Phía Cuối Con Đường - Q.1 - Chương 14 - Phía Cuối Con Đường

Phía Cuối Con Đường

Tác giả : Chưa rõ
Chương 14 : Phía Cuối Con Đường - Q.1 - Chương 14

Say xỉn là lí do ngớ ngẩn và trẻ con nhất Đan có thể nghĩ ra để dễ nói chuyện với Nam Phong về nụ hôn bất bình thường tối hôm qua.

Cứ nhìn biểu cảm thản nhiên lúc anh nghe lời giải thích như phim đó, đủ biết anh cũng đồng tình với ý kiến đó của cô, anh ngây ra khoảng năm giây nhìn chằm chằm vào khuôn mặt đỏ ửng đối diện rồi bật cười, khiến vài thực khách của quán ăn phải quay lại nhìn hiếu kì.

-Em nghĩ là anh để ý chuyện hôm qua à?

-Em chỉ muốn giải thích.

-Cô lí nhí.

-Anh không phải thuộc týp lãng mạn nên anh sẽ coi đó là hành động trong phút bốc đồng.

Nam Phong nói ngắn gọn nhưng mang đủ ý tứ mà Đan cần nghe.

Nét mặt anh cũng khá nghiêm túc khi nói như vậy nên khiến cô cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Cô khẽ mỉm cười, môi mấp máy định nói điều gì đó nhưng rồi lại thôi.

Vừa kịp lúc cô bé phục vụ mang bữa sáng tới, Đan bỗng nhiên thấy đói kinh khủng, có lẽ là đến giờ cô mới để ý đến lời rên rỉ của cái dạ dày trống rỗng chẳng có gì ngoài bia và bia suốt từ tối hôm qua.

Thực đơn do Nam Phong chọn rất đơn giản, mang đúng phong cách Châu Âu với bánh mỳ mềm ăn kèm thịt xông khói, trứng ốp-la và tất nhiên là không thể thiếu cà phê, Đan hết nhìn vào bữa sáng trên bàn lại đưa mắt nhìn Nam Phong theo kiểu thực-đơn-này-hay-đấy.

-Em ít khi ăn bánh mỳ vào buổi sáng.

-Cô nhún vai, vừa cắt bánh thành từng lát vừa nói.

-Anh quen rồi, khi còn ở nước ngoài vì ở một mình nên buổi sáng chỉ ăn bánh mỳ, hũ mứt cùng với cốc cà phê là ok.

-Danny cũng có kiểu ăn uống y chang anh.

Cắn một miếng nhỏ bánh mỳ, Đan nhíu mày.

Tuy cái nhíu mày đó diễn ra rất nhanh nhưng Nam Phong vẫn bắt được.

-Có chuyện gì à?

-Anh hỏi.

-Họ nhào bột chưa đạt, men cũng hơi quá rồi.

-Cô ngập ngừng.

Đan vội giải thích -Em cũng thường làm loại bánh mỳ này ở nhà nên khá nhạy.

Mà thôi, chắc cũng nên nhanh nhanh để còn về nữa.

Chắc chú quản gia giờ đang lo lắng lắm vì không thấy em đâu, quỷ tha ma bắt cái bữa tiệc đó đi.

-Ý em là bữa tiệc của Phan Thi?

Anh cũng nhận được lời mời.

-Miễn cưỡng đến đó thôi.

Em biết chắc An Vi chẳng chào đón gì mình.

Cuộc nói chuyện chấm dứt hoàn toàn, bữa ăn từ đó diễn ra trong im lặng cho đến tận khi kết thúc.

Rời khỏi quán ăn, Nam Phong phải quay về khách sạn để trả phòng và lấy xe nên Đan có khoảng ba mươi phút đi dạo một mình lang thang trong khu trung tâm thương mại nằm gần quán ăn.

Chủ tâm thì cô gái cũng chẳng biết là mình đi đến đâu hay muốn tìm mua thứ gì trong khu thương mại rộng lớn nườm nượp người và người này, thế nên, chỉ đi loanh quanh một vòng, ngó nghiêng qua các cửa hàng một chút Đan đã cảm thấy chán ngấy không gian ồn ã, cô đột nhiên thấy thèm được hít thở chút khí trời trong lành.

Phía sau khu thương mại có một con phố nhỏ, cũng là phố buôn bán nhưng nó tĩnh hơn so với khu thương mại vì chủ yếu toàn những kho chứa hàng, vài ba cửa tiệm đầu mối lớn thu mua quần áo secondhand và những tiệm thuốc cố truyền.

Đan tản bước chậm rãi dọc con phố, cố sức hít hà không khí trong lành đượm mùi thảo dược thơm nồng, thỉnh thoảng cô gái lại dừng lại thích thú với chiếc khăn quàng hay bộ váy lạ mắt nào đó được treo lộn xộn trước cửa tiệm quần áo.

