Sáp Huyết - Giao chiến (4) - Sáp Huyết

Sáp Huyết

Tác giả : Chưa rõ
Chương 358 : Sáp Huyết - Giao chiến (4)

Con mắt người đó dạo quanh, ha ha cười lớn, bộ dạng có chút cởi mở nói:


- Hi Văn huynh, nói đùa rồi, bây giờ ngài còn xưng hạ quan, thật sự cười nhạo bản quan rồi.


Người này chính là Hạ Tủng, từng là trọng thần khi Chân Tông còn tại vị, từng vào Lưỡng Phủ làm tướng.

Lúc ở tây bắc, Hạ Tủng đảm nhiệm An phủ sứ Thiểm Tây, tổng lĩnh sự vụ tây bắc.

Phạm Trọng Yêm, Hàn Kỳ tuy thanh danh lớn, vẫn là trợ thủ của người này.

Không có ông ấy, tư cách không bằng Hạ Tủng rồi.



Hạ Tủng háo sắc tham tiền, giỏi quyền lợi đấu sức.

Năm đó vốn không muốn đi vùng đất lạnh giá tây bắc, nhưng Thánh Thượng có lệnh, không thể không theo.

Sau khi Hạ Tủng tới tây bắc vẫn tầm hoan tác lạc, ngoại trừ treo giải thưởng năm trăm vạn xâu tiền lấy đầu của Nguyên Hạo ra, sau đó bị Nguyên Hạo dùng hai xâu tiền châm chọc lại, không làm gì nữa.



Tuy nhiên Hạ Tủng ở tây bắc ngược lại có chỗ tốt, chính là mặc cho Phạm Trọng Yêm, Hàn Kỳ làm việc, lão tuyệt không nhúng tay.



Do vậy, quân Tống tuy hai lần thua quân Hạ, nhưng dưới xử lý của Phạm Trọng Yêm ở tây bắc, việc phòng thủ biên thùy dần khởi sắc, khiến người Hạ không thể tiến công được.

Nước Hạ cầu hòa, cũng vì thấy triệu đổi hết các tướng ngoài biên thùy về, Hạ Tủng lập tức lệnh Phạm Trọng Yêm về kinh thành sớm một bước.



Mấy năm nay, tây bắt nếu luận công lao, đương nhiên Phạm Trọng Yêm lớn nhất.

Do đó Triệu Trinh kiên quyết thay đổi cải cách, có ý bảo Phạm Trọng Yêm đảm nhiệm Lưỡng Phủ, cái này đã không phải là bí mật.

Hạ Tủng tuy biết ở tây bắc đứng đầu là Phạm Trọng Yêm, nhưng sau khi về kinh,vẫn chưa định ai ở trên.

Do đó đã hạ mình chủ động tìm đến Phạm Trọng Yêm.

Lão gọi tên của Phạm Trọng Yêm, tỏ ý thân mật khắng khít, thấy Phạm Trọng Yêm mở miệng đại nhân, hạ quan, chỉ đành xưng bản quan trước.



Sau khi hai người ngồi xuống, Hạ Tủng đảo mắt, bốn vách tường thư phòng đều nghèo mà sạch, chỉ có hai ghế một bàn, một đàn, vì thế cảm thán nói:


- Nghe nói Phạm công chí công vô tư, vì nước quên nhà.

Hôm nay vừa thấy nghèo khó thế này, thật sự danh bất hư truyền.

Đúng rồi, gần đây bản quan mới tuyển được mấy ca cơ, tranh cãi ầm ĩ phiền lòng.

Phạm công không hiềm nghi, chi bằng tặng cho ngài, không biết ý Phạm công thế nào?


Nói dứt lời vuốt râu mỉm cười.



Phạm Trọng Yêm thầm nghĩ, “Hạ Tủng là đến thám thính tin đồn biến pháp.

Người này bụng đầy tâm tư, ngược lại cũng không nên đuổi đi”, mỉm cười nói:


- Hạ quan nghèo khó đã quen, có người hầu hạ ngược lại không thoải mái.

Ý tốt của Hạ đại nhân, hạ quan lòng ghi nhận.


Đồng thời chuyển đề tài, Phạm Trọng Yêm nói:


- Hạ đại nhân đêm khuya đến, nghĩ chắc không chỉ đến kiểm tra thư phòng hạ quan đơn giản vậy chứ?



Hạ Tủng cười ha hả, thầm nghĩ Phạm Trọng Yêm vô cùng thông minh, đi vòng vo với người thông minh, vậy chắc chắn là chuyện ngu xuẩn.

Lão từ tây bắc trở về, gặp biến pháp, Phạm Trọng Yêm cho rằng biến pháp là chuyện lợi nước lợi dân.

