Đông Phương Minh Nguyệt - XƯNG ĐẾ VÀ CẢI QUỐC HIỆU - Đông Phương Minh Nguyệt

Đông Phương Minh Nguyệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 57 : Đông Phương Minh Nguyệt - XƯNG ĐẾ VÀ CẢI QUỐC HIỆU

  Đến đầu tháng 9 năm Nhâm Tuất, các xứ ở Đại Nam đã cơ bản ổn định.

Các toán loạn quân ở Bắc Kỳ số bị tiêu diệt, số bị đuổi chạy về đất Đại Thanh bên kia biên giới.

Người Hán có câu nói :

“Tử đạo hữu bất tử bần đạo”.

Gây họa cho Đại Thanh quốc phù hợp với lợi ích của Vương quốc Pelew, vì thế mà các sư đoàn viễn chinh quân dàn ra càn quét khắp các tỉnh Bắc Kỳ, cố ý đuổi loạn quân qua bên kia biên giới.

Trước đối thủ thực lực hùng hậu hơn không biết bao nhiêu mà kế, lại có đường thoát thân, các toán loạn quân ô hợp đều chọn đường rút chạy.

Đa phần các thủ lĩnh loạn quân có gốc gác người Tàu hoặc nhận được sự hậu thuẫn của các thế lực bên Tàu, nên giờ đây thế cùng lực tận đều chọn chạy về phương bắc.

Tuấn Văn tin rằng bọn họ ở bên đất Đại Thanh sẽ cảm thấy dễ sống hơn, và sẽ không dám quay về đây nữa.

Bắc Kỳ trở lại ổn định.

Sau mấy chục năm loạn lạc, hơn ai hết, người dân Bắc Kỳ rất cần hòa bình để có thể an cư lạc nghiệp.

Do đó họ không nổi dậy chống đối tân triều.

Một khi người dân làm lụng vất vả quanh năm mà vẫn đói kém thì sẽ dễ dàng nghe theo những kẻ dã tâm mà biến thành loạn dân, nổi dậy chống lại triều đình, nhưng một khi đã nhìn thấy hy vọng ở cuộc sống tương lai thì họ lại rất ôn thuận.

Ở Trung Kỳ, quân Đại Nam ở đó đã bị thiệt hại không nhẹ sau cuộc chiến tranh với liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo dài 19 tháng ở Đà Nẵng, rồi lại bị Tự Đức triệu tập về Huế hết cả, nên sau khi thành Huế thất thủ, triều đình đầu hàng, thì các tỉnh ở Trung Kỳ trở nên không hư, thiếu quân đội phòng thủ, và đã bị quân Pelew chiếm lĩnh nhanh chóng.

Ở Nam Kỳ, do vụ “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khi dân” mà dân chúng đã sớm ly tâm ly đức, rồi nhờ sự hỗ trợ của bọn Trương Định, và đặc biệt là sự hiện diện của Nguyễn Đình Chiểu, nên tân triều được dân chúng ủng hộ mạnh mẽ.

Cả giới sĩ phu cũng vậy, bởi họ đặt cả hy vọng chống tây vào tân triều.

Chỉ có điều, mọi người đều hy vọng cải quốc hiệu thành Đại Việt để chính danh.

Cả bọn Lý Ngân và các đại thần Pelew cũng nghĩ thế.

Theo bọn họ, Pelew chỉ là một xứ nhỏ bé, không xứng đáng để đại diện cho một Đế quốc hùng cường, và ngôi Hoàng đế thích hợp với Tuấn Văn hơn.

Cả quân chủ của Đại Thanh quốc, Đại Nam quốc và Nhật Bản quốc đều xưng Hoàng đế, trong khi bản quốc hùng mạnh hơn nhiều, do vậy mà Tuấn Văn không nên tiếp tục xưng vương nữa.

Xưng đế hợp với quốc thế và dân tâm.

Còn nếu xét theo các quy tắc thừa kế ở Âu châu, Tuấn Văn tiếp nhận ngôi Hoàng đế Đại Nam là hợp lệ.

Kết quả, sĩ phu Nam Kỳ gửi Vạn dân biểu, các đại thần tướng lĩnh dâng Bách quan biểu lên đề nghị Tuấn Văn đăng cơ xưng đế và cải quốc hiệu.

Sau một thời gian suy nghĩ, Tuấn Văn đã phê chuẩn việc xưng đế và đổi quốc hiệu thành Đại Việt.