….

When you want it the most there's no easy way out When you're ready to go and your heart's left in doubt Don't give up on your faith Love comes to those who believe it And that's the way it is … Lời bài hát “That’s the way it is” phát ra từ một cửa tiệm bán máy ảnh nằm cuối phố níu giữ bước chân thơ thẩn của cô gái.

Tuy không thuộc gout nghe của Đan nhưng chẳng hiểu sao lại thu hút cô một cách kì lạ, có lẽ là do ý nghĩa của ca từ chăng?

Hoặc, có thể là do nó không hợp với ấn tượng về sự tĩnh mịch của con phố, với tiệm thuốc bắc rất lớn nằm ngay bên cạnh.

Trong tíc tắc, khi nhìn những mẫu máy ảnh trưng bày trong tủ kính lớn, ước muốn sở hữu một trong số chúng bỗng chốc ùa đến, choáng kín đầu óc cô gái.

Điều đó thôi thúc cô đẩy cửa bước vào tiệm sau khi đứng ngắm bên ngoài một lúc lâu.

Đúng với hình ảnh cần có, không gian phía trong của tiệm gắn liền với tất tần tật những gì liên quan đến nhiếp ảnh.

Từ bức tường treo đầy khung ảnh với đủ các chủ đề, màu sắc,…đến những dãy kệ gỗ chạy dọc hai bên tường đặt các loại máy ảnh nằm xen giữa.

-Cháu cần gì?

- Người chủ, một người đàn ông đứng tuổi đáng kính đang loay hoay với đống giấy tờ, hỏi bằng giọng già nua.

-Ừm, cháu chỉ đi ngang qua và nhìn thấy tủ trưng bày…-Đan thực thà.

-Đa số khách đều vậy.

-Ông chủ mỉm cười.

-Cứ xem qua một lượt các mẫu, rồi thể nào cháu cũng muốn mang một cái về nhà cho mà xem.

-Cháu không rành lắm về máy.

-Thì cứ xem đi, nếu cần bác sẽ tư vấn miễn phí cho.

Đan cười trừ, cô tiếp tục ngắm nghía mọi thứ.

Phải nói thêm rằng, nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài của cửa tiệm này chắc chắn sẽ có không ít người đánh giá thấp quy mô của nó.

Tuy không lớn, không hào nhoáng như nơi khác nhưng cứ nhìn vào cách bài trí đồ đạc, cách sắp xếp máy ảnh theo thời kì bắt đầu từ loại máy cơ nặng trịch đến máy kĩ thuật số hiện đại nhỏ gọn, mỗi chiếc máy lại được đặt phía dưới khung ảnh tương ứng,.

đủ chứng tỏ ông chủ của nơi này phải là người sành sỏi trong nghề và có niềm đam mê rất lớn.

-Cái đó thuộc dòng Leica.

Máy cơ, hơi nặng và kén người chơi lắm.

-Vừa thoáng thấy Đan chạm vào chiếc máy đặt khuất trong góc, ông chủ nói.

-Máy Leica (*) ạ?

Nó khá nổi tiếng thì phải.

-Tất nhiên, thời buổi này khó kiếm được loại này lắm.

Nó nằm đóng bụi ở đó được một thời gian rồi, đa số khách chỉ chuộng dòng kĩ thuật số của Cannon, số người ít ỏi rành về máy thì lại ngại vì linh kiện khó tìm, rồi thì phim, ống kính,… Đủ thứ e ngại nhưng tóm lại quan trọng nhất vẫn là giá cả.

Nhấc hẳn chiếc máy lên để ngắm nghía, Đan thực sự thấy thích kiểu dáng cổ điển đầy tinh tế nhưng cũng không kém phần chắc chắn với phần thân máy rắn chắc làm từ đồng và thép nguyên khối, được bọc trong lớp vỏ da mỏng mềm mại.

-Cháu sẽ mua nó.

- Đan nói.

-Nếu xem qua thì được nhưng mua thì hơi khó đấy cô gái.

-Người chủ cười xòa như vừa nghe xong một câu nói bông đùa.

-Cháu có lẽ hợp với dòng Olympus hơn, hiện đại và rất nữ tính.

Bác có thể cho cháu xem qua vài mẫu kiểu như E450 chẳng hạn.

-Không ạ, cháu chọn mẫu này thôi.

Vốn định nêu ra thêm một vài hạn chế của chiếc Leica cổ nhưng bắt gặp nét mặt nghiêm túc, cặp mắt ánh lên vẻ kiên định của cô khách trẻ tuổi, ông chủ tiệm lại thôi.

