng hữu thiên đường, hạ hữu Tô Hàng”, Tuấn Văn quyết định đặc thù chiếu cố Hàng Châu.

Toàn quân tổng động viên.

Ngày 24 tháng 6 năm Kỷ Mùi (tức ngày 23/7/1859 dương lịch), Hạm đội tiến vào vịnh Hàng Châu.

Sau đó, hai hộ vệ hạm được lệnh tiến vào cửa sông Tiền Đường, nã pháo vào các đồn trại của quân Thanh dọc hai bên bờ sông.

Quân Thanh bỏ đồn trại, trốn vào trong thành.

Sáng sớm ngày 25, ba đại đội được cho đổ bộ lên bờ, do Võ Đình Hiếu thống lĩnh, đi cướp phá những nhà hào phú ở ngoài thành.

Người Hàng Châu ưa chuộng phong cách kiến trúc lâm viên, mà địa giới trong thành có hạn, nên nhiều nhà hào phú buộc phải xây dựng trang viện ở ngoài thành.

Và giờ đây, bọn họ trở thành mục tiêu “chiếu cố” của bọn Võ Đình Hiếu.

Vô số tài sản bị cướp đưa lên chiến hạm.

Bọn họ chuyển vận không hết, buộc phải uy bức dân bản địa làm phu khuân vác.

Trưa hôm sau, quan Tuần phủ Chiết Giang phái 3.

000 quân ra ngoài thành trấn áp “hải tặc”.

Do nhà nhạc phụ đại nhân của quan Tuần phủ ở ngoài thành, nên ông ta phải sai quân cứu viện.

Và để đảm bảo, ông ta đã phái một lực lượng đông hơn “hải tặc” gấp mười lần, vì nghe đâu bọn “hải tặc” chỉ có khoảng 300 người.

Và số quân đó gần như là toàn bộ số quân “tinh nhuệ” của Hàng Châu Thành.

Song phương gặp nhau ở cách nhà nhạc phụ đại nhân của quan Tuần phủ không xa.

Phe “hải tặc” ít người hơn, nên phải rút chạy, bỏ lại rất nhiều tiền bạc của cải, rơi đầy khắp mặt đất.

Quân Thanh cả mừng, xông vào tranh cướp, cả viên Tổng binh cũng không sao ngăn cản được.

Thậm chí, còn có nhiều kẻ đánh nhau để tranh giành chiến lợi phẩm.

Đột nhiên, tứ phía nổ vang những tràng đạn pháo.

Tám đại đội bộ binh chia ra bao vây ba mặt, liên tiếp nã đạn vào quân Thanh.

Ở phía sau là mười tiểu đội pháo binh, liên tục nã pháo.

Lý Ngân trực tiếp dẫn quân phục kích quân Thanh.

Tiếng nổ vang trời, quân reo dậy đất, thanh thế kinh nhân.

Quân Thanh trúng đạn tử thương rất nhiều, tiếng kêu gào thê thảm vang dậy toàn trường.

Không chống cự nổi, quân Thanh buộc phải chạy về hướng không có địch quân.

Các tướng lĩnh phóng ngựa chạy trước, rồi binh lính ùn ùn chạy theo phía sau.

Lý Ngân thừa thế dốc quân đuổi theo, nã đạn vào những kẻ chậm chân.

Cắm đầu chạy được một lúc, quân Thanh chợt nhìn thấy sông Tiền Đường hiện ra trước mắt.

Cả bọn vừa mới thầm than trong lòng thì chợt nghe thấy từ ngoài sông có nhiều tiếng nổ vang, rồi hàng loạt pháo đạn trút lên đầu bọn họ.

Các chiến hạm ở ngoài sông đã chuẩn bị từ lâu, khi thấy quân Thanh chạy đến thì lập tức khai pháo.

Quân Thanh lại một phen tử thương thảm trọng.