Ngoài ra, Tuấn Văn chọn tên tiếng Anh là “Empire of Great Viet”, và dùng chữ “Vietian” để chỉ người Việt.

Tuấn Văn chủ động đặt tên tiếng Anh để tránh bị người Âu châu gọi là “Empire of Annam” (hoặc là “Empire de Annam” trong tiếng Pháp) và “Annamite” theo thói quen trước giờ.

Tuấn Văn rất không ưa cái tên Annam.

Điều đó cũng có nghĩa là Tuấn Văn trở thành Hoàng đế của Đế quốc Đại Việt (Emperor of Great Viet, Emper de Grande Viet, Kaiser von Groß Viet, Imperatore di Gran Viet).

Tuy nhiên, Tuấn Văn không cho phép tổ chức lễ tiết linh đình như các nghi thức đăng cơ xưng đế ở Á Đông.

Chỉ là việc đổi quốc hiệu và tước hiệu thôi, đối với Tuấn Văn và đất nước không ảnh hưởng gì nhiều.

Tuấn Văn chỉ cho tổ chức một buổi yến tiệc trọng thể, mời các danh nhân ở các tỉnh và đại sứ các nước đến tham dự.

Đất đai thuộc Đại Nam trước đây được chia thành 6 tỉnh mới.

Tỉnh Gia Định có diện tích 56.

437 kilômét vuông, nguyên là Nam Kỳ lục tỉnh, gồm 22 quận :

Tân Bình, Tân An, Tây Ninh, Tân Hòa, Kiến An, Kiến Tường, Phước Long, Phước Tuy, Tân Định, Tân Lợi, Tân Thuận, Định Viễn, Hoằng Trị, Lạc Hóa, Tuy Biên, Tân Thành, Ba Xuyên, An Biên, Long Xuyên (nguyên là huyện Long Xuyên, phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên, tức đất Cà Mau ngày nay), Kiên Giang, Phước Thắng, và Phú Thạnh.

Thủ phủ của tỉnh đương nhiên là thành Gia Định.

Tỉnh Bình Thuận có diện tích 52.

608 kilômét vuông, nguyên là hai tỉnh Khánh Hòa và Bình Thuận của Tả Trực Kỳ, cùng phần nam Tây Nguyên (nay là các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đak Lak, Dak Nông, Lâm Đồng, Bình Phước), gồm 10 quận :

Ninh Thuận, Hàm Thuận (nguyên là 2 phủ của tỉnh Bình Thuận); Diên Khánh, Ninh Hòa (nguyên là 2 phủ của tỉnh Khánh Hòa); Di Linh, Bảo Lộc, Đà Lạt, Buôn Ma Thuộc, Buôn Hồ, Dak Nông (nam Tây Nguyên).

Thủ phủ của tỉnh là thành Diên Khánh.

Tỉnh Phú Yên có diện tích 52.

981 kilômét vuông, nguyên là bốn tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam của Tả Trực Kỳ, cùng phần bắc Tây Nguyên (nay là các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum và thành phố Đà Nẵng), gồm 12 quận :

Tuy Hòa, Tuy An, Quy Nhơn, Hoài Nhơn, Quảng Ngãi, Hội An, Tam Kỳ, Hòa Vang, Pleiku, Cheo Reo, Kon Tum, An Khê.

Thủ phủ của tỉnh là thành Quy Nhơn.

Tỉnh Thuận Hóa có diện tích 71.

511 kilômét vuông, nguyên là ba tỉnh An Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh), Quảng Bình, Quảng Trị của Hữu Trực Kỳ, cùng phủ Thừa Thiên (nay là các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, cùng hai tỉnh Bolikhamsai và Khammouan của Lào), gồm 20 quận :

Phú Xuân, Phú Lộc, Phong Điền (nguyên là phủ Thừa Thiên); Hải Lăng, Cam Lộ (nguyên là 2 phủ của tỉnh Quảng Trị); Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Chính (nguyên là 3 phủ của tỉnh Quảng Bình); Đức Quang, Diễn Châu, Hà Hoa, Anh Đô, Trà Lân, Quỳ Châu, Trấn Ninh, Lâm An, Ngọc Ma, Trấn Định, Trấn Tĩnh, Lạc Biên (12 phủ của tỉnh An Tĩnh).