Thay vào đó, ông lại giới thiệu rất tỉ mỉ về kĩ thuật của máy, giới thiệu một vài địa chỉ có thể tìm mua được linh kiện hay phim.

Ông cũng chẳng ngần ngại nói rõ rằng chiếc máy còn thiếu không ít chi tiết máy do trước đó đã bị người chủ cũ tháo rời rồi mới đem bán.

-Cháu có thể quay lại vào mấy hôm nữa.

Bác sẽ cố tìm đủ và lắp hoàn chỉnh cho cháu.

-Giờ không lấy ngay được ạ?

Chút nữa là cháu phải đi về rồi, cháu không phải người ở đây.

-Chà…khó nhỉ.

Trong lúc người chủ tiệm đang rối tung với những phương án giải quyết trong đầu, một người khách nữa lại bước vào.

Đan để ý quan sát vị khách vừa vào.

Một thanh niên khá điển trai, phong cách đậm chất lãng tử, mái tóc bồng bềnh rủ xuống đến cách kết hợp quần jeans bạc phếch bụi bặm với áo pull trắng trơn, không quên khoác hờ áo sơ mi sọc caro.

Anh ta vác theo chiếc ba lô to trên vai, trước cổ lủng lẳng là chiếc máy ảnh.

-Bác ạ.

- Chàng trai chào.

-May quá, mày về thật đúng lúc.

Bác đau đầu vì linh kiện của cái Leica này, mau xem xem giúp được cho bác không.

-Có người mua nó rồi ạ?

-Cái thằng, hỏi thừa.

Cô bé này hỏi mua nó.

-Ông chủ giới thiệu ngay.

-Chắc em không phải người ở đây?

Nhìn thấy giống dân du lịch lắm.

-Anh ta nhìn Đan rồi phỏng đoán.

-Vâng.

Lát em phải về rồi nên không đợi được… -Em thích nó thật à?

-Uhm, rất thích ấy chứ.

Chàng trai nhíu mày nhẹ rồi môi dãn ra thành một nụ cười.

-OK.

Vậy là đủ rồi, ghi cho anh địa chỉ, tầm ba ngày nữa anh sẽ kiếm đủ mấy cái bánh răng bị thiếu rồi chuyển máy đến cho em.

Gía cả của chiếc Leica không phải là nhỏ nhưng Đan không lo về mặt tiền bạc, cô thích nó và muốn ngay lập tức sở hữu nó.

Bản tính khó sửa của Đan, không nhiều thứ có thể thu hút được sự chú ý của cô nhưng một khi cô đã để mắt tới thứ gì thì nhất định sẽ phải sở hữu thứ đó ngay và luôn, không dành quá nhiều quan tâm đến những vấn đề khác.

Một tính cách được thừa hưởng từ gia đình, từ người bố đầy tham vọng.

Lưỡng lự đôi chút vì dự tính của chàng trai và ông chủ tiệm, cô gái định sẽ từ chối rồi yêu cầu họ hãy cứ để cô mang máy về, cô sẽ tự tìm linh kiện bổ sung sau, nhưng khi nhìn thái độ tận tâm dành cho khách hàng cũng như cách họ nâng niu món đồ, Đan không muốn làm họ cảm thấy bị hẫng.

Đôi lúc có nhiều thứ mà tiền bạc không thể mua được.

Để lại địa chỉ, một phần ba tổng số tiền phải trả cho chiếc máy để làm đảm bảo, Đan giao hẹn sẽ trả nốt hai phần ba chừng nào cô nhận được máy, tất nhiên là chất lượng của máy khi đến tay phải ở mức hoàn hảo.

Xong xuôi, cô gái cúi chào rồi bước vội.

Cô không muốn để Nam Phong phải đợi lâu.

* * * Vừa về nhà, Đan lao ngay vào phòng tắm, sau một chuyến đi xa thì ngâm mình trong bồn tắm nước nóng pha đầytinh dầu luôn là sự lựa chọn hoàn hảo.

Nước ấm và tinh dầu thấm vào từng thớ thịt, xóa tan mệt mỏi mà mấy tiếng đồng hồ ngồi trên xe gây ra.

Bước ra khỏi phòng tắm, cô gái tranh thủ vừa sấy tóc vừa kiểm tra hộp thư thoại.

Tin nhắn thứ sáu lúc 10:

30 A.

“Cô Linh Đan, mặc dù tôi đã gọi cho Danny nhưng tôi vẫn không yên tâm lắm nên gửi lại lời nhắn này, khi nào về nhận được nó, mong cô gọi điện báo cho tôi biết.

Cần chuẩn bị những gì cho bữa tiệc tối nay, tôi đã lo liệu xong xuôi, khoảng năm rưỡi chiều sẽ có người và xe đến đón.