Trong mắt Hạ Tủng, biến pháp cũng là cơ hội tốt cứu vớt thanh danh.

Lão từ tây bắc trở về, tự nghĩ không có công lao cũng có khổ lao, đương nhiên không muốn bỏ qua cơ hội này.



Nhưng biến pháp ai có thể đảm đương, chỉ có Thiên Tử và Phạm Trọng Yêm bàn tính.

Hôm nay Triệu Trinh tuyên Phạm Trọng Yêm vào cung, Hạ Tủng đoán nhất định là lựa chọn nhân tài biến pháp, lúc này đêm khuya đến thăm dò.



Lúc tâm tư xoay chuyển, Hạ Tủng lại cười nói:


- Phạm công, quả thật không dấu diếm.

Bản quan biết Thiên tử kiên quyết biến pháp, mời Phạm công người kí tên đầu tiên trong văn kiện nên rất muốn ra sức hiến kế cho biến pháp.

Nghe nói ngày mai trên triều muốn biến pháp.

Phạm công và Thiên tử thân cận, không biết Thiên tử sắp xếp bản quan thế nào không?



Phạm Trọng Yêm thấy thần sắc Hạ Tủng khẩn trương, khẽ mỉm cười nói:


- Hạ đại nhân muốn ra sức cho biến pháp, thật là chuyện may mắn thiên hạ.

Quả thật không dấu diếm, Thiên tử quyết định thế nào, hạ quan cũng không biết sự tình.


Thấy Hạ Tủng tràn đầy ý thất vọng.

Phạm Trọng Yêm thầm nghĩ:


“Đang lúc biến pháp, không nên nội chiến, dù sao kết luận đã có rồi, nói trước cho Hạ Tủng cũng không sao.

Người này tuy giả dối tham danh, nhưng nếu lão ủng hộ biến pháp, dù sao cũng là chuyện tốt.



Vừa nghĩ đến đây, Phạm Trọng Yêm nói:


- Hôm nay Thiên tử từng nói, Hạ đại nhân thống lĩnh tây bắc nhiều năm, vất vả công lao càng lớn, hình như đảm nhận chức Xu mật sứ.



Hạ Tủng vừa mừng vừa lo, bỗng nhiên đứng lên nói:


- Chuyện này thật không?

Thấy Phạm Trọng Yêm mỉm cười nhìn qua, Hạ Tủng cảm thấy có chút thất lễ, chậm rãi ngồi xuống, cười ha ha nói:


- Không ngờ trở về trong kinh thành, còn có thể bắt tay lại lần nữa với Phạm công, thật là chuyện vui cuộc đời.


Lão tuy dốc sức kìm chế, nhưng vẫn khó kìm nén thần sắc đắc ý.



Hạ Tủng biết Phạm Trọng Yêm lời nói ra không nhẹ, tuy trong khẩu khí Phạm Trọng Yêm không xác định, nhưng nếu đề cập như vậy thì, vị trí Xu mật sứ đó không phải lão thì ai phù hợp hơn.



Trung thư tỉnh và Xu mật sứ Đại Tống chia ra nắm hai bên văn võ.

Xu mật sứ là quan tối cao Xu mật viện, nắm việc quân cơ quyền to.

Tuy nói Đại Tống trọng văn kinh võ, nhưng đảm đương Xu mật sứ là một vị trí cũng có thể nói là trong triều chỉ dưới Thiên tử, ngang hàng với Tể tướng.

Hạ Tủng uống viên thuốc an thần, cảm tình tốt với Phạm Trọng Yêm tăng lên.

Thầm nghĩ Phạm Trọng Yêm thăng trầm nhiều năm, nhưng gần đây rất biết hành sự.

Cho dù đối với Lã Di Giản đối thủ không đội trời chung cũng chung tay hòa thuận, sau ngày biến pháp nếu thành, người này nhất định thanh danh truyền xa, bây giờ phải cực kỳ lôi kéo.



Hạ Tủng lại cùng Phạm Trọng Yêm hàn huyên hai câu, lúc này mới mãn nguyện cáo từ bỏ đi.



Phạm Trọng Yêm ngồi dưới ánh đèn hiu quạnh, trâm ngâm một lát.

Lúc này lại mở văn án trên bàn, mài mực cầm bút, lại lần nữa hoàn thiện nội dung “mười chuyện điều trần”

Lúc sáng sớm, Phạm Trọng Yêm mới nghỉ ngơi chốc lát, đợi gà trống mới gáy, đã bỗng nhiên tỉnh lại.