Thủ phủ của tỉnh là thành Phú Xuân.

Tỉnh Thăng Long có diện tích 55.

902 kilômét vuông, nguyên là vùng đông bắc và đồng bằng sông Hồng thuộc Bắc Kỳ, cùng với tỉnh Thanh Hóa của Hữu Trực Kỳ, gồm 26 quận :

Thiệu Hóa, Hà Trung, Tĩnh Gia, Thanh Đô, Trường Yên, Nho Quan (6 phủ của tỉnh Thanh Hóa); Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội, Gia Lâm, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Yên, Tiên Yên, Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Sơn.

Thủ phủ của tỉnh là thành Hà Nội.

Tỉnh Hưng Hóa có diện tích 86.

960 kilômét vuông, nguyên là vùng tây bắc Bắc Kỳ (gồm cả tỉnh Houaphan ở Lào), gồm 21 quận :

Đà Bắc, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sơn La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Luân Châu, Tuần Giáo, Lai Châu, Ninh Biên, Yên Lập, Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Bàn, Chiêu Tấn, Thủy Vĩ, Sầm Nưa, Cao Bằng, Tuyên Quang.

Thủ phủ của tỉnh là thành Cao Bằng.

Như vậy, trên quốc kỳ sẽ có thêm 6 ngôi sao đỏ nhỏ nữa, thành 13 ngôi sao đỏ nhỏ vây quanh một ngôi sao xanh lớn.

Đế quốc Đại Việt hiện có 13 tỉnh là Long An, Long Định, Long Hương, Long Giang, Long Khánh, Đài Loan, Hawai’i, Gia Định, Bình Thuận, Phú Yên, Thuận Hóa, Thăng Long, Hưng Hóa.

Tổng diện tích các tỉnh là 773.

710 kilômét vuông (chưa tính các lĩnh địa riêng của Tuấn Văn).

Sau khi chiếm lĩnh Đại Nam, dân số tăng thêm khoảng 18 triệu người.

Tổng dân số Đế quốc Đại Việt đã lên đến hơn 20 triệu người.

Do đó, Tuấn Văn đã có thể chiêu mộ một lượng lớn binh lính.

Người dân ở các tỉnh thuộc Đại Nam trước đây đa số còn rất nghèo, lưu dân cũng rất nhiều, là nguồn mộ binh lý tưởng.

Binh lính của Đế quốc được trả lương khá cao, đối với những người phải chịu đói khổ hàng ngày thì cũng là một phương sinh kế chấp nhận được.

Người Việt mang tư tưởng Á Đông, vẫn xem việc đi phu đi lính là một trách nhiệm.

Chỉ có điều, Vương quốc Pelew trước đây và Đế quốc Đại Việt hiện tại không bắt dân đi phu đi lính một cách miễn phí.

Triều đình yêu cầu người dân làm việc gì thì đều có trả lương.

Cũng chính vì vậy mà Quốc khố của Đế quốc chỉ tạm đủ chi tiêu cho dân chính sự vụ.

Đó là ảnh hưởng của thời kỳ đầu, khi mà Vương quốc Pelew thiếu lao động, phải huy động cả phụ nữ đến các công xưởng.

Các lĩnh địa riêng của Tuấn Văn cũng được tổ chức lại.

Quần đảo Pelew có diện tích 459 kilômét vuông, dân số ước 30 vạn người, là kinh đô của Đế quốc, hiện chỉ có ba thành phố là An Phú, Tân Phú, Tân Thạnh trên đảo Babeldaob, cùng hơn 20 làng nhỏ ở nhiều hòn đảo.

Lĩnh địa Alaska, Lĩnh địa British Columbia (nguyên là British Columbia mua lại của Anh), Lĩnh địa Rupert’s Land và Lĩnh địa Tây Bắc (nguyên là North Western mua lại của Anh) được hợp lại thành Lĩnh địa Vietian Columbia, có tổng diện tích khoảng 10,4 triệu kilômét vuông, nhưng dân số chỉ vài vạn.

Các quần đảo ở nam Thái Bình Dương hợp thành Lĩnh địa Nam Thái Bình Dương, với diện tích 88.

544 kilômét vuông, dân số ước 35 vạn người.

Do các đảo này nhỏ và nằm rải rác khắp nơi nên không lập tỉnh.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-dong-phuong-minh-nguyet-xung-de-va-cai-quoc-hieu-96281.html