” Tiếng trầm trầm của người quản gia lẫn trong tiếng rè rè của máy sấy tóc Đúng như Đan đã đoán, quản gia Nguyên Đình lo lắng rất nhiều về sự vắng mặt đột ngột của cô.

Hộp tin thư thoại ở nhà ngập trong tin nhắn của ông.

Sau khi nghe tin cuối cùng, cô cười khẽ lắc đầu khi tưởng tượng ra bộ dạng nóng lòng của vị quản gia tận tụy, nó làm cô nhớ lại hồi còn nhỏ khi chơi trốn tìm với ông, không tìm thấy cô chỉ khoảng mười phút cũng khiến ông trở lên hốt hoảng chạy khắp nơi tìm kiếm.

Đôi lúc, Đan cũng thắc mắc rằng tại sao ông lại phục vụ gia đình của mình chu đáo đến vậy, từ khi bắt đầu nhận thức được xung quanh, cô đã quen với hình ảnh ông cặm cụi với vườn hồng của mẹ hay tỉ mẩn với đống giấy tờ của bố.

Sau này, lớn hơn một chút, qua những câu chuyện cóp nhặt được từ đám người làm trong nhà, Đan mơ hồ biết thêm về quản gia Nguyên Đình.

Trước kia ông cũng thuộc một gia đình danh giá thân quen với ông nội, tuy nhiên, việc làm ăn gặp nhiều khó khăn gia cảnh lụn bại dần rồi cuối cùng là trắng tay khi ông chỉ vừa bước vào ngưỡng cửa đại học.

Nợ nần, thiếu thốn, chán nản vì không thể đến trường,… chàng thanh niên tên Nguyên Đình lúc đó đã nghĩ đến chuyện nhảy cầu tự tử nhưng may mắn ông nội đã kịp ngăn cản và giúp anh ta có điều kiện tiếp tục học đại học.

Lòng biết ơn khiến chàng trai từ bỏ những lời mời gọi hấp dẫn dành cho một sinh viên xuất sắc mà trở về xin vào làm quản gia.

Tất nhiên, những điều đồn đại này đều đúng gần hết, chỉ trừ nguyên nhân khiến người đàn ông này chịu gắn bó lâu đến vậy với gia đình họ Phạm, không đơn thuần là lòng biết ơn mà còn là vì bà Thùy Liên.

Họ từng là bạn học đại học, có thể nói rằng nhờ có Nguyên Đình mà cô tiểu thư Thùy Liên mới quen được với anh chàng Phạm Sơn lạnh lùng như đá.

Trước lúc chết, trong cơn hấp hối, mẹ của Đan đã nắm chặt lấy tay của vị quản gia, thều thào nói những lời nhờ cậy, bà gửi gắm con gái, gửi gắm gia đình và cả Phạm Đình cho ông, bà xin ông hãy hứa rằng sẽ thay bà để mắt đến mọi thứ.

Quản gia Nguyên Đình và nhà họ Phạm gắn kết với nhau bởi những mối dây chồng chéo ân tình, ơn nghĩa.

Tiếng chuông cửa reo vang khiến cô gái rời xa những suy nghĩ miên man.

Cô vội vã mở cửa.

-Cô Linh Đan, chúng tôi được quản gia Đình phân công đến đón cô.

- Một trong hai người thanh niên lạ mặt tự xưng.

Đan quan sát những người đứng đối diện.

Họ ăn mặc khá chỉnh tề, đồng phục áo sơ mi trắng ngắn tay có đính kèm logo của Phạm Đình ở phần ngực và phía trước mũ lưỡi trai, hướng ra phía ngoài cửa cổng, hình như còn có thêm một tài xế nữa đang đứng đợi.

Liếc nhìn đồng hồ treo tường, còn khoảng một tiếng nữa mới đến giờ mà vị quản gia đã đề cập trong tin nhắn.

-Chú Đình hẹn tôi vào lúc năm rưỡi.

Giờ mới có bốn giờ rưỡi.

-Đan thắc mắc.

-Quản gia nói là ông chủ muốn gặp cô một chút trước khi đến bữa tiệc nên cần đi sớm.

-Người thanh niên giải thích.

-Vậy à.

Ông ấy có việc gì mà lại muốn gặp tôi nhỉ?

- Cô gái lẩm bẩm.

- Được rồi, các anh đợi ở ngoài này, tôi vào thu xếp một chút sẽ ra ngay.

-Chúng tôi sẽ đợi nhưng xin cô thu xếp thật nhanh.

Ông chủ chờ lâu sẽ mắng chúng tôi.

-Tôi biết tính của bố mình mà.

Không mất nhiều thời gian đâu.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-phia-cuoi-con-duong-q1-chuong-14-234507.html