Lão tuy xem nhẹ cuộc đời quan trường, nhưng lần biến pháp này, chuyện liên quan thiên hạ, trong phấn chấn trong lòng lại khó tránh pha lẫn ý lo sợ không yên.



Đi tới đi lui mấy bước, cuối cùng Phạm Trọng Yêm ngồi xuống bên cây đàn, tay đè lên dây đàn, gãy một khúc “dấn bước sương khói”

Trời hơi sáng, ngoài cửa khói sương sáng sớm tụ thành giọt sương.

Ca khúc sầu kính mang phần lạnh lẽo, mang ưu tư vang vọng không ngừng.



Khúc nhạc kết thúc rồi, Phạm Trọng Yêm thở nhẹ một tiếng, trong lòng nghĩ rằng:


“Ta vui gảy đàn, ca từ hay, nhưng đời này ít sáng tác ca từ, chỉ gảy “dấn bước sương khói” quả thật không muốn vì bỏ lỡ hành sự.

Khúc “dấn bước sương khói” vốn do Bá Kỳ con trưởng Doãn Cát Phủ trọng thần Chu Tuyên Vương sáng tác.

Bá Kỳ vốn là người con có hiếu, vô tội, vì mẹ kế gièm pha, bị cha trục xuất, biên thủy hà y chi, thái bình hoa thực chi.

Sáng sớm một ngày bước vào sương, Bá Kỳ buồn bã vô tội vì bị trục xuất, tự sáng tác khúc dấn bước vào sương khói để bài tỏ nổi lòng, sau đó nhảy xuống sông tự vẫn.

Ta Phạm Trọng Yêm vô tội số lần bị trục xuất ít hơn Bá Kỳ?

Biến pháp lần này, chủ yếu nhằm vào thay đổi người ngồi không ăn bám triều đình.

Người đắc tội phải nhiều, ngày tháng sau này, lời gièm pha chỉ sợ lớn hơn trước.

Ta tuy nói với Địch Thanh cái gì “chỉ cầu ngẩng đầu cuối đầu không thẹn, thì sợ gì bình luận thành bại?

” Nhưng trong lòng luôn lo lắng, không phải lo lắng bản thân vinh nhục được mất, mà sợ bỏ qua cơ hội ngàn năm một thuở này.

Bá tính càng khổ, giang sơn lung lay, chỉ mong chuyện biến pháp lần này thành công, cuộc đời Phạm mỗ không oán.



Thấy giời gian đã đến, Phạm Trọng Yêm vỗ áo đứng lên, rửa mặt xong, chỉnh sửa lại quan y, bước ra phủ vào cung.



Chờ tới trước điện Văn Đức, sớm có không ít văn võ bá quan đợi thiên điện, đều bàn luận, không ít người đều là mỉm cười chào hỏi, còn có do dự, lúc này nghe cung nhân cung kính nói:


- Lã tướng đến.



Quần thần hơi yên tĩnh, người vốn muốn chào hỏi Phạm Trọng Yêm đều có chút lùi lại.



Lã Di Giãn, Phạm Trọng Yêm ân oán gút mắc nhiều năm.

Tuy nói mấy năm gần đây, Phạm Trọng Yêm là được Lã Di Giản đề cử, mới tới tây bắc.

Nhưng Lã tướng suy cho cùng tính toán thế nào với biến pháp của Phạm Trọng Yêm, rất nhiều người còn xem thái độ.



Lã Di Giãn nắm giữ triều chính nhiều năm, bây giờ đã tam nhậm Lưỡng Phủ chấp chính, rất có căn cơ, không ít người tuy muốn nịnh bợ Phạm Trọng Yêm, nhưng cũng không nóng vội đắc tội Lã Di Giãn.



Lã Di Giản chậm rãi đi tới, lúc đi ngang qua bên cạnh Phạm Trọng Yêm, tạm ngừng bước nói:


- Phạm công đã lâu không gặp?


Lão vẫn luôn gọi tên của Phạm Trọng Yêm, lần này lại gọi Phạm công, ngược làm mọi người bên cạnh có chút kinh ngạc.



Phạm Trọng Yêm thi lễ nói:


- Được Lã thừa tướng vất vả hỏi, hạ quan rất khỏe.

Lã tướng phong độ vẫn như trước, thật đáng chúc mừng.


Lão tuy nói những lời nói này, lại để ý tới góc thái dương Lã Di Giản không biết lại tăng thêm bao nhiêu tóc bạc.



Lã Di Giản già rồi, dù cho là ai, dù tung hoành thiên hạ, quan trên đỉnh cao, cũng khó tránh khỏi dòng thời gian như nước.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-sap-huyet-giao-chien-4-150643.html