Ngay sau đó, bọn Lý Ngân đã đuổi đến nơi, giải quyết số còn lại.

Quân Thanh bị tiêu diệt hoàn toàn.

Chỉ có vài người nhân lúc hỗn loạn chạy thoát được về thành.

Xử lý xong chiến trường, Lý Ngân liền báo tin chiến thắng cho Tuấn Văn biết.

Sau đó, các chiến hạm đều tiến vào sông Tiền Đường, đến sát Hàng Châu Thành, nã pháo vào thành tới tấp.

Nhân lúc pháo đạn hấp dẫn sự chú ý của thủ quân trong thành, Lý Ngân sai quân dùng chất nổ phá thành.

Đây là cách quân Pháp đã dùng khi tấn công Gia Định Thành, và rất hiệu quả.

Chỉ sau một lúc, bọn Lý Ngân đã phá được cửa đông, tràn vào trong thành.

Thủ quân trong thành chỉ còn lại vài trăm quân lão nhược bệnh tàn, chống cự không nổi, tranh nhau vứt bỏ vũ khí, cởi bỏ quân phục, trốn vào trong nhà dân chúng lánh nạn.

Lý Ngân thân dẫn hai đại đội xông thẳng đến Tuần phủ Nha môn, sai bốn đại đội đến khống chế các cổng thành, và sai hai đại đội đi chiếm lĩnh các nha môn, quan thự khác.

Tuần phủ Chiết Giang, Tri phủ Hàng Châu, cùng nhiều quan lại trong thành định bỏ trốn, nhưng không kịp, đa số bị bắt.

Chỉ một số ít học theo binh lính, cởi bỏ quan phục, mặc đồ dân thường, ẩn náu trong dân chúng, nên mới thoát nạn.

Bọn Lý Ngân không biết mặt các quan lại ở đây, nên chỉ nhìn y phục để phân biệt.

Tiếp theo đó là đến việc dọn sạch của cải trong thành.

Theo thông lệ, tài sản của các nha môn, quan lại, sĩ thân, đại hào phú và đại thương gia sẽ thuộc về Tuấn Văn.

Số còn lại thuộc về quân binh.

Hàng Châu nổi tiếng là nơi phú túc, vật sản phong phú, của cải vô số, nên việc dọn sạch của cải ở đây mất đến bốn ngày mới xong, trong đó có huy động đông đảo dân phu giúp đỡ.

Việc này khi quân đội các nước tây phương tấn công Đại Thanh vẫn luôn làm, và khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Gia Định Thành cũng làm tương tự, nên Tuấn Văn cũng chẳng thấy có vấn đề gì.

Chỉ có điều, bọn họ không làm triệt để như Tuấn Văn mà thôi.

Mục đích của Tuấn Văn và bọn họ khác nhau.

Bọn họ cần thị trường Trung Hoa để tiêu thụ sản phẩm, còn Tuấn Văn cần làm suy yếu thực lực của Thanh triều.

Ngoài ra, Hàng Châu còn có nhiều ngành nghề thủ công nghiệp và nhiều đặc sản danh tiếng như Trương Tiểu Tuyền tiễn đao (kéo), Vương Tinh Ký phiến tử (quạt), Khổng Phượng Xuân hóa trang phẩm (đồ trang điểm), Hồ Khánh Dư Đường hoàn dược (thuốc), Mao Nguyên Xương nhãn kính (mắt kính), .

Đương nhiên còn có tơ lụa và trà.

Trà Long Tỉnh sản xuất ở Long Tỉnh trấn (ngoại thành Hàng Châu) được xem là loại trà xanh ngon nhất Trung Hoa.

Tuấn Văn không cần các thương hiệu đó, không cần thương nhân, nhưng toàn bộ thợ thủ công đều bị bắt đi theo.

Nhiều vườn trà ở Long Tỉnh cũng bị nhổ nguyên cả gốc, đưa lên chiến hạm.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-vieng-tham-hang-chau-96